Chia sẻ

Tre Làng

CHIẾN LƯỢC VIỆC ĐÃ RỒI CỦA BẮC KINH

Lâm Trực
Vào năm 1988, khi Tổng thống Corazon Aquino nói rằng về mặt địa lý, Philippines gần Trường Sa hơn, Đặng Tiểu Bình đã ngay lập tức trả đòn: “Về mặt địa lý,  Philippines cũng không xa Trung Quốc bao nhiêu!”. Mặt khác, tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tại diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội năm 2010: “Trung Quốc là một nước lớn, còn các nước khác là nước nhỏ. Đó là một thực tế!”. Kiểu tuyên bó hàm hồ đó không lạ với cộng đồng quốc tế và càng không lạ đối với láng giềng của Bắc Kinh.

Vụ đối đầu với Philippines tại bãi Scarborough kéo dài từ đầu tháng Tư đến nay cho thấy chiến lược của Trung Quốc. Nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh có vẻ chưa muốn thay đổi nguyên trạng, nhưng lại tìm cách chiếm lấy các vùng biển xung quanh một cách du côn, càn quấy. Một chuyên gia nước ngoài về hải quân tại Bắc Kinh cho rằng, để che đậy cho âm mưu bẩn thỉu đó, Trung Quốc sử dụng chiến lược “đặt người khác trước việc đã rồi”. Trung Quốc không sử dụng hải quân để can thiệp vào các vụ tranh chấp, mà sử dụng các lực lượng bán quân sự hoặc đích thị là quân sự nhưng khoác áo dân sự để che mắt cộng đồng quốc tế về sự hung hăng, hiếu chiến của mình.

Theo nghiên cứu, các lực lượng này thuộc 5 cơ quan, trong đó có hai lực lượng hiện đại nhất, hay can thiệp thường xuyên vào Biển Đông nhất là lực lượng Hải giám (CMS) trực thuộc Quốc gia Hải dương cục dưới quyền Bộ Đất đai và Tài nguyên và cơ quan Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp. Ba lực lượng còn lại là hải quan, tuần duyên và an ninh hàng hải. Hiện, bốn chiếc tàu của Hải giám đang bảo vệ cho ngư dân Trung Quốc tại Scarborough, chiếc tàu tuần tra Ngư Chính 310 hiện đại nhất của Kiểm ngư cũng đang có mặt tại đó với hàm ý đe dọa nhiều hơn.

Theo tổ chức phi chính phủ International Crisis Group, việc tăng cường sử dụng các lực lượng bán quân sự và cảnh sát trong tranh chấp chủ quyền làm tăng nguy cơ đụng độ. Hải quân thường biết kìm chế hơn, trong khi các lực lượng bán quân sự thường hành động táo bạo vì ít liên quan đến hậu quả. Tuy chiến lược này giúp chính quyền trung ương có thể gián tiếp tiến công và dễ dàng rũ bỏ trách nhiệm, nhưng nhược điểm nó là khó phối hợp chỉ huy các lực lượng vẫn thường hay ganh đua với nhau.

Bên cạnh đó, các tàu cá Trung Quốc cũng được tung ra khắp nơi. Những chương trình tài trợ rộng rãi của các tỉnh duyên hải đã kích thích đội tàu hiện đại hóa, đi đánh bắt ngày càng xa hơn, đè bẹp các nước láng giềng. Việc tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 trọng tải 32.000 tấn với 600 công nhân được triển khai tại Biển Đông đã chứng minh cho nhận định này.

Trung Quốc được xem là quốc gia có thể sẵn sàng gây chiến với bất cứ láng giềng nào, dù xa hay gần bởi bản tính tham lam của dân tộc này. Nhắc đến các cuộc xung đột nghiêm trọng về lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, Le Monde của Pháp nêu ra việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và tìm cách vô hiệu hóa mọi ý định thành lập một mặt trận thống nhất ASEAN. Bởi lẽ việc thành lập mặt trận này sẽ là rào cản cho mưu đồ xâm lăng xuống phía nam của Bắc Kinh và quan trọng hơn là Biển đông là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên mà Bắc Kinh đang lên cơn vã. Thế nên người ta không lạ khi Bắc Kinh mang rào ra biển và rào đến tận cửa nhà người khác nhưng mồm lại lu loa rằng mình bị ăn hiếp. Thực tế đó gợi cho ta hình ảnh một anh Tàu khựa nằm giãy đành đạch trên đường để ăn vạ đồng thời sẵn sàng dùng dao giấu sẵn trong người để đâm chết nạn nhân.

Một chuyên gia về hải quân nhận định Bắc Kinh tìm mọi cách để giải quyết tranh chấp song phương, bác bỏ mọi khả năng đưa ra trước các định chế đa phương và luôn dựa vào cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc. Tuy phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1996, nhưng sau đó Bắc Kinh lại thông qua một đạo luật không cho công ước này “ảnh hưởng đến các quyền lịch sử của Trung Quốc”. Lạ thay, một người đàng hoàng không bao giờ làm thế.

Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu có khả năng xảy ra sự cố nghiêm trọng tại Biển Đông? Tuy cứng rắn, nhưng Bắc Kinh cũng phải thận trọng và thực dụng. Vả lại, Trung Quốc cũng không muốn xảy ra lộn xộn trước thời điểm đại hội Đảng lần thứ 18 vào tháng 10 tới.  
Mặt khác, Bắc Kinh cũng không thiểu năng trí tuệ đến mức không biết lợi thế của các nước lấng giềng. Vấn đề này lịch sử đã rõ, đặc biệt là trường hợp của Việt Nam.
Bắc Kinh chắc chắn sẽ tỏ rõ tham vọng, song đạt được tham vọng đê tiện đó hay không còn phụ thuộc vào chính nạn nhân của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog