Chia sẻ

Tre Làng

CÂY THỊ


Lâm Trực

Góc vườn, cạnh cầu ao nhà tôi, có một cây thị . Cây cao lớn xum xuê như một cây cổ thụ, bóng tỏa mát cả khoảnh vườn, xoã xuống cả mặt ao . Ông bà nội tôi trồng cây thị đã lâu, chừng nó cũng phải ba mươi tuổi. Cây thi ấy gắn liền với tuổi thơ tôi từ thuở lọt lòng và những năm tháng học trò.


Hàng năm, đến hẹn lại nên, cây thị ra hoa. Hoa thị màu vàng, có bốn cánh, nhỏ như hoa cam và rất thơm (Tôi nhớ sau này, có thầy giáo dạy tôi hay gọi dấu cộng đầu dòng là dấu hoa thị). Khi hoa đồng loạt nở, mùi thơm ngào ngạt bay khắp vùng. Bon trẻ chúng tôi, quanh quẩn cả buổi dưới gốc thị nhặt hoa rụng, kết thành chuỗi như vòng nguyệt quế, đeo lên cổ hoặc đội lên đầu lấy làm thích thú lắm. Hoa thị có sắc thái riêng, vì vậy dù ở cái nơi trăm hoa đua nở, bên cạnh những hoa bưởi, hoa cam hoa mận hoa mơ…, mà hoa thị vẫn không lẫn vào đâu được.


Rồi cây thị kết trái. Quả thị tròn, hơi dẹt, lúc đầu chỉ bé bằng đầu ngón tay. Lúc chín quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng , mùi thơm nhè nhẹ lan xa. Lũ chào mào đánh hơi thấy mùi quả chín từ đâu bay về hàng đàn đậu đen cả cành thị, rồi cứ quả nào chín nhất, ngon nhất, chúng ăn . Vừa ăn vừa tranh cãi nhau chí chóe. Nhiều quả chúng chỉ ăn dở rồi bị rụng xuống đất vẫn sực mùi thơm .

Mấy anh em tôi, tranh cướp với lũ chào mào. Hễ thấy quả chín , chúng tôi lại trèo lên cây thị để vin cành hái quả. Có lần bắt gặp ông tôi nhẹ nhàng bảo” Cháu xuống đi, từ từ thôi nhé” Rồi sau khi tôi xuống đất, ông tôi ôn tồn bảo : “ Này cháu, chơi dao thì phải đứt tay,Trèo cây thì phải ngã què, cháu chớ có trèo cây nữa đấy”. Cẩn thận hơn, ông còn lấy cành tre, cành hóp rào quanh gốc thị. Ông tôi sợ chúng tôi ngã thì khổ. Đã nhiều đứa trẻ như chúng tôi ngã què vì trèo cây rồi mà. Lời ông dạy suốt đời tôi vẫn nhớ .

Quả thị anh em tôi hái được, có quả to bằng cái bát ăn cơm. Chúng tôi tết dây đay kiểu đan lưới thành một cái rọ để đựng quả thị,. Đi đâu cũng xách đi theo. Buổi tối tôi treo cái rọ thị ở đầu giường trước khi đi ngủ. Cả đêm hôm ấy, trong nhà được ướp hương.

Đến tuổi học trò, tôi lại bắt gặp cậy thi trong cổ tích Tấm Cám, giữa trang sách thơm nức mùi giấy mới .
“Thị ơi thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.”
Tôi thêm yêu cây thị hơn, yêu cả chị Tấm, yêu cái tốt cái đẹp chân chất của con người quê tôi.
Khi lớn lên, rời quê nhà đi lập nghiệp, cây thị vẫn theo tôi vào ký ức, đồng hành cùng tôi mọi nẻo đường.

Bây giờ,cây thị không còn nữa. Khi làm nhà ngói mới thay nhà gỗ và để trồng cấy, cây thị đã bị chặt gốc. Ông tôi giỡ cũng đã đi xa. Làng quê tôi cây thị còn lại rất hiếm. Nhiều năm trôi qua, mỗi lần về quê nhìn thấy góc vườn trống trải, tôi lại man mác buồn. Nhớ cây thị, nhớ ông nội, nhớ về một thời thơ ấu năm nào.

Giờ tôi đã trưởng thành, đọc lại Tấm Cám, tôi mởi đủ hiểu Tấm còn tàn ác, dã man hơn cả Cám. Nhưng hình ảnh cây thị và kí ức tuổi thơ của tôi vẫn không hề phai mờ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog