Chia sẻ

Tre Làng

MỘT TỤNG CA DÀNH CHO ĐÀN BÀ

Đã từng có rất nhiều áng văn thơ bay bướm, nức nở ca ngợi về đàn bà. Nào là những tạo vật kỳ diệu xinh xắn của Tạo hóa. Nào là những bông hoa vv… Ta không phản đối điều đó, chỉ muốn phát biểu thêm rằng, đó chỉ là những mặc định về bản chất của đời sống được quy định cho mỗi giới, mặc cho thơ ca nghệ thuật có nói đến hay không. Vì có lẽ đàn ông cũng là những sinh vật diệu kỳ chẳng kém. Nếu không phải như vậy, thị sự hiện diện của đàn bà chẳng còn chút ý nghĩa nào.

Đàn bà, nhất là những cô gái trong độ tuổi còn chanh cốm, thường có những ngộ nhận thái quá về đạo đức, lòng tốt, đầy ắp tâm hồn những tình cảm ủy mị cao cả. Lứa tuổi này thường rất thích đọc thơ làm làm thơ. Chỉ khi vượt qua lứa tuổi này, đàn bà mới cai sữa được thời kỳ mà ta gọi là “bốc đồng ham mê đạo đức”. Đàn ông nếu mà lợi dụng đàn bà ở lứa tuổi này bằng thơ phú, là bọn đê tiện.

Trong suy nghĩ của đàn bà, thường không có, hoặc có rất ít chỗ cho những lập luận trừu tượng, mà là những điều cụ thể. Điều đó làm đàn ông đôi lúc bực mình, và làm cho hai giới khó thông cảm nhau. Nhưng đó chẳng phải là thiếu sót, mà có khi lại là ưu điểm của đàn bà.

Đàn bà khi qua thời tuổi trẻ, thì mối quan tâm về lòng tốt và đạo đức không hề giảm bớt, nhưng trở nên có mục tiêu cụ thể, đó là thương yêu chồng con và gia đình mình. (Trong khi đàn ông luôn đi tìm và yêu thương những điều cao xa trừu tượng và không thiết thực). Đó chính là Bản Năng Mẹ trong mọi đàn bà. Trong tuổi chanh cốm, Bản Năng Mẹ là sự “bốc đồng ham mê đạo đức”, thích những điều cao cả, hành động đẹp cao cả và làm thơ. Trong thời kỳ qua tuổi trẻ, Bản Năng Mẹ là chăm sóc thu vén cho gia đình mình. Vậy Bản Năng Mẹ có sẵn trong mỗi người đàn bà, là sự sinh nở, nuôi dưỡng và hướng về điều Thiện. Mỗi người đàn bà đều tiềm ẩn một người Mẹ. (Trong khi đàn ông thì xây dựng, phá hủy, tranh giành cướp bóc và thi nhau lập chiến công).

Đàn bà thì nuôi dưỡng và bảo toàn sự sống. Vì thế mà ta nói rằng, đàn bà thì có Nhân Tính hơn đàn ông. Đó là câu Tụng ca dành cho đàn bà.

LamTruc@

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog