Chia sẻ

Tre Làng

LÀNG CƯỜI VĂN LANG

Nguyễn Thế Yên



Sáng nay 21/11/2012, mấy anh em VNSPT chúng tôi theo áng thơ “ Tiếng cười Văn Lang còn mãi với Gạc Ma” của nhà thơ Nguyễn Đình Phúc (tạp chí Văn nghệ Đất tổ số309) tìm về làng cười Văn Lang, quê hương liệt sĩ Hán Văn Khoa, người đã cùng 63 đồng đội của mình hi sinh trong trận Trung Quốc cướp đảo Gạc Ma năm 1988. 




Ngôi nhà liệt sĩ Hán Văn Khoa, nơi anh sinh ra và lớn lên cùng 4 anh chị em trong gia đình cho tới một ngày anh mang tiếng cười quê anh ra đảo. Giờ chỉ còn khu vườn hoang, căn nhà trống, ban thơ tổ tiên và di ảnh của anh đã úa mờ.



Nhà thơ Nguyễn Đình Phúc cùng anh em trong đoàn thắp nén tâm nhang trước bàn thờ 


Đoàn ngồi nghe người anh họ của Hán Văn Khoa kể về những câu chuyện cảm động của gia đình và sự hi sinh đặc biệt của anh 


Làng cười Văn Lang còn lưu giữ những câu chuyện xung quanh một ngôi đền hàng trăm năm tuổi có tên Thượng Đẳng Thần. Đền thờ một vị tướng, con rể của vua Hùng, khi xưa trong một trận tiễu giặc qua làng đã anh dũng hi sinh.


Một trong những ngôi nhà của người dân và cũng là bên cạnh một trong rất nhiều những cây cổ đang rải rác tồn tại trong làng.


Đầm sen rộng lớn mênh mang. Mặc dù mùa đông tàn tạ đã về nhưng trong đầm vẫn rực lên nhiều những bông hoa tươi thắm.


Một loài chuối có tên là chuối trăm nải cũng đang góp mặt như những điều kỳ diệu ở nơi đây


Văn Lang không chỉ lưu giữ kho cổ tích làng cười cha truyền con nối mà còn lưu truyền bản chất cần cù, chịu thương chịu khó, thân thiện hòa đồng. Đây là hai chị em Minh Hiên và Minh Hiển (áo đỏ) người phụ nữ 35 tuổi này có hoàn cảnh vô cùng éo le.Chồng và hai con trai đã mất, hiện chị còn một đứa con, bản thân bị ung thư đã qua 3 lần phẫu thuật chỉ còn lại 1/4 dạ dày nhưng vẫn vượt lên số phận để cười. Khi gặp chúng tôi chị vẫn cùng chị gái hát tặng chúng tôi liên tục 3 bài hát như chính sức sống mãnh liệt của tiếng cười hào sảng Văn Lang, của tình người, tình quê hương gò bãi.


Tạm biệt khu nhà kỷ niệm Hán Văn Khoa. Tạm biệt những người nông dân đầu trần chân đất với những cảm nhận sâu đậm diễn ra ở một góc làng trong một thời gian rất ngắn, phần nào giúp chúng tôi hiểu hơn về những gì trong thơ Nguyễn Đình Phúc viết ở nơi "củ sắn còn dài theo mãi tiếng cười"...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog