Chia sẻ

Tre Làng

BÀN VỀ THAM VỌNG SIÊU CƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC


Trung Quốc đã tiến rất xa trong 20 năm qua, nhưng hãy còn quá sớm để tiên đoán rằng nước này sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng thần tốc và sắp trở thành siêu cường. Đối với Trung Quốc, quá trình đầy rẫy khó khăn để trở thành siêu cường chỉ mới bắt đầu.

Theo cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind (hiện là Chủ tịch Ủy ban Tình báo và An ninh của Quốc hội Anh), thành tựu trước đây của Trung Quốc không nhất thiết báo hiệu kết quả tốt đẹp tương tự trong tương lai.

Mới cách đây một thập kỷ, sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn được đánh giá là bền vững, lâu dài. Xét về khía cạnh kinh tế và ngoại giao, ảnh hưởng của Trung Quốc bây giờ đã được cảm nhận trên phạm vi toàn cầu. Xuất khẩu của châu Phi hiện đang phụ thuộc vào nhu cầu nội địa Trung Quốc. Ở Mỹ Latinh, chính sách lãi suất được xác định dựa vào phản ứng với các chính sách được đưa ra ở Bắc Kinh. Với thời gian, sức mạnh quân sự của Trung Quốc phát triển đến mức nước này có thể được công nhận là một siêu cường.

Xem ra, người ta có vẻ đã phóng đại ảnh hưởng Trung Quốc đối với các vấn đề quốc tế. Gạt sang một bên những câu hỏi liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có khiến cho thế giới vui mừng hay lo ngại, trong những thập kỷ tới, Trung Quốc khó có thể nổi lên một cách nhanh chóng như thời gian trước đây và nước này có thể trở thành một nhân tố bất định.

Vấn đề ở chỗ là nhiều chỉ dấu được sử dụng để đánh giá sự thành công của Trung Quốc dễ gây hiểu lầm. Sau khi trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sự giàu có của Trung Quốc đang ngày càng được so đo với Mỹ. Nhiều nhà phân tích còn cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong vòng hai thập kỷ tới và ảnh hưởng của Bắc Kinh sẽ lấn át ảnh hưởng của Washington.

Sẽ là sai lầm nếu người ta chỉ tập trung đánh giá GDP của Trung Quốc. Vào cái ngày mà hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc làm lu mờ hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, trật tự thế giới sẽ vẫn không có sự thay đổi đột ngột.

Bất kể những tiến bộ vượt bậc, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn còn khá thấp. Năm ngoái, GDP của Trung Quốc chỉ ở mức 6.600 USD/đầu người, so với 46.400 USD bình quân đầu người của Mỹ. Con số đó làm nổi bật một điểm quan trọng là trong khi GDP của Trung Quốc đang nhanh chóng tiếp cận GDP của Mỹ, bình quân thu nhập trên đầu người của Trung Quốc còn lâu mới đuổi kịp Mỹ. Sẽ còn mất nhiều thập kỷ Trung Quốc mới có thể hiện diện toàn cầu giống như quân đội Mỹ.

Ngoài ra, trong hai thập kỷ qua, sự tăng trưởng của Trung Quốc vốn dựa vào sự phát triển về lượng - cụ thể là xây dựng thêm nhiều nhà máy mới, trong khi gia tăng sản xuất và xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu của phương Tây. Mô hình này không thể là nền tảng cho hai thập kỷ tăng trưởng sắp tới. Hàng hóa Trung Quốc có nhiều khả năng bị bão hòa tại thị trường phương Tây. Điều này có nghĩa là tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chững lại, trừ khi nền kinh tế nước này chuyển sang một giai đoạn tiên tiến hơn. Trong thời gian trước mắt, hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc cần có sự thay đổi về chất. Đầu tư vào giáo dục và dạy nghề sẽ cho phép thực hiện điều này, nhưng đó là một quá trình lâu dài và các loại thuế cần thiết để tài trợ giáo dục-đào tạo có thể hạn chế sự thịnh vượng về trung hạn.

Cuối cùng, ngay cả khi tạo ra được một làn sóng sản xuất mới, Trung Quốc bắt đầu vấp phải những vấn đề của một nước phát triển. Sự chênh lệch về trình độ kinh tế giữa các khu vực sẽ khiến cho phúc lợi trở thành một vấn đề chính trị cấp bách, dẫn đến sự can thiệp lớn hơn nữa của chính phủ.

Vấn đề này sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng, khi dân số Trung Quốc bắt đầu lão hóa và quĩ phúc lợi sẽ trở thành gánh nặng. Đến năm 2050, một phần tư dân số Trung Quốc (khoảng 330 triệu người) sẽ hơn 65 tuổi. Làm thế nào mà Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu y tế, lương hưu và chăm sóc những người già? Đây là câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời. Bất kể Trung Quốc áp dụng chính sách nào để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nói trên, có một điều chắc chắn là chính sách đó sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc đã tiến rất xa trong 20 năm qua, nhưng hãy còn quá sớm để tiên đoán rằng nước này sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng thần tốc và sắp trở thành siêu cường. Đối với Trung Quốc, quá trình đầy rẫy khó khăn để trở thành siêu cường chỉ mới bắt đầu.
LÊ CHÂN (KIẾN THỨC) / THE DIPLOMAT

7 nhận xét:

  1. nước diện tích lớn đông dân số cũng lợi nhưng cũng đầy khó khăn

    Trả lờiXóa
  2. tham vọng bá chủ thế giới là nước số 1 thế giới à.trung quốc mạnh đấy nhưng không được đâu

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc cũng còn lâu mới bằng được các nước mạnh như Mỹ, Nga.

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều người thấy một mặt của vấn đề đã nói rằng Trung Quốc thật giàu mạnh, là cường quốc, nhưng thực tế vẫn còn nhiều vùng kinh tế rất khó khăn, dân nghèo khổ lắm.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng vậy, còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành siêu cường trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  6. Đối với mình thì dù Tàu có mạnh đến đâu cũng không thể nào đạt vị trí quan trọng trên thế giới được, bởi lẽ bọn họ còn nhiều điều hành động coi thường pháp luật, bè bạn quốc tế

    Trả lờiXóa
  7. Trung Quốc là nước rộng thật đấy nhưng lại hành động ức hiếp các nước nhỏ, không có chút nào xứng đáng là người anh cả, là láng giềng hữu nghị tốt.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog