Chia sẻ

Tre Làng

AI DÁM NÓI SỰ THẬT KHI KHÔNG CÓ NGƯỜI CHỊU NGHE SỰ THẬT?



Để sự thật lên tiếng thì cần phải có sự quảng đại của người lắng nghe. Nếu nói lên sự thật mà phải chịu sự trả giá thì tất nhiên ít người dám nói. Người nói lên sự thật cần phải có dũng khí và người nghe sự thật cũng phải có dũng khí. Thiếu một trong hai, sự thật vẫn bị cầm tù.

Ngày đầu năm Quý Tỵ, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đi thăm một số gia đình trí thức tiêu biểu, trong đó có gia đình GS-TS Phan Thị Tươi – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TPHCM.

Trong buổi trò chuyện, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang hỏi ông Hoàng Thái Lai - chồng của GS-TS Phan Thị Tươi, đã về hưu, hiện là Bí thư Chi bộ khu phố 2, phường Thảo Điền (quận 2)- TPHCM: “Đồng chí bí thư có kỳ vọng gì không?”. Ông Hoàng Thái Lai trả lời: “Tôi mong mỗi cán bộ lãnh đạo làm đúng được những gì đã nói”.

Đáp lại những ý kiến của các thành viên trong gia đình GS-TS Phan Thị Tươi, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói: “Từ trước đến nay, chúng ta có “cái bệnh” rất lớn là không dám nói lên sự thật. Hôm nay nghe đồng chí bí thư chi bộ khu phố nói, tôi thấy đấy là sự thật, một sự thật ở ngay trong dân. Chắc chắn người dân đã gửi gắm rất nhiều vào đồng chí bí thư, nên hôm nay tôi mới nghe được gửi gắm của dân mong muốn mỗi cán bộ, đảng viên phải làm đúng những gì đã nói. Đây là tiếng nói của lòng dân, Đảng hiểu dân nói mới là thước đo niềm tin chính xác nhất. Nhiều cán bộ không muốn nghe sự thật và không dũng cảm nói lên sự thật là vì lợi ích cá nhân”.

Bệnh rất lớn đó là bệnh không dám nói lên sự thật. Ai cũng yêu sự thật, ghét sự dối trá. Ai cũng biết chỉ có sự thật mới làm nên giá trị thật, còn sự dối trá chỉ mang lại giá trị giả tạo. Ai cũng biết đói khát sự thật là đói khát ghê gớm nhất, đáng sợ hơn cả đói khát vật chất. Biết thế, nhưng sự thật vẫn đang thiếu vắng chung quanh ta. Thiếu vắng sự thật thì dối trá lên ngôi, dối trá hoành hành. Dối trá cũng đang là bệnh lớn, bệnh kinh niên, bệnh nan y trong xã hội.

Nhưng vì sao “không dám nói” lên sự thật mới là điều đáng bàn. Suy nghĩ sâu sắc để tìm ra chân giá trị của sự thật đã khó, nói lên được sự thật đôi khi còn khó hơn. Có những sự thật không cần suy nghĩ nhiều, nó sờ sờ trước mắt, nhưng cũng không dễ gì nói được. Tìm và nói lên sự thật có nhiều cách, phản biện xã hội, trình bày chính kiến, tranh luận công khai là những cách tốt nhất. Sự thật chỉ tồn tại trong môi trường dân chủ, tự do và minh bạch. Bóng tối là đất sống của dối trá. Chỉ thẳng ra sự dối trá cũng chính là nói lên sự thật, nhưng chưa có nhiều người dám vạch mặt, chỉ tên sự dối trá. Vì sao vậy?

Bởi vì, để sự thật lên tiếng thì cần phải có sự quảng đại của người lắng nghe. Nếu nói lên sự thật mà phải chịu sự trả giá thì tất nhiên ít người dám nói. Người nói lên sự thật cần phải có dũng khí và người nghe sự thật cũng phải có dũng khí. Thiếu một trong hai, sự thật vẫn bị cầm tù.
LÊ THANH PHONG (LAO ĐỘNG ONLINE)

10 nhận xét:

  1. Sự thật thì vẫn là sự thật có muốn dù muốn hay không thì vẫn phải nói ra chứ!

    Trả lờiXóa
  2. Đen Đủi19:31 19/2/13

    Nói ra thì cũng có giúp ích được gì đâu hả bạn,thôi thì không nói đỡ mất công

    Trả lờiXóa
  3. Sự thật mất lòng mà. Nhưng ta vẫn phải chấp nhận thôi

    Trả lờiXóa
  4. Dù sao vẫn phải nói sự thật ra thôi. Phải biết chấp nhận

    Trả lờiXóa
  5. đôi khi trong nhiều trường hợp, lời nói dối lại mang đến cho người ta lợi ích hơn là sự thật.

    Trả lờiXóa
  6. sự thật thì mất lòng, nó luôn khó chấp nhận.

    Trả lờiXóa
  7. ai dám nói sự thật? nếu không sợ Sự Thật quay ra cắn mình thì mình phải mạnh hơn nó.

    Trả lờiXóa
  8. bài viết của Lê Thanh Phong thật là xác đáng! đây một bài học, một lời nhắc nhở đối với mỗi người chúng ta.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi thật sự khâm phục ông bí thư Lai, lời ông nói chỉ gỏn gọn vài từ nhưng đúng là lời vàng ý ngọc.

    Trả lờiXóa
  10. Bài viết này thật hay và ý nghĩa. Đôi lúc nói dối cũng tốt.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog