Chia sẻ

Tre Làng

CÁC BÁC CÓ RUNG ĐỘNG KHÔNG?

Những tuyệt tác này là một câu chuyện về cuộc đời!

Giống như những người điên, lang thang không áo quần, xin ăn khi đến bữa, ngủ trên một manh chiếu ở một góc cầu Long Biên….đó là vài nét về cuộc sống của chị Lê Thị Mùi, sinh năm 1965, và con trai chị 5 tuổi, tên là Phả. Cha bé Phả đã chết vì ma túy và bệnh AIDS từ ba năm trước, mẹ con chị Mùi bị đuổi ra đường, bơ vơ không nhà cửa. Đối mặt với muôn vàn khó khăn, phải vật lộn để sống sót, nhưng hai mẹ con chị vẫn tìm ra niềm vui trong cuộc sống hiện tại và tràn ngập niềm tin vào tương lai. Những tấm ảnh rất tự nhiên và chân thực về cuộc sống của hai mẹ con chị đã được ghi lại bởi anh Justin Maxon, 24 tuổi, sinh viên nhiếp ảnh báo chí Trường đại học San Francisco. Justin bắt gặp mẹ con chị Mùi khi đang lang thang tìm đề tài chụp ảnh tại Hà Nội và bị “hút” theo, bởi quan điểm sống của hai mẹ con chị, như anh nói: “có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại”… Những tấm ảnh của anh đã được đưa lên trang web World Press Association.






__________________



















Nguồn: Trên Tathy

25 nhận xét:

  1. Trong cuộc sống còn quá nhiều hoàn cảnh để thương tâm như vậy

    Trả lờiXóa
  2. Lẩn khuất trong cuộc sống còn biết bao mảnh đời cơ cực cần được giúp đỡ như thế này

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn thấy cảnh sống bần hàn này mà không khỏi thấy xót xa trong lòng

    Trả lờiXóa
  4. ẩn nơi góc khuất chính là những mảnh đời bất hạnh như này sao

    Trả lờiXóa
  5. đúng là người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra

    Trả lờiXóa
  6. mong rằng sẽ có nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ mẹ con chị

    Trả lờiXóa
  7. nhìn nụ cười nở trên môi họ mà mình thấy đắng lòng

    Trả lờiXóa
  8. mỗi người một cảnh, chẳng ai giống ai, haiz

    Trả lờiXóa
  9. những bức ảnh thực sự xót xa

    Trả lờiXóa
  10. nơi phồn hoa đô hội vẫn đầy những cảnh đời đáng thương

    Trả lờiXóa
  11. càng nhìn họ càng thấy sống mũi mình cay cay

    Trả lờiXóa
  12. trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh như vậy ư? cần nhiều sự chung tay giúp đỡ của xã hội

    Trả lờiXóa
  13. những hình ảnh chân thực cuộc sống 2 mẹ con chị này thật đáng làm cho người ta phải rung động.

    Trả lờiXóa
  14. HN ta có bao nhiêu người có hoàn cảnh như vậy nhỉ? con số thống kê sẽ như thế nào?

    Trả lờiXóa
  15. mọi người phải làm gì đi chứ, quỹ khuyên góp đổ đi đâu hết rùi

    Trả lờiXóa
  16. hàng năm số tiền ủng hộ người nghèo không phải là con số nhỏ nhưng những hoàn cảnh ntn phải là trường hợp được quan tâm đầu tiên chứ nhỉ

    Trả lờiXóa
  17. những trường hợp như mẹ con chị vẫn còn xuất hiện trong đời sống của chúng ta.có ng còn sống trong môi trường hoan dã, nuôi con như thú vật vậy. vâng, họ bị điên nhưng những ng tỉnh còn k bằng họ.họ đã vậy còn làm họ có con.chúng ta biết nhưng chả mấy ai để tâm đến.số phận học rồi sẽ thế nào đây???

    Trả lờiXóa
  18. những bầu vú không còn sữa tiếng khóc trẻ thơ đòi mẹ thật não lòng,cuộc sống còn nhiều điều phải suy nghĩ

    Trả lờiXóa
  19. thật là cảm động, cuộc sống thực sự vẫn còn rất nhiều những mãnh đời éo le cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người.

    Trả lờiXóa
  20. hạnh phúc là những gì mà ta đang có, hãy trân trọng nó và cảm thấy vui vẻ vì điều đó.

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh22:07 1/3/13

    Những tấm ảnh trắng đen và trích đoạn tiếng Anh ở đây được Đông Tác lấy từ trang web của Hiệp hội Báo chí thế giới (WPA: World Press Association).

    For the last five years, Le Thi Mui, 42, has been living homeless on the streets of Hanoi, Vietnam, with her five-year-old child, Tran Van Pha. The father of her child was a heroin addict who died of AIDS three years ago and because of his addiction his family kick Mui and her son out of their home. Mui deals both with a mental disorder and the reality of having HIV. Even though Mui and Pha face many daily challenges, like the treat of being arrested by the police, and have very little means to survive, she and her son have an overwhelming sense of hope for the future. They are not letting their situation get them down.

    Tác giả những tấm ảnh là Justin Maxon, sinh viên nhiếp ảnh báo chí Trường đại học San Francisco, Mỹ. Người phụ nữ tên Lê Thị Mùi, sinh năm 1965, con trai chị 5 tuổi, tên Trần Văn Phả.

    Justin đã thu âm và chép lại bằng văn bản, trung thực với cách phát âm của chị: “đến khi có cháu Phả thì tôi quyết tâm nà không có tiền chồng cho, nhà chồng không cưu mang giúp đỡ, tôi cũng quyết tâm đẻ cho chồng tôi một cháu trai nữa, và tất cả đã được như ý nguyện. Thế nhưng mà nói chung nà mẹ con để dành dụm được một triệu bạc thì đi thuê nhà ở Quảng Ninh nghỉ đẻ đấy, thuê nhà thì bà cụ cũng nấy rẻ, bốn chục nghìn một tháng thôi, thế nhưng mà đến khi vừa tiền đi đẻ ở bệnh viện này, vừa tiền ăn, tiền trọ các thứ, đến được hai tháng rưỡi nà hết sạch. Anh chồng chết rồi chứ, anh chồng bố thằng Phả đấy, nghiện...”.

    Chị Mùi trông hệt như những người điên vẫn thường lang thang không áo quần. Chị cùng con trai lững thững trên cầu, cúi nhặt rác rưởi, vừa để dọn sạch lối đi, vừa tập thể dục. Đến bữa, họ đi xin ăn. Đêm tối, họ ngủ trên manh chiếu ở một góc cầu Long Biên.


    “Hàng ngày cuộc sống của hai mẹ con thì mẹ ăn thế nào cũng được, còn cháu thì có khi nà cũng phải đi xin cho cháu ăn. Cháu ăn sạch hơn mẹ một tí. Bây giờ hàng ngày đi xin thì cũng muốn dạy cho cháu một cái nễ phép, để cho cháu sau này được ngoan ngoãn hơn. Hàng ngày muốn cháu được ngoan ngoãn thì mẹ không được nói năng những câu thô tục quá để cháu tự hấp thụ vào. Mẹ cũng phải tự rèn mẹ để cho con nó học tập thôi chứ còn không bắt buộc cháu điều gì cả. Cháu rất yêu và quí mẹ”.

    Trả lờiXóa
  22. Nặc danh23:45 1/3/13

    Mẹ con chị Mùi đã làm tôi thay đổi

    Justin Maxon đến VN cách đây ba tháng bằng số tiền tiết kiệm được sau khi thực hiện một số dự án ảnh ở quê nhà về người vô gia cư và cuộc sống ở New Orleans một năm sau cơn bão Katrina. Anh còn là thành viên của photoworld.com.vn, một website nhiếp ảnh qui tụ nhiều phóng viên ảnh VN dưới cái tên MadMax (tức Max “điên”).

    Max, 24 tuổi, kể: “Tôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con.

    Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này”.

    Max đã chụp ảnh mẹ con chị Mùi trong cuộc sống hằng ngày, những tấm ảnh chân thực, tự nhiên và tình cảm, đúng như những gì anh cảm thấy. Max đi theo hai mẹ con từ sáng tới đêm trong mười ngày đầu tiên. Trong những ngày đó, luôn có một đám đông đi theo anh, người tò mò, người chê cười, người dọa nạt anh không được ghi lại “hình ảnh xấu của VN”, người can ngăn anh vì cho đó là một việc vô tích sự.

    Max cảm thấy khó khăn khi mình và mẹ con chị Mùi bị bao vây hằng ngày như vậy. Anh giả vờ lảng đi, rồi quay lại với mẹ con chị Mùi cứ ba ngày một lần để hoàn thành những tấm ảnh cuối cùng trong dự án. Cứ như vậy sau ba tuần, 24 bức ảnh đẹp nhất về cuộc sống hằng ngày của mẹ con chị Mùi ra đời.

    Tạm biệt chị Mùi và bé Phả, Max “điên” vào Quảng Trị, Đà Nẵng để chụp ảnh về những nạn nhân bị nghi nhiễm chất độc da cam. Sau ba tuần cùng sống, cùng ăn, cùng ở với một gia đình ở Đông Hà, Quảng Trị, Max đã hoàn tất dự án ảnh thứ hai ở VN. Trước khi lên đường về Mỹ, Max nói: “Tôi sẽ tìm cách quay trở lại đây trong khoảng một năm tới, sau khi tốt nghiệp”.

    Justin Maxon bắt đầu làm quen với nghề báo từ năm 14 tuổi. Nhưng anh chỉ thật sự bắt đầu với ảnh báo chí hơn một năm qua và đã kịp thực hiện tổng cộng sáu dự án nhiếp ảnh hướng tới những số phận hẩm hiu, bé nhỏ của xã hội. Max theo đuổi nghề báo với lý tưởng nghề nghiệp, cho rằng công việc anh đang làm sẽ góp phần đem lại những đổi thay tích cực, hoặc chí ít cũng giúp được một ai đó.

    Anh nói: “Tất cả đề tài của tôi đều có tâm hồn và trái tim tôi trong đó. Những chủ thể mà tôi chụp là một phần của cá nhân tôi. Trong hầu hết các dự án, tôi gắng bỏ ra càng nhiều thời gian càng tốt, từ vài tuần cho tới nửa năm. Đó là một việc cần thiết để có được sự thật về chủ thể qua cái nhìn trung thực và khách quan nhất”.

    UYÊN LY - TTO, WPA


    Link đây . Các bác vào xem thì cũng thấy một số bức ảnh có tên là "Ngồi thiền", chị ấy thiền ạ, chứ không phải chỉ ngồi đọc báo thôi đâu các bác.

    Trả lờiXóa
  23. Nặc danh21:27 14/9/13

    Ảnh đẹp kinh khủng, nhưng cuộc sống của những niềm hy vọng ấy mới đáng khâm phục. Thằng bé sàn sàn tuổi con mình. Chẳng biết nói gì nữa...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog