Chia sẻ

Tre Làng

CHUYỆN BUỒN NHÀ HỌ DƯƠNG


VỤ ÔNG DƯƠNG CHÍ DŨNG - LỤY MỘT CHỮ TÌNH

“Pháp luật không dung tha cho những hành vi phạm tội, kể cả việc họ vì người thân, ruột thịt. Tuy nhiên, với những vụ án kiểu này, cơ quan tố tụng sẽ cân nhắc sao cho thấu lý, đạt tình” - thẩm phán Nguyễn Xuân Văn, Phó Chánh toà hình sự, TAND TP Hà Nội, nói.

Câu chuyện bi kịch gia đình cựu Cục trưởng Hàng Hải - Dương Chí Dũng vẫn còn nóng nguyên tính thời sự, khi cuối tuần trước Cơ quan ANĐT Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đại tá Dương Tự Trọng – em trai ông Dũng.Như Tiền Phong đã thông tin, ngày 22-2, đại tá Dương Tự Trọng (nguyên Cục phó Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về TTXH, Bộ Công an, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng) bị bắt tạm giam về hành vi tổ chức giúp anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Điều đáng nói, từ những sai phạm của Dương Chí Dũng, đã kéo theo 6 cán bộ trong ngành công an - là những người thân, chiến hữu ruột thịt của ông Dũng - ông Trọng lần lượt rơi vào vòng lao lý. 

Nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận gần đây, có lẽ phải nhắc nhiều đến em trai ông Dũng, đại tá Dương Tự Trọng.

Sau hàng chục năm phấn đấu trong lực lượng vũ trang, danh tiếng lẫy lừng khi liên tiếp tham gia hoặc chỉ đạo phá án thành công nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phát lộ hàng chục đường dây giang hồ đất Cảng. 

Nhưng rồi, vì chuyện của anh trai, ông Trọng đã quay về con số không tròn trĩnh.

Trước khi rời mảnh đất Hải Phòng để nhận nhiệm vụ tại Bộ Công an, ông Dương Tự Trọng từng giữ cương vị Phó giám đốc Công an Hải Phòng, Thủ trưởng cơ quan CSĐT - Công an TP Hải Phòng. 

Con đường quan lộ đang sáng ngời, và nhiều người còn tin tưởng, với tài năng và kinh nghiệm dạn dầy, ông Trọng sẽ còn phấn đấu và cống hiến ở nhiều vị trí cao hơn nữa trong ngành công an. 

Nhưng khi anh trai bị điều tra liên quan đến những sai phạm tại Vinalines, dù là người hiểu biết pháp luật, nhưng nguyên Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng đã buộc nhúng chàm. Tất cả đều là luỵ một chữ “tình”.

CQĐT nhận định, liên quan việc giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn còn có thượng tá Vũ Tiến Sơn (cựu Phó phòng CSHS Hải Phòng) và 4 cán bộ công an Hải Phòng khác, phần lớn trong họ là những người thân tín của đại tá Dương Tự Trọng. 

Ngoài ra, do giúp ông Dũng bỏ trốn bằng những giấy tờ giả mạo, cựu cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng Đồng Xuân Phong đang phải sống chui lủi trong sự truy tìm gắt gao của cơ quan điều tra.

Cùng là câu chuyện phạm tội vì người thân, cách đây không lâu, dư luận từng xôn xao vụ án giết người, cướp tiệm vàng tại Bắc Giang, mà tên tuổi của hung thủ tràn ngập trên các trang báo: Lê Văn Luyện. 

Do chưa đủ 18 tuổi, Lê Văn Luyện đã thoát mức án cao nhất, sát thủ này có 18 năm trong trại giam để suy ngẫm về hành vi của mình. Nhưng, điều đáng nói hơn, Luyện không thụ án một mình. 

Hung thủ kéo theo 5 người thân, trong đó có cả cha đẻ cùng những người ruột thịt vào vòng lao lý với các tội danh: Không tố giác, Che giấu tội phạm...

“Sẽ đặt chữ tình khi lượng hình” 

Trong hệ thống pháp luật, về căn bản bất cứ hành vi phạm tội nào sẽ bị xử lý theo tính chất, mức độ của hành vi. Tuy nhiên, câu chuyện “phạm tội vì người thân” lại có chút ngoại lệ. 

Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn (Phó chánh Toà Hình sự - TAND TP Hà Nội) phân tích, pháp luật không cho phép nương tay đối với những người phạm tội. 

Tuy vậy, nếu đó là những trường hợp người ruột thịt, máu mủ, hoặc vợ chồng, các nhà làm luật sẽ cân nhắc tới chữ “tình” trong đó.

“Người chồng bị bắt về hành vi phạm tội nào đó, thật khó khi cứ ép buộc người vợ phải biết chồng mình phạm tội, và phải tố giác tới cơ quan pháp luật. Trong quan hệ vợ chồng, ngoài việc tuân thủ những quy định chung của luật pháp, họ còn bị sự điều chỉnh của đạo đức xã hội, đạo làm vợ, làm chồng” – thẩm phán Văn dẫn chứng.

Cũng theo thẩm phán Văn, đơn cử như Tội không tố giác tội phạm, chính vì có sự cân nhắc về chữ “tình”, pháp luật chỉ buộc những người thân, như ông bà, bố mẹ, vợ chồng... phải chịu trách nhiệm hình sự khi thân nhân của họ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng.

Bàn về những hành vi đặc thù này, theo luật sư Hà Đăng (Đoàn luật sư Hà Nội), về cơ bản, pháp luật sẽ xem xét “có mức độ” đối với những hành vi phạm tội vì người thân. Tuy vậy, khi lượng hình, điều quan trọng là phải làm rõ được động cơ, mục đích phạm tội.

“Có nhiều trường hợp, thân nhân kẻ phạm tội che giấu hoặc không tố giác tội phạm, cũng chính là che giấu tội phạm của chính mình, nhằm che đậy một hành vi phạm tội khác. Hoặc, nếu cố tình che giấu, để người thân tiếp tục có điều kiện đi phạm tội mới, hay cản trở cơ quan điều tra phá án thì cần xem xét, xử lý nghiêm minh” – luật sư Đăng nói thêm.

Theo Bảo Thắng
Tiền phong


ĐIỀU ĐAU ĐỚN NHẤT
 ĐỐI VỚI ĐẠI TÁ DƯƠNG TỰ TRỌNG

Con đường và cái kết sự nghiệp của Dương Tự Trọng gần giống "lịch trình" của một người được mệnh danh là "Phượng hoàng trên đường phố", nhờ chiến tích săn bắt cướp huyền thoại của mình. Đó là nguyên anh hùng lực lượng vũ trang, cựu Trưởng phòng cảnh sát hình sự CA TP.HCM, thượng tá Dương Minh Ngọc.
Đại tá Dương Tự Trọng
Cái tin đại tá Dương Tự Trọng bị bắt, mà lại bị bắt vì tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn, có thể không làm những người thạo tin ngạc nhiên. 

Nhưng không ít người biết ông Trọng và nhiều đồng nghiệp cảm thấy một một nỗi buồn, hơn là một sự hoan hỉ. Phần lớn sự hoan hỉ sẽ đến từ các đại ca giang hồ đất Cảng khét tiếng hiện tại hoặc khét tiếng một thời. 

Từ lâu, đội cảnh sát hình sự - săn bắt cướp anh hùng lực lượng vũ trang H88 đã trở thành huyền thoại của công an Hải Phòng. Bên cạnh những cái tên lãnh đạo đội là nỗi khiếp đảm của dân số má, như thượng tá Nguyễn Trọng Lộ, thượng tá Nguyễn Trường Tam, có công không nhỏ của một trong những đội trưởng gan góc và sắc bén: Dương Tự Trọng.

Theo nhiều người trong nghề, trong 10-15 năm trở lại đây, nhiều chuyên án hình sự lớn nhất của Tổng cục cảnh sát, ngay cả chuyên án Năm Cam, đều có sự góp mặt của đại tá Dương Tự Trọng, khi thì là tham mưu, khi thì tham gia trực tiếp.

Con đường và cái kết sự nghiệp của Dương Tự Trọng gần giống "lịch trình" của một người được mệnh danh là "Phượng hoàng trên đường phố", nhờ chiến tích săn bắt cướp huyền thoại của mình. Đó là nguyên anh hùng lực lượng vũ trang, cựu Trưởng phòng cảnh sát hình sự CA TP.HCM, thượng tá Dương Minh Ngọc.

Từ người hùng, người cảnh sát thần tượng của thế hệ trẻ một thời Dương Minh Ngọc, vì không chiến thắng nổi cạm bẫy tiền bạc của ông trùm Năm Cam, đã trở thành tội đồ.

Có một sự trùng hợp cay đắng: Hai người đều là chỉ huy cảnh sát hình sự, đều mang họ Dương. Hai ông cũng có những cái tên rất đẹp: Minh Ngọc (ngọc sáng) và Tự Trọng.

Chắc hẳn, khi con chào đời, các bậc sinh thành cũng muốn gửi gắm, kì vọng thật nhiều vào cái tên đó. Tiếc rằng, ở phần bên kia của cuộc đời, cả hai đều tự phá đổ đi kỳ vọng và thành tựu bao nhiêu năm mới xây được ấy.

Nếu như Dương Minh Ngọc ngã ngựa vì ma trận tiền tài, thì Dương Tự Trọng lại ngã ngựa vì tình máu mủ. Vẫn biết ruột rà là cửa ải khó vượt qua nhất, nhưng người ngoài không thể không cảm thấy tiếc cho ông Trọng.

Một người không gục ngã trước tội phạm khét tiếng, lại gục ngã vì yếu lòng. Người vận động được nhiều tội phạm khét tiếng ra đầu thú, lại vạch kế hoạch chạy trốn cho chính anh trai mình. 

Nếu ông Dũng chạy trốn trót lọt thì đại tá Trọng có thể nhẹ lòng với tư cách một đứa em, nhưng ông cũng sẽ đánh mất tất cả lòng Tự Trọng đối với sự nghiệp mà cả bố ông, đại tá công an Dương Khắc Thụ, và ông theo đuổi. Dương Chí Dũng trốn thoát, vụ án gây thất thoát nhiều ngàn tỉ ở Vinalines sẽ gặp khó, hàng triệu người dân đóng thuế “nuôi” Vinaline sẽ phẫn nộ và mất niềm tin vào sự công minh trong định đoạt công tội. Mục đích tối cao của nghề công an là để yên dân. Ở tuổi 52, ông Trọng đi ngược lại điều đó.

Những ngày sau tuổi 52 của ông Trọng, việc phải đồng hành sau song sắt với bao nhiêu tên tội phạm mà ông đã bắt ở những năm bên kia của cuộc đời, vẫn chưa phải là kịch bản đau đớn nhất. Bố mẹ ông, đã chạm cái ngưỡng gần đất xa trời, vẫn còn phải quặn ruột về đứa con không còn nhỏ dại. Cha ông đã rất yếu, hầu như không biết gì, vẫn chưa biết cái tin động trời này. Tất cả gánh nặng nghìn cân ấy dồn lên vai người mẹ đang nuôi chồng bệnh tật.

Ông Trọng, ngoài việc đam mê sửa đồ điện tử như đúng chuyên ngành mình theo học ở ĐH Bách Khoa, còn mê làm thơ. Nhiều bài thơ của ông đã được các nhạc sĩ tên tuổi phổ nhạc. Người làm thơ thường có tâm hồn và hay trăn trở. Tôi nhớ một bài thơ ông viết rất cảm động về đấng sinh thành:

“Chỉ có mẹ thôi!
Không bỏ con, dù thế nào đi nữa
Trái tim nồng nàn, vị tha vời vợi.
Đau đáu thương con, nhẫn nhục trọn đời…”

Vì thế, cái đau đớn nhất của tất cả những người con phạm lỗi lầm như ông Trọng chính là khiến cho cha mẹ phải “nhẫn nhục trọn đời” – cho đến lúc xuôi tay, nhắm mắt.
Bùi Hải (GDVN)

18 nhận xét:

  1. 2 ông họ Dương này đều thành đạt nhưng lại sa ngã, đáng buồn

    Trả lờiXóa
  2. haiz, đứng trước người thân của mình thì thật khó lòng mà sáng suốt được

    Trả lờiXóa
  3. con hư là nỗi bất hạnh của cha mẹ, haiz

    Trả lờiXóa
  4. hy vọng thời gian ngồi tù, các ông sẽ tỉnh ngộ và làm lại

    Trả lờiXóa
  5. thế mới biết, dù là ai, có học hàm học vị cao đến đâu cũng khó lòng thoát khỏi cám dỗ cuộc đời

    Trả lờiXóa
  6. Con người của Đảng mà lại có những con người như thế này thì thật đáng buồn.

    Trả lờiXóa
  7. Gia đình họ Dương này toàn là những kẻ tham nhũng và bao biện cho nhau thôi

    Trả lờiXóa
  8. Đáng buồn cho 1 gia đình danh gia vọng tộc mà lại có những kẻ phá gia tri tử như vậy

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh12:19 28/2/13

    Danh gia vọng tộc gì chứ?
    Thằng con út ông Thụ tên là Linh đã can tội giết người ở nước ngoài nhưng nhờ có ông Thụ là sếp lớn nên Linh được di lý về VN rồi được... tha!!!
    Xem ý kiến ông docgia
    Vụ Dương Chí Dũng: Còn nhiều điều chưa sáng tỏ
    http://googletienlang.blogspot.com/2013/02/vu-duong-chi-dung-con-nhieu-ieu-chua.html

    Trả lờiXóa
  10. ở đâu cũng có tình người. nhưng những bao biện cho tình nghĩa để làm những việc sai trái với pháp luật thì hoàn toàn sai. cái mà chúng ta cần làm là giúp cho người thân yêu, bạn bẹ của ta sử sai chứ ko phải là trốn chánh cái sai đó.

    Trả lờiXóa
  11. đáng buồn cho một số cán bộ đã bị tha hóa nhưng cho dù đó là ai đi chăng nữa thì pháp luật và cả con người việt nam ta sẽ không thể tha thứ cho những j họ gây ra. chúng ta hãy luôn và mãi tin vào sự lãnh đạo của đảng, pháp luật của nhà nước

    Trả lờiXóa
  12. đau lòng lỗi bất hạnh cho một gia đình danh gia vọng tộc. nhưng cho dù đó là ai đi chăng nữa thì pháp luật việt nam cũng đều xét xử một cách công minh và đúng người đúng tội nhất.

    Trả lờiXóa
  13. thành công lớn trong đấu tranh phòng và chống tham nhũng của bộ công an. cho dù đó là ai đi chăng nữa sai trai sẽ đều bị chừng trị trước pháp luật

    Trả lờiXóa
  14. sự tha hóa biến chất của một số cán bộ nhưng cho dù là ai thì cũng fai chịu sự chừng phạt của pháp luật và con người việt nam ta.

    Trả lờiXóa
  15. thật sự rất buồn cho DƯƠNG TỰ TRỌNG rõ ràng hiểu biết pháp luật mà còn làm trái chung quy cũng vì chữ tình nghĩa huynh đệ

    Trả lờiXóa
  16. đứng trong hàng ngũ của đảng mà lại bị tha hóa như thế này,pháp luật nên trừng trị nghiêm minh như thế này để làm gương

    Trả lờiXóa
  17. Dù bạn là ai, bạn làm sai, bạn phải chịu tội, chịu sự trừng phạt thích đáng. Nhà nước, pháp luật càng làm nghiêm thì càng có được sự tin yêu của dân chúng cả nước

    Trả lờiXóa
  18. Tình anh em ruột thịt đã làm cho 2 người này lao vào vòng móng ngựa,thực ra ai cũng có sai lầm này sai lầm nọ,làm sai sẽ bị xử phạt thôi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog