Chia sẻ

Tre Làng

XEM XÉT ĐƯA CUỘC CHIẾN 1979 VÀO SÁCH GIÁO KHOA

- Trước ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, nhà sử học về việc cần thiết phải đưa nội dung cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 vào SGK, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết “hiện Bộ vẫn đang xem xét”. 

Trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó Trưởng ban Đề án Đổi mới Chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 Nguyễn Vinh Hiển cho biết:“Thông qua nhiều kênh khác nhau, Bộ đã được nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà sử học về việc cần đưa nội dung cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 vào SGK dạy học trò.

Tuy nhiên, Bộ chưa tập hợp được ý kiến một cách đầy đủ và “vẫn đang xem xét hết sức nghiêm túc vấn đề này. Song đề án hiện còn rất nhiều công việc quan trọng cần phải tính tới”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh HIển

“Bộ đang tích cực làm công tác chuẩn bị. Nhưng phải ổn định mới triển khai. Sau 2015 không có nghĩa là 2015 hoặc 2016 sẽ làm luôn. Có thể sẽ không triển khai đồng loạt mà nơi nào đủ điều kiện sẽ làm trước. Nơi nào chưa đủ điều kiện làm sau” – lời Thứ trưởng.

Những ngày qua, các chuyên gia giáo dục, nhà sử học đã lên tiếng về việc cần thiết đưa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đầy đủ hơn để học trò và thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.

GS.TS, Nhà giáo ưu tú Đỗ Thanh Bình đến từ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng cuộc chiến đến nay đã hơn 30 “đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích: “Lịch sử là cái khách quan, không thể quên được. Ngày nay, các bạn trẻ muốn quan tâm tới lịch sử dân tộc có nhiều công cụ phương tiện tiếp cận. Cái cần làm là cung cấp cho các bạn phương pháp khai thác, xử lí lịch sử như thế nào”.

Ông khẳng định: “Đây không phải là lúc bàn nên hay không nên đưa nội dung cuộc chiến vào SGK. Chắc chắn phải đưa vào. Đề cập với lưu lượng, định lượng và nội dung như thế nào phải bàn bạc kĩ, không thể che giấu sự thật”.

Trả lời báo Tuổi trẻ, ông Đỗ Ngọc Thống, phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), thường trực Ban biên soạn chương trình - SGK sau năm 2015 cho rằng: “Những vấn đề đang nóng, có tính thời sự, được đông đảo người dân quan tâm và đó lại là vấn đề có thể giáo dục ý thức tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ thì hoàn toàn có thể tính đến việc đưa vào SGK. Nhưng đưa như thế nào, liều lượng ra sao thì cần phải nghiên cứu, cân nhắc thận trọng”.
Văn Chung

5 nhận xét:

  1. sgk lịch sử của chúng ta vẫn còn mang tính chất cổ vũ nhiều quá, che giấu 1 số sự kiện và sự mất mát trong chiến tranh, như vậy thì sao có thể truyền đc lòng yêu nước, sự đau thương cho những mất mát trong quá khứ cho học sinh. chúng ta nên học tập ng nhật, giáo dục những cho những khó khăn, đau khổ để từ đó tạo nghị lực cho học sinh ngay từ nhỏ chứ phải mãi trông cậy vào rừng vàng biển bạc.theo tôi là nên cho học sinh biết những con số thật

    Trả lờiXóa
  2. chiến tranh biên giới năm 1979 là thời kì mà đỉnh điểm của sự đàn áp của chủ nghĩa bành chướng của TQ đối với quân và dân và nhà nước việt nam ta. các nhà sử học và bộ giáo dục lên đưa chiến tranh biên giới 1979 vào giảng cho học sinh để chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của chúng

    Trả lờiXóa
  3. nên đưa vào lịch sử để dậy cho các thế hệ sau nhìn nhận về bộ mặt của bọn TQ

    Trả lờiXóa
  4. dân ta phải biết sử ta.cho tường gốc tích nước nhà việt nam

    Trả lờiXóa
  5. tự hào là người việt nam. cho dù có bị bọn giặc ngoài thù trong thì việt nam ta vẫn là 1 đất nước anh hùng lịch sử đã cho ta thấy đc điều đó.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog