Chia sẻ

Tre Làng

CUỘC XÂM LƯỢC NGẦM CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

Đúng như cách Trung Quốc đã chiếm đất ở vùng Himalaya những năm 1950 bằng các cuộc xâm lấn bí mật, nước này giờ đây cũng đang phát động những cuộc chiến tranh ngầm riêng rẽ mà không cần nổ súng nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.


Mặc dù Trung Quốc đã vươn lên từ một nước nghèo đói, lạc hậu trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu thì những yếu tố chính trong nghệ thuật lãnh đạo và học thuyết chiến lược của họ vẫn không hề thay đổi.

Kể từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã áp dụng lời khuyên của Tôn Tử, đó là không không đánh mà đánh bại được kẻ thù mới là thượng sách. Cách tiếp cận này là bất ngờ khai thác điểm yếu của đối phương, nắm bắt thời cơ và vờ phòng thủ nhưng thực ra là tấn công. Giống như Tôn Tử từng nói, “tất cả các cuộc chiến tranh đều là dựa trên mưu kế và sự lừa gạt”.

Trong một thế hệ sau khi ông Đặng Tiểu Bình củng cố quyền lực, Trung Quốc đã tích cực phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với các nước Châu Á nhằm tạo môi trường thuận lợi cho họ tập trung phát triển kinh tế. Chiến lược này cho phép Bắc Kinh tích tụ sức mạnh chiến lược và kinh tế trong khi vẫn cho phép các nước láng giềng phát triển nền kinh tế bằng cách hội nhập với nền kinh tế đang lên của họ.

Chính sách láng giềng thân thiện bắt đầu thay đổi từ thập kỷ trước khi giới lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu tin rằng, thời kỳ tỏa sáng của nước này cuối cùng đã đến.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi chính sách nói trên là Trung Quốc bắt đầu khởi động lại cuộc tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới với Ấn Độ bằng cách đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh năm 2006. Một ví dụ khác là việc nước này chuyển sang phương pháp tiến cận bằng phô trương sức mạnh quân sự trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Trung Quốc đã chọn cách đối đầu với các nước láng giềng để mở rộng “lợi ích cốt lõi” của họ. Và năm ngoái, Bắc Kinh chính thức tăng cường thực hiện việc đòi chủ quyền đối với 80% Biển Đông.

Để thực hiện tham vọng của mình, Trung Quốc dựa vào các cuộc chiến tranh ngầm và nó đã trở thành nguồn cơn chính gây ra sự bất ổn về chiến lược ở khu vực Châu Á. Công cụ mà Trung Quốc sử dụng để chiếm các vùng lãnh thổ, lãnh hải rất đa dạng, trong đó có việc sử dụng một lớp chiến binh bí mật nấp sau những cơ quan hàng hải bán quân sự. Trung Quốc đã giành được một số thành công nhất định trong chiến lược này.

Sau cuộc đối đầu căng thẳng và nóng bỏng kéo dài một tháng với Philippines, Trung Quốc trên thực tế đã giành được quyền kiếm soát bãi cạn Scarborough hồi năm ngoái bằng cách triển khai các con tàu xung quanh bãi cạn này và ngăn cản bất kỳ sự tiếp cận nào của tàu thuyền đối phương. Các ngư dân Philippines hiện tại không thể đi vào khu vực bãi cạn vốn là nơi đánh bắt cá truyền thống của họ. Với việc tàu Trung Quốc hiện diện cố định ở bãi cạn tranh chấp, Philippines phải đối diện với một sự lựa chọn chiến lược: một là chấp nhận thực tế bãi cạn Scarborough của họ đã bị Trung Quốc kiểm soát, hai là chấp nhận rủi ro về một cuộc chiến tranh công khai.

Trong cuộc chiến tranh ngầm nhằm tìm cách đánh chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong sự kiểm soát của Nhật Bản, Bắc Kinh đã thành công trong việc mở ra một ván cờ có lợi cho họ - đó là khiến cộng đồng quốc tế phải thừa nhận sự tồn tại của một cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Theo nghĩa đó, cuộc chiến quấy nhiễu mà Trung Quốc phát động nhằm vào quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ giúp họ làm lung lay sự nguyên trạng ở đây.

Ngoài việc tìm kiếm sự thống trị đối với vùng Biển Đông và phần lớn biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng đẩy mạnh tăng cường sức ép về mặt chiến lược lên Ấn Độ, trong đó có việc khuấy lại các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Không giống như Nhật Bản, Philippines và một số nước Châu Á khác chia cắt với Trung Quốc bằng một đại dương, Ấn Độ có chung đường biên giới tranh chấp dài nhất thế giới với Trung Quốc. Vì vậy, Ấn Độ rất dễ bị tổn thương trước sức ép quân sự trực tiếp từ Trung Quốc.

Trên thực tế, phần đất lớn nhất và đáng giá nhất mà Trung Quốc tìm cách giành quyền kiếm soát không phải là ở Biển Đông hay ở biển Hoa Đông mà chính là bang Arunachal Pradesh ở Ấn Độ. Khu vực này lớn gấp 3 lần Vùng lãnh thổ Đài Loan. Tuy nhiên, căng thẳng trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với New Delhi cũng được châm ngòi lên từ một lý do tương tự như ở Biển Đông và biển Hoa Đông – đó là các hành động nhằm phá vỡ sự nguyên trạng.

Mặc dù chính phủ Ấn Độ tìm cách xem nhẹ những hành động của Trung Quốc để không gây ra sự hiếu chiến, khiêu khích hơn nữa nhưng theo các con số thống kê của New Delhi, số lần Trung Quốc bí mật xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ đã tăng lên rất nhiều. Trong bối cảnh vùng biên giới Himalaya rộng lớn, không trú ngụ được và vì thế khó có thể kiểm soát hoàn toàn khu vực này, quân đội Trung Quốc đã liên tục tìm cách xâm nhập vào đây, vừa để chọc tức phía Ấn Độ vừa để đẩy đường kiểm soát về phía nam, tiến về phía lãnh thổ của Ấn Độ.

Có thể nói, những diễn biến trong những năm gần đây cho thấy, Trung Quốc đang tìm cách phá vỡ nguyên trạng các khu vực lãnh thổ, lãnh hải mà họ có tranh chấp với các nước láng giềng. Nước này cứ tìm cách xâm nhập liên tiếp vào những vùng tranh chấp để đặt ra một sự đã rồi. Thách thức đặt ra với các nước Châu Á là làm sao phải thuyết phục Trung Quốc chấp nhận nguyên trạng hiện nay. Điều này vô cùng quan trọng đối với hòa bình và sự ổn định ở khu vực Châu Á.

KIỆT LINH (VNMEDIA) / LIVEMINT


________________________

7 nhận xét:

  1. Đúng là những mưu kế của Trung Quốc thật hiểm độc. Bọn chúng dùng những cuộc tấn công ngầm, không công khai để xâm chiếm lãnh thổ nước khác, sau đó đặt ra một " sự đã rồi ". Nếu quốc gia nào không đề phòng thì sẽ bị tổn thất rất nhiều. Các quốc gia bị xâm lược cũng không có bằng chứng cụ thể để buộc tội Trung Quốc, do vậy Trung Quốc ngày càng lấn tới. Để tình hình như thế này sẽ chỉ càng có lợi cho Trung Quốc, tất cả các quốc gia cần hợp tác với nhau, đánh bại âm mưu của con bò Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  2. Gần đây những tin về Trung Quốc- người hàng xóm "tốt bụng" của chúng ta trên các phương tiện truyền thông rất nhiều không kể siết. TIn tốt thì nhiều mà tin xấu về Trung Quốc thì nhiều vô lối rồi. Chỗ nào cũng thấy tin người Trung Quốc gây hấn với các nước láng giềng

    Trả lờiXóa
  3. Tình hình căng thẳng trên biển Đông chưa bao giờ là hạ nhiệt, từng giờ từng phút chúng ta vẫn đang đấu tranh để giữ từng tấc đất của tổ quốc. Muốn đối phó với TQ trong tình hình hiện nay thì không thể chỉ dựa vào sự đoàn kết dân tộc mà còn phải dựa vào đoàn kết quốc tể mới mong giành lại lẽ phải.

    Trả lờiXóa
  4. chủ nghĩa bành chướng của dân tộc hán nó ăn sâu vào tiềm thức của chúng rồi. bất hạnh lớn nhất của dân tộc việt nam, con người việt nam là sống bên cạnh thằng bạn 2 mặt trung quốc. thời chiến chúng muốn chia cắt đất nước chúng ta, không muốn đất nước chúng ta thống nhất bắc nam, thời bình chúng cướp đất cướp biển không chỉ riêng đất nước chúng ta mà các nước khác láng giềng của chúng nữa. kinh tế xã hội thì chúng phá hoại nền kinh tế thì trường của các nước thôn tính các công ty doanh ngiêp của nước ta... nói chung chúng ta tẩy chay nó

    Trả lờiXóa
  5. Từ thời nhà Â, nhà Tần, Hán là Trung Quốc đã mang quân đi xâm lược các nước láng giềng mở rộng bờ cõi rồi chứ đâu nói gì đến ngày nay .Có thể nói đó là " truyền thống " ngàn đời nay của người Trung Hoa nên hiện nay Trùn Quốc xâm lược nước khác theo bất kì thủ đoạn nào cũng không phải là điều lạ .Chẳng qua là nhiều khi dư luận quốc tế chỉ trích quá nên chúng mới nửa công khai nửa bi mật âm thầm thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Từ trước tới nay Trung Quốc vẫn là một tên thâm độc bẩn thỉu. Chúng luôn có tư tưởng lấn chiếm bành chướng. Nói một cách chính xác Trung Quốc là một tên ăn cướp trắng trợn. Mọi sự tranh chấp, sáo trộn mất hòa bình ở khu vực Biển Đồng đều do bàn tay bẩn thỉu của Tàu nhúng vào. Mong sao tất các các nước trong khu vực Châu Á đồng lòng chiến đấu lại với âm mưu xâm lược của thằng Trung Quốc đem lại ổn định cho vùng biển.

    Trả lờiXóa
  7. Đúng là bọn Trung Quốc, lúc nào nó cũng tham lam và mưu mô. Chính sách láng giềng tin cậy do ông Đằng Tiểu Bình đưa ra đã được củng cố để phát triển kinh tế bằng hội nhập và phát triển nhưng bọn chúng vẫn không quên những mục đích khác của mình đó là thâu tóm các nước bé, mở rộng lãnh thổ và tiến tới bá chủ thế giới. Cần cảnh giác cao độ với TQ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog