Chia sẻ

Tre Làng

TRĂM ĐIỀU PHẢI CÓ THẦN LINH PHÁP QUYỀN

Pháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.


"Bảy xin hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.

(Hồ Chí Minh)

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền. Sau này, yêu sách đó được Bác thể hiện thành lời ca: “Bảy xin hiến pháp ban hành. Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” (Yêu cầu ca, báo Nhân Dân, ngày 30/1/1977). Điều dễ nhận thấy mà chỉ về “pháp quyền”. Thế thì, cái chúng ta cần là một nền pháp quyền hay là một nhà nước pháp quyền?

Thực ra, thuật ngữ “nhà nước pháp quyền”, có thể, do được dịch từ tiếng nước ngoài nên không thật sáng tỏ về mặt khái niệm. (Thuật ngữ này trong tiếng Nga chắc là “pravavoe goxudarstvo”). Hiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt, nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều.

Trong tiếng Anh, không có khái niệm “nhà nước pháp quyền”. Thay vào đó, các nước theo truyền thống Anh – Mỹ chỉ nói đến pháp quyền hay chính xác hơn là nói đến “sự thống trị của pháp luật” (the rule of law) mà thôi. Hai từ “nhà nước” thậm chí không được nhắc tới trong thuật ngữ này. Chính vì vậy, khi dịch khái niệm “nhà nước pháp quyền” của ta sang tiếng Anh, bạn buộc lòng phải biến nó thành một thứ dài lê thê như sau: “nhà nước bị điều chỉnh bởi pháp quyền” (the law governed by the rule ò law) hoặc “nhà nước bị điểu chỉnh bởi pháp luật” (the law governedstate). Trong tiếng pháp khái niệm tương ứng là “nhà nước của pháp luật” (Etat de droit). Chúng ta có thể hiểu: nhà nước không phải là con người, mà là của pháp luật. Sự so sánh các thuật ngữ lòng vòng này cho thấy: tinh thần tối thượng của pháp luật là bản chất của pháp quyền.

Như vậy, về mặt khái niệm, pháp quyền là một phương thức tổ chức xã hội mà trong đó pháp luật giữ vai trò thống trị. Pháp luật đứng trên Nhà nước, trên tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, các công dân và điều chỉnh tất cả các chủ thể này. Tất cả các chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. Tình trạng một chủ thể chỉ có quyền, còn các chủ thể khác thì chỉ có trách nhiệm là điều không thể xảy ra. Hơn thế nữa, khi có tranh chấp giữa các chủ thể, tòa án bao giờ cũng phải xét xử nhân danh nhà nước thì việc kiện nhà nước sẽ rất khó khăn. Như vậy, nhà nước pháp quyền chỉ nên được hiểu là nhà nước bị điều chỉnh bởi pháp luật, hơn là nhà nước có quyền ban hành pháp luật để quản lý xã hội. Nhân đây, pháp quyền và pháp trị, có lẽ, tương đồng với nhau. Pháp trị đối lập với nhân trị. Nhân trị thì chia thành hai loại; loại độc tài (do một người cai trị) và loại tập thể lãnh đạo (do một tập thể cai trị). Nhân trị không đồng nghĩa với sự xấu xa. Đơn giản, đây chỉ là mô hình tổ chức xã hội có độ rủi ro cao. Lý do là trong hàng ngàn năm, vua Nghiêu, vua Thuấn (những ông vua anh minh và tốt bụng trong truyền thuyết của Trung Quốc) may ra chỉ xuất hiện một lần. Và ngay cả trong trường hợp này, một ông vua anh minh cũng khó có thể anh minh được suốt cả cuộc đời. Thời gian trôi đi, sự anh minh của ngày hôm qua có thể không còn hữu dụng cho ngày hôm nay nữa. Tệ hơn, nò còn có thể làm tê liệt khả năng phản ứng kịp thời trước một thế giới luôn luôn thay đổi. Pháp trị, vì vậy, là mô hình tổ chức xã hội ít rủi ro hơn.

Mọi lý lẽ nói trên về pháp quyền sẽ đi vào ngõ cụt nếu vấn đề sau đây không được lý giải; nhà nước có quyền ban hành pháp luật thì làm sao pháp luật có thể đứng trên nhà nước được? Đây là lúc chúng ta cần tìm lời giải trong khái niệm “thần linh pháp quyền” của Bác. Khái niệm này được làm sáng tỏ trong bản Tuyên ngôn độc lập trứ danh của dân tộc ta. Bác đã mở đầu ánh văn bất hủ này bằng những dòng sau đây: “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, theo Tuyên ngôn độc lập, các quyền của con người là do tạo hóa ban cho, và những quyền đó là bất khả xâm phạm. Đây là “pháp luật của tạo hóa” (còn được gọi là pháp luật tự nhiên) và là pháp luật cao nhất. Các đạo luật do nhà nước ban hành chỉ là thứ phát. Chúng sẽ bị coi là vô hiệu nều trái với “pháp luật của tạo hóa”. Chính vì vậy, những quyền do tạo hóa ban cho con người bao giờ cũng là phần cầu thành quan trọng nhất của luật hiến pháp. Và các thiết chế bảo hiến được đề ra thực chất là để bảo đảm pháp quyền. Pháp quyền gắn liền với “pháp luật của tạo hóa” là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cách gọi “thần linh pháp quyền’. Đây cũng là lý do tại sao tác giả đã khẳng định pháp quyền về bản chất gắn với “thần linh” trong phần đầu của bài viết này.

Đó là điều vô giá mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh để lại. Vấn đề là phải biết thắp sáng khối óc của chúng ta bằng tư tưởng của Người. Và sự nghiệm khai sáng nên bắt đầu từ việc nhận thức lại pháp luật là gì, cũng như việc ghi nhận bản Tuyên ngôn độc lập là nguồn quan trọng nhất của Luật hiến pháp Việt Nam.

NGUYỄN SĨ DŨNG (TẠP CHÍ TIA SÁNG)

15 nhận xét:

  1. lối sống sai lầm12:07 30/4/13

    Đúng là lâu này nhiều người vẫn chỉ đơn thuần nghĩ nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật mà không hiểu được bản chất sâu xa của nó. Bài viết của bác đã làm sáng tỏ rất nhiều điều mà lâu này nhiều người vẫn lầm tưởng. Thiết nghĩ nền chính trị ở Việt Nam quả là đã tiến bộ rất nhiều so với nhiều nơi trên thế giới. Vậy mà bè lũ kia vẫn chọc ngoáy cho được, thật là khó hiểu.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh03:32 18/5/13

    I trulу lovе your blog.. Excellent сolors & theme.

    Diԁ уοu build this webѕite yoursеlf?
    Pleaѕe reρly bаck as I'm attempting to create my own website and want to learn where you got this from or exactly what the theme is called. Kudos!

    my web page ... anal cavityanal

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh21:19 24/5/13

    Priѕe en main de la dépannаge
    dе porte et de serrure avec des dеpanneurs spécialiѕés partout en IDF аvес depannagefrance.
    fr, le ρrоfessionnеl en dépannage des sеrrurеs et
    des portes

    my web site; dépannage urgence

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh01:12 9/6/13

    Ρour jοuir d’un traitеment d’іmplаnt ԁentaiгe de haute quаlite optеz pοuг un techniсіеn dаns
    le саdre. Un prix perfoгmant аveс un délai satisfаisant de traitеment vous sera presente chez le сentre
    ԁ’implаntologiе Etoile. Des ԁentіstеs еn іmplantοlogie vous
    сonseгvent un aссuеil
    pеrsοnnalіѕé et chaleureuх.

    Тгеs ρerformant ils sont еn mesure de reponԁгe à tous νoѕ exigences.
    Visitеz le sіtе parisimplantԁеntaіre.
    сom pοur tоutеѕ іnformations.



    mу wеb blog - implant dentaire 75008 - www.sanitationmarketing.com
    -

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh02:43 9/6/13

    Pour gеneгer ԁes νisіtеuгs suг son site et se posіtiοnner parmі les topѕ 10,
    Βοite2.com propose dеs ѕeгvicеs
    de гefеrencement naturеl ou pаyant selon lе сhoіx pour ԁes priх raisonnables.

    Ӏl n’y а plus de ρreoccuрation pour le positionnеment ԁes PМE et PϺI sur
    lеs motеurѕ ԁе rechегсhe.

    Les createurs ԁe sitеs web рourront
    benеficier des formationѕ et coaсhing SEO aveс l’aiԁе de
    l’аgence Boіtе2.com.

    My blog; ecole de formatіon гeferеncement ()

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh02:51 9/6/13

    Lotуе à νotгe servicе
    Je suis agée dе 47 аns Et tаnt pis si
    ça nе ѕe dit pаѕ .
    Je trаvaille commе juгiste immobilière .
    il appаraît quе јe suіs drole.


    Hеre іs my web pagе; avis hotel

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh12:16 9/6/13

    Hello; J'ai trente-huit ans !
    Je me nomme Mireille.
    Je voudrais être ingénieur chimiste ... Il est dit que je parais taciturne.

    my web page cours soutien scolaire (lilianehillereau.fr)

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh20:08 18/6/14

    TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
    TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.




    Trả lờiXóa
  9. minh chứng rõ nhất cho câu nói của bác là pháp quyền quản hết mọi lĩnh vực của đời sống con người, đến cả tôn giáo chính là thần linh của con người cũng không thể thoát ra, đứng ngoài vòng quản lý được, thần linh ở đâu thì không biết chứ tôn giáo do con người điều hành là chính, con người thì bản chất là dễ mắc lỗi, lỗi thì phải xử lý công minh, chắc thần linh cũng muốn thế chứ

    Trả lờiXóa
  10. phải công nhận rằng kiến thức, bài học mà Bác để lại thực sự khổng lồ, chưa nói gì đến văn thơ yêu đời, chỉ cần tính số lượng kiến thức tổng hợp đời sống bác để lại cũng ít người nhớ hết được, nhiều câu nói của Bác cũng có khi mới đầu nge được, mà đã nghe rồi thì quả thật khó quên, nó vừa văn thơ mà vừa triết lý, có lẽ đấy là cái mà học sinh cần thời nay, cái mà để học sinh có thể tâm đắc mà chịu khó học hành hơn

    Trả lờiXóa
  11. nền XHCN mà dân tộc ta đang theo đuổi xây dựng cũng đang vươn tới một đích mà bọn tư bản phương tây hay nhiều nước hoài nghi là một thứ gì đó thần thánh không thể vươn tới, đến lúc mà chúng ta thành công thì con người sẽ được giải phóng khỏi lao động, tất cả mọi quyền mà thần thánh ban cho sẽ được đáp ứng một lẽ dĩ nhiên, và đến lúc đó thì XHCN sẽ là mô hình duy nhất của con người

    Trả lờiXóa
  12. Con người có quyền tự do, quyền bình đẳng, bác ái nhưng cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ và trách nhiệm phải bảo vệ, giữa vững quyền lợi của mình và Luật Pháp chính là đại diện cho sự công bằng và chính nghĩa của quần chúng nhân dân.

    Trả lờiXóa
  13. Hồ Chủ Tich - một vị thánh nhân tài đức vẹn toàn, cả đời cống hiến hi sinh hạnh phúc cá nhân vì sự ấm no của dân tộc Việt Nam. vậy mà các người ngày nay được ăn cơm ngon, được mặc quần áo đẹp lại không biết cảm ơn công lao của Bác.

    Trả lờiXóa
  14. pháp luật là thước đo chuẩn mực của xã hội, con người cần có nghĩa vụ và trách nhiệm làm theo

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog