Chia sẻ

Tre Làng

Ký sự Quất Lâm và Nhật ký Đồ Sơn

Đây là bài cũ anh post lại nhân câu chuyện "không tìm thấy mại dâm ở Đồ Sơn và Quất Lâm". Chú nào biết chỉ cho các bác ấy biết với. Anh thì anh chịu. Ke ke. 

Điều gì khiến cho một bài viết về tình trạng mại dâm ở Quất Lâm, một vùng “biển siêu bẩn và siêu đục” với “Bãi cát ngắn một mẩu, đồ hải sản càng không có gì đặc biệt”, lại khiến dư luận phát sốt phát rét đến như vậy?

Chỉ ngay sau khi đưa lên mạng xã hội, bài viết “Quất Lâm ký sự” đã khiến cộng đồng mạng xôn xao với hàng trăm comment, hàng ngàn like và sau đó được dẫn lại trên hàng chục các trang báo điện tử, blog cá nhân.

Ghẹ 45 kg giá 45 ngàn đồng

Điều gì khiến cho một bài viết về tình trạng mại dâm ở Quất Lâm, một vùng “biển siêu bẩn và siêu đục” với “Bãi cát ngắn một mẩu, đồ hải sản càng không có gì đặc biệt”, lại khiến dư luận phát sốt phát rét đến như vậy?

“Ghẹ 45kg” giá chỉ 40-50 ngàn đồng/lượt?

“Nỗ lực tăng năng suất” hết mức có thể để lập ra một kỷ lục: Một ngày “đi” 20 khách?

Số lượng 400 cô gái làm “dịch vụ sung sướng” trong phạm vi một bãi biển?

Có lẽ điều hấp dẫn đến từ cách nhìn nhận của tác giả (đến giờ vẫn là một bí ẩn), tự giới thiệu tên Phương Linh, “là con gái 100%”, “từ hồi cấp 3 đã tham gia vào một tổ chức phi Chính phủ, chuyên về tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS” và đã nhiều năm đi phát bao cao su và tài liệu chống AIDS: Từ Sapa, Hòa Bình, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Quất Lâm…Và không thể không nói đến sự cởi mở trong thái độ của người viết đối với một thực trạng trước tay vẫn được coi là “tệ nạn xã hội”.

Phải nói là cùng với Đồ Sơn, “hiện thực Quất Lâm” không có gì mới, cũng chẳng phải điều gì quá lạ. Cách đây 3 năm, dư luận cũng đã “nổi sóng” với một bức ảnh “Nhật ký Đồ Sơn” được đăng tải trên một tờ báo điện tử.

Đó là nhật ký “làm việc” của một cô gái mại dâm gần như kín các dấu “X”. Sở dĩ phải ghi chép là để cuối tháng, cuối tuần, cuối ngày “đọ sổ” với chủ mà thanh toán tiền, giống hệt với một dạng “chấm công”. Đây là một đoạn trong bài viết: “Những ký hiệu dấu sao “*” trong vòng tròn, đó là “đi qua đêm” và được tính bằng 3 “cuốc” đi nhanh. ..Dấu “X” có gạch dưới là những lần đi một lần, tính với chủ là 1, nhưng em cho khách làm 2, được bo khá. Còn cái dấu “X” nằm trong ô vuông thì em không nói gì cả, nhất định không chịu nói ra. Như vậy, đây là một dạng “văn vật” có hồn. Có ngày em đánh dấu 16 “nhát”, nói chung số ngày có trên 10 “nhát” hơi nhiều. Ngày nhiều nhất là có tới đánh 21 cái dấu “X”, lại có 3 gạch chân”. Nhưng 21 lần/ngày vẫn chưa phải là kỷ lục. Cũng chính cô gái này kể lại: Ở Đồ Sơn có đứa dịp 30/4, đã “đi khách” tính với chủ là 50 lần.

Giống như bán quán ăn vậy


Trong cuốn sách best seller của mình, nhà kinh tế học Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner viết: Câu trả lời hợp lý nhất (cho thu nhập cao bất thường của 1 cô gái điếm) là mức lương phần lớn được xác định bởi quy luật cung cầu- vốn có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với các luật được quy định bởi luật pháp”.

Tuần trước, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội không mấy tự tin đưa ra con số cả nước hiện có khoảng 30 ngàn phụ nữ bán dâm. Trong đó chỉ có hơn 13 ngàn thuộc diện “Có hồ sơ quản lý”. Cục trưởng, ông Nguyễn Văn Minh sau đó có phát ngôn nổi tiếng: “Vì không bắt được quả tang nên đành biết mà không phạt được để tạo sự răn đe”.

Chữ “răn đe” cho thấy thái độ của chính quyền là không khoan nhượng. Nhưng con số 30 ngàn thì lại cho thấy một hiện thực rằng mại dâm tồn tại- xưa như trái đất- bất chấp thái độ và phản ứng của chính quyền.

“Ký sự Quất Lâm”, hay “Nhật ký Đồ Sơn” đang cho thấy thêm một hiện thực khác: Các cô gái bán dâm đang phải lao động cực nhọc để kiếm tiền, trong khi số tiền kiếm được rơi tới 70-80% vào túi chủ chứa, còn được gọi là tú ông, tú bà. Có lẽ, điều để lại ấn tượng mạnh là nhận xét của nữ blogger: “…Các Tú ông, Tú bà. Họ khác hẳn với tưởng tượng của tôi, và có lẽ là khác tất cả chủ chứa ở những nơi khác. Đa số hiền và lành. Giống như những người tiểu thương ở chợ, hoặc người bán nước chè trên phố. Họ quan niệm cái “nghề” của mình giống như cung cấp dịch vụ thông thường cho du khách y như cho thuê ghế, hay bán quán ăn vậy!”.

Trong bản thuyết trình về tiểu luận “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam” được tiến hành sau 15 tháng điều tra, khảo sát tại TP HCM, bởi Kimberly Hoàng, một nữ tiến sĩ người Mỹ gốc Việt có dẫn lời một cô gái 24 tuổi tên Vân nói: “Những cô gái quê sợ sệt hay chậm chạp mới phải đi làm nhà máy, kiếm 700 ngàn đồng/tháng. Họ sẽ luôn nghèo…Những người khác bỏ nhà máy đi làm ở bar vì số lương kia họ được chỉ sau một giờ, và khách hàng đối xử đàng hoàng còn hơn ông chủ nhà máy”. Kimberly đưa ra nhận xét: Tôi nhanh chóng nhận ra là rất ít cô ở Sài Gòn xem là mình bị bắt phải bán dâm. Nhiều cô nói rõ họ xem công việc này còn ít bị bóc lột hơn là nghề làm bồi bàn, giúp việc hay trong xưởng may.

Trừ cơ quan quản lý, cả các cô gái lẫn các tú ông tú bà đang mặc nhiên coi họ đang đổ mồ hôi kiếm tiền trong một nghề nghiệp không ít vất vả và đang bị kỳ thị nặng nề.

Suy cho cùng đồng tiền mà người ta phải lao động, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt để kiếm được đều là đồng tiền lương thiện. Và cái lắc đầu của cơ quan quản lý, rút cục cũng giống với sự bỏ rơi hàng chục, nếu như không nói là hàng trăm ngàn công dân của mình.

Những phát ngôn nổi tiếng xung quanh vấn đề mại dâm.

ĐBQH Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh Phú Yên đề nghị giữa nghị trường: “Nếu người bán dâm phải vào cơ sở chữa bệnh thì cũng nên đưa người mua dâm vào. Bởi không có cơ sở nào nói rằng người bán dâm thì bị bệnh mà người mua dâm thì không”.

Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp, ĐBQH Đỗ Văn Đương (TP.HCM): “Muốn giải quyết triệt để vấn đề mại dâm thì giải pháp gốc rễ là phải xem xét công khai hóa việc mua dâm, coi đây như một hình thức được pháp luật thừa nhận. Đây là một quy luật muôn thuở của xã hội. Đã nhiều lần tôi đặt vấn đề này và cho rằng Nhà nước cần phải hợp thức hóa mại dâm để có thể dễ dàng quản lý. Một mặt vừa có thể thu tiền về ngân sách cho Nhà nước, gắn với phát triển du lịch, vừa đảm bảo bảo vệ cả người mua dâm và bán dâm khỏi bệnh tật”.

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: “Mại dâm là hiện tượng xã hội, dù muốn hay không vẫn tồn tại. Cần có sự đổi mới trong thái độ đối xử với người bán dâm theo hướng tăng cường các giải pháp kinh tế, xã hội phù hợp hơn là biện pháp chế tài tư pháp”.

LâmTrực@ nhào nặn từ nhiều nguồn

4 nhận xét:

  1. Cần phải ra tay mạnh mẽ, thực hiện tổng hợp các biện pháp về tuyên truyền giáo dục, vận động, bảo vệ an ninh trật tự, phát triển an sinh xã hội, tạo ngành nghề kinh doanh mới, xây dựng lối sống văn hóa... Đặc biệt, phải quyết tâm dẹp hết chủ chứa, bảo kê, đồng thời vận động, hỗ trợ gái bán dâm trở về với cộng đồng có cuộc sống ổn định, để góp phần xây dựng khu du lịch sạch, không thể để tình trạng xảy ra như thế này được.

    Trả lờiXóa
  2. một ngày đi khách 50 lần thì còn gì là người thật kinh khủng,làm cái nghề thấp hèn của xã đem thân xác mua vui cho người cũng thật khổ mà làm thế mà rớt 70 đến 80% vào trong các tú ông tú bà thì kiếm được bao nhiêu.cả ra mà có tiền thì thằng chủ nó phải ăn một vố to.ghẹ 45kg một cái tên hài hước hay cách gọi thân mật của lũ khách,rồi cuộc đời các cô gái trôi về đâu khi nhan sắc tàn

    Trả lờiXóa
  3. Quất Lâm Đồ Sơn là các bãi biển nởi mại dâm trá hình rất nhiều hơn 400 cô gái hành nghề thì quả thật đáng sợ.đọc cách chấm công của các cô cũng thấy khổ chứ sung sướng gì nghề này gặp mấy khách đánh chữ x chắc nó hành cho khổ lắm mà lại không boa cho.chính quyền nên can thiệp vì chắc sẽ có nhiều cô gái bị ép buộc do vay nợ hay bị lừa lọc gì đó rất khổ.hãy cứu lấy họ khỏi ổ chứa

    Trả lờiXóa
  4. Thực sự bất ngờ trước báo cáo của hai địa phương khi cho rằng ở Đồ Sơn và Quất Lâm không có mại dâm, báo cáo cho thấy sự bất lực của các cơ quan chức năng trước tệ nạn xã hội này, thật sự khó kiểm soát nhưng nếu chính quyền địa phương làm mạnh tay thì chắc chắn không có cái dịch vụ sung sướng ấy. Qua đây chúng ta cũng phải xem xét có nên hợp pháp hóa mại dâm hay không? Bởi như Bộ trưởng Bộ tư pháp đã nói: “Mại dâm là hiện tượng xã hội, dù muốn hay không vẫn tồn tại. Cần có sự đổi mới trong thái độ đối xử với người bán dâm theo hướng tăng cường các giải pháp kinh tế, xã hội phù hợp hơn là biện pháp chế tài tư pháp”.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog