Chia sẻ

Tre Làng

SÁU NGUYÊN TẮC GÂY CHIẾN TRANH CỦA TRUNG QUỐC

Sáu nguyên tắc căn bản mà quân đội Trung Quốc đã áp dụng trong cuộc xâm lược Ấn Độ năm 1962 cũng chính là những nguyên tắc mà họ sẽ vận dụng trong tương lai.


Bài viết của Brahma Chellaney - Giáo sư phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu chính trị được tài trợ từ các nguồn tư nhân ở Delhi, tác giả của các cuốn sách Asian Juggernaut do Nhà xuất bản Harper ấn hành năm 2010 và Water: Asia’s New Battlefield do Nhà xuất bản Georgetown University Press ấn hành năm 2011.

Năm 1962, Trung Quốc đã dạy cho Ấn Độ “một bài học” mà đến nay vẫn cần phải nghiên cứu.

Mặc dù thế giới có thể không còn nhớ biến cố xa xưa mà hôm nay chúng ta kỷ niệm, cuộc chiến tranh biên giới bị lãng quên một nửa đã xảy ra 50 năm trước, hiện nay có vẻ như là một sự kiện rất thời sự mà các bối cảnh của nó cần được nghiên cứu.

Ngày 20/10/1962, ngay trước bình minh, quân đội Trung Quốc bất ngờ xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ. Các đơn vị quân đội Trung Quốc giống như một sức mạnh không thể cưỡng lại đã triển khai tiến công và sau khi vượt qua các khu vực phía đông và phía tây của dãy núi Hymalaya, đã tiến sâu vào vùng phía đông bắc Ấn Độ.

Vào ngày thứ 32 của cuộc chiến, Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố ngừng bắn đơn phương, và chiến tranh kết thúc cũng bất ngờ như như nó đã bắt đầu.

Mười ngày sau đó, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi miền đông Ấn Độ nằm giữa Bhutan và Myanmar, nhưng họ vẫn chiếm giữ các vùng đất giành được ở phía tây, khu vực trước đây vốn là một phần của công quốc Jammu và Kashmir. Ấn Độ phải chịu một thất bại hoàn toàn và rất nhục nhã, còn uy tín quốc tế của Trung Quốc tăng mạnh.


Hôm nay, một nửa thế kỷ sau cuộc chiến Trung-Ấn, sự đối đầu địa-chính trị giữa hai gã khổng lồ về dân số lại trở nên gay gắt, bởi vì lại có những bất đồng mới nảy sinh thêm vào những mâu thuẫn hiện đã có. Sự phát triển bùng nổ của thương mại song phương cũng đã không thể dập tắt tinh thần đối đầu và căng thẳng trong lĩnh vực quân sự, bên cạnh đó, Trung Quốc đã tiêu phí phần lớn những thành quả chính trị giành được của chiến thắng cách đây 50 năm.

Tuy nhiên, những hoàn cảnh của cuộc chiến tranh xưa cũ đến nay vẫn không mất đi ý nghĩa của mình, bởi vì chúng đang vượt ra ngoài khuôn khổ quan hệ song phương giữa hai nước. Cuộc xung đột này đã làm bộc lộ những yếu tố then chốt của học thuyết chiến lược của Bắc Kinh, do đó, không chỉ các quốc gia lãng giềng của Trung Quốc mà cả Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cần rút ra những bài học từ cuộc chiến tranh này.

Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét 6 nguyên tắc cơ bản mà quân đội Trung Quốc đã áp dụng trong cuộc xâm lược Ấn Độ, và sẽ không có nghi ngờ nữa, chúng được vận dụng cả trong tương lai.

1. Bất ngờ. 
Trung Quốc đặc biệt coi trọng yếu tố bất ngờ cho phép làm cho kẻ địch bị bất ngờ. Ý tưởng là ở chỗ làm cho kẻ thù bị bất ngờ về chính trị và tâm lý để giành những chiến thắng nhanh chóng trên chiến trường. Chiến thuật nhấn mạnh tính bất ngờ của cuộc tấn công này bắt nguồn từ quá khứ xa xưa. Hơn 2.000 năm trước, nhà lý luận quân sự Trung Quốc Tôn Tử đã nêu ra chiến thuật này khi ông khẳng định rằng “sự lừa dối là cơ sở cho mọi phép dùng binh”. Còn đây là những lời khuyên mà ông sẽ đưa ra cho các chiến lược gia: “Tấn công vào nơi kẻ thù không phòng bị, khai chiến lúc kẻ thù không ngờ tới. Đây là những yếu tố then chốt để giành thắng lợi”.

Thật vậy, người Trung Quốc đã bắt đầu và kết thúc cuộc chiến tranh năm 1962, khi Ấn Độ ít ngờ tới nhất.

2. Tập trung toàn lực. 
Các tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng, cần thực hiện các đòn tấn công càng nhanh, càng mạnh càng tốt. Chính chiến thuật tác chiến này đã được họ thể hiện khi tiến hành cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống Ấn Độ vào năm 1962. Mục đích là áp đặt cho kẻ thù “những trận đánh có kết cục nhanh chóng”. Sự tập trung như thế vào mục tiêu là điểm đặc trưng cho tất cả các chiến dịch quân sự do nước Trung Hoa cộng sản tiến hành từ năm 1949.

3. Tấn công trước tiên. 
Bắc Kinh chưa bao giờ lưỡng lự sử dụng vũ lực để giải quyết các nhiệm vụ chính trị. Ngược lại, Trung Quốc đã nhiều lần thể hiện là họ luôn sẵn sàng để “dạy một bài học” cho đối phương để đối phương không dám thách thức Bắc Kinh trong tương lai. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã giải thích rằng, cuộc chiến năm 1962 có mục đích “dạy Ấn Độ một bài học”. Đặng Tiểu Bình, người đầu tiên trong các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đã đến thăm Mỹ, cũng đã sử dụng từ ngữ tương tự vào năm 1979, khi ông ta tuyên bố với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter trong chuyến thăm Washington rằng, “cần dạy Việt Nam một bài học như Ấn Độ”. Chỉ vài ngày sau, quân Trung Quốc đã xâm lăng lãnh thổ của nước láng giềng. Điều trớ trêu là chính vào lúc đó, ngoại trưởng Ấn Độ lại đang có mặt ở Bắc Kinh để cố gắng khôi phục quan hệ song phương bị đóng băng từ năm 1962. Cuộc chiến kéo dài 29 ngày, sau đó Trung Quốc đã ngừng chiến và rút quân khỏi Việt Nam, sau khi tuyên bố rằng, Hà Nội đã được đặt về đúng chỗ của mình.

4. Chờ đợi thời cơ. 
Người Trung Quốc cho rằng, cần phải chờ đến thời điểm thích hợp. Chiến tranh năm 1962 là một ví dụ điển hình của chiến thuật này. Cuộc tấn công của Trung Quốc diễn ra trùng về thời gian với cuộc khủng hoảng Caribe vốn đã đặt thế giới bên bờ vực của ngày tận thế hạt nhân. Bối cảnh đó đã thu hút sự chú ý của những nước có thể hỗ trợ Ấn Độ. Ngay khi Hoa Kỳ tỏ ý cuộc đối đầu với Moskva đã kết thúc, Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố ngừng bắn đơn phương.

Trong thời gian diễn ra chiến tranh Trung-Ấn, sự chú ý quốc tế đổ dồn vào cuộc xung đột Xô-Mỹ, chứ không phải vào cuộc xâm lược Ấn Độ của Trung Quốc đi kèm với sự đổ máu, mặc dù Delhi đã có quan hệ tốt đẹp với cả Mỹ và Liên Xô.

Thủ đoạn hành động tương tự đã được Trung Quốc vận dụng cả về sau này. Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1988, khi Việt Nam đã mất đi sự ủng hộ của Moskva, còn cuộc chiến tranh của Liên Xô tại Afghanistan đã điều trị tiệt nọc sự đam mê đối với các cuộc phiêu lưu quân sự ở nước ngoài, Trung Quốc liền chiếm đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.

Năm 1995, việc Philippines lâm vào tình trạng không được bảo vệ sau khi họ buộc người Mỹ đóng cửa các căn cứ quân sự ở vịnh Subic và các khu vực khác của quần đảo Philippines, đã cho phép Trung Quốc giành lấy quyền kiểm soát đá Vành khăn (rạn san hô Mischief).

5. Biện minh cho các hành động của mình. 
Bắc Kinh thích ngụy trang che đậy các hành động xâm lược của họ bằng cái gọi là mục đích tự vệ. “Trong lịch sử các cuộc chiến tranh của Trung Quốc đương đại có thể tìm thấy nhiều trường hợp, khi mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gọi các cuộc tiến công phủ đầu là các chiến dịch phòng vệ (tự vệ) chiến lược”, một báo cáo của Lầu Năm góc đệ trình lên Quốc hội Mỹ năm 2010 viết.

Trong tài liệu này có nhiều ví dụ về cách làm như vậy, trong đó có cuộc chiến tranh năm 1962, cuộc xung đột năm 1969 (khi Trung Quốc khiêu khích các cuộc đụng độ biên giới với Liên Xô), cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979, và thậm chí cả biến cố năm 1950, khi Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Cuộc tấn công Ấn Độ năm 1962 Bắc Kinh chính thức được gọi là “phản kích tự vệ” và thuật ngữ này cũng được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược Việt Nam, cũng như việc chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, đá Gạc Ma và đá Vành khăn.

6. Sẵn sàng mạo hiểm. 
Các hành động mạo hiểm từ lâu đã là yếu tố không tách rời của chiến lược quân sự Trung Quốc. Sự sẵn sàng cho những chiến dịch quân sự như vậy của giới lãnh đạo Trung Quốc là rõ ràng đối với tất cả không chỉ ở thời Mao Trạch Đông cầm quyền vốn đầy rẫy những đảo lộn phức tạp trong chính trị mà cả khi một kẻ đầy thực dụng như Đặng Tiểu Bình quyết định xâm lược Việt Nam bất chấp khả năng Liên Xô can thiệp. Hơn nữa, lần nào thì những hành động mạo hiểm cũng xác đáng và mang lại các kết quả cần thiết. Những thắng lợi đạt được trong quá khứ có thể tạo sự tự tin cho Bắc Kinh, thúc đẩy họ một lần nữa thử thách cơ hội của mình, nhất là hiện nay, khi mà Trung Quốc có khả năng đánh trả hạt nhân và có sức mạnh kinh tế và tiềm lực quân sự chưa từng có.

Cuộc chiến tranh năm 1962 diễn ra vào thời kỳ CHND Trung Hoa còn là một quốc gia nghèo đói, chưa có vũ khí hạt nhân và bị đè nặng bởi những vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, họ đã cho thế giới thấy các tướng lĩnh Trung Quốc tư duy theo những tiêu chí nào và giúp ta hiểu tại sao việc Trung Quốc hiện nay đang tăng cường tiềm lực quân sự của mình với tiến độ nhanh lại không thể không gây ra những lo ngại lớn.

Theo VIETNAMDEFENCE.COM

17 nhận xét:

  1. Từ ngày xưa binh pháp tôn tử của Trung Quốc đã đưa đất nước Trung Quốc chinh phạt khắp nơi và đến giờ vẫn là kế sách mà đất nước này áp dụng. Quả thật Trung Quốc rất giỏi trong dụng binh cùng với mưu đồ bành trướng thế lực cho nên từ xưa đền nay Trung quốc luôn dẫn quân xâm chiếm nước khác. Vốn bản chất cũng là hiếu chiến nữa dường như Trung Quốc không ngán nước nào. Sống bên cạnh ông Trung Quốc là nỗi khổ lớn nhất của Việt Nam

    Trả lờiXóa
  2. Sáu nguyên tắc gây chiến tranh của Trung Quốc đủ cho thấy Trung Quốc thâm độc và hiếu chiến như thế nào. Gây chiến tranh nhưng lại muốn tránh đi sự phản đối của nhân dân thế giới. Đồng thời chủ động gây chiến bất ngờ lại rút quân bất ngờ làm như mình khoan hồng từ bỏ không gây chiến nữa. Chậc đúng là chỉ có Trung Quốc mới nghĩ ra như thế

    Trả lờiXóa
  3. Con người Trung Quốc đầy mưu mô, thủ đoạn. Nghệ thuật chiến tranh của họ được xây dựng trên nền tảng cổ thư binh pháp tôn tử. Sáu nguyên tắc trên đây đều nằm trong các kế của binh pháp này. Để có thể ngăn chặn, không cho kịch bản đó tái diễn, Việt Nam cần phải nghiên cứu các chiến thuật phòng bị bằng cả lý luận và thực tiễn. Chỉ có thế mới chống lại được những âm mưu đen tối của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  4. Những nguyên tắc này đưa ra đã cho thấy Trung Quốc có mức độ nguy hiểm như
    thế nào rồi chứ, mà không phải bây giờ mới vậy mà nó đã thể hiện từ rất
    lâu trước đây rồi, bất kì một quốc gia nào cũng có thể phải rè chừng trước
    sự nguy hiểm này khi nó lại được củng cố và đầu tư hiện đại như hiện nay.

    Trả lờiXóa
  5. Chiến tranh không phải là thế mạnh của Trung Quốc bây giờ mọi người mới biết, mà chúng ta đã thấy nó từ thời xa xưa, và trong lịch sử của nước này, đúng với bản chất đó, đến bay giờ vấn không có gì thay đổi cả, nếu mà vẫn cứ như hiện nay thì không xa nữa TQ sẽ không chỉ có vị thế như hiện nay mà là một đối thủ đáng gờm với các nước mạnh như Mỹ, Nga hiện nay

    Trả lờiXóa
  6. Người Trung Quốc vốn bản chất gian manh nên việc gây hấn và xâm chiếm lãnh thổ của nước khác như là một phần bản chất của chúng. Các tướng lĩnh quân sự Trung Quốc bây giờ phần đa đều thuộc phái diều hâu nên việc chúng dám liều lĩnh phát động một cuộc chiến tranh cũng là điều bình thường. Bây giờ yếu tố liều lĩnh càng tăng bởi vì Trung Quốc bây giờ đang mạnh vì gạo và bạo vì tiền nên chúng không biết sợ ai. Chiến lược quân sự của Trung Quốc hiện nay thừa hưởng những giá trị của binh pháp tôn tử do Tôn Tử để lại nên càng có thêm sự lợi hại. Và điều cốt yếu là bọn Tàu luôn biết lợi dụng thời cơ để đánh úp nước khác. Hay nói cách khác là thừa nước đục thả câu. Vì thế chúng ta cần cẩn thận hơn nữa với Tàu khựa, không nên lơ là với chúng được.

    Trả lờiXóa
  7. Người Trung Quốc nổi tiếng với những bộ binh pháp và những nhà quân sư lỗi lạc trong cách dùng quân ! thực sự thì chưa ở đâu có những thời kì lịch sử dày dặn và nhiều biến cố như TQ ! tôn tử cho đến gia cát lượng ! đủ các kế sách ! vì thế mà chẳng lạ khi mà những cuộc chiến tranh cận đại của TQ dù đạt nhiều hiệu quả những chẳng rùm beng một chút nào ! khác với các nước tư bản như Mỹ !

    Trả lờiXóa
  8. Đó ! Đúng chỉ có TQ mới bá đạo vậy ! một đất nước với những kế sách thâm hiểm ! đến cái vụ chiến tranh với ấn độ có bao giờ được nhắc đến đâu ! thật sự quá nguy hiểm ! tấn công bất ngờ và giành lợi thế ! nhưng anh lại bất ngờ ngừng bắn và điều đó đã ngiễm nhiên vùng đất kia thuộc về TQ :) trường xa hoàng xa cũng tương tự ! anh cứ rình thế giới chú tâm vào cái khác là anh ra đòn bất ngờ và im lặng :) Thâm !

    Trả lờiXóa
  9. 6 nguyên tắc mấu chốt giúp Trung Quốc đang trở nên to phình hơn ! đơn giản bởi sau mỗi cuộc chiến ngầm của Trung Quốc đều thu được lợi cho TRung quốc ! nỗi nhục của Ấn Độ đúng là khó có thể rửa khi bị TQ lòe mất đứt 1 vùng đất ! đúng là Trung Quốc nổi tiếng với những kế sách chiến lược chả sai chút nào !!

    Trả lờiXóa
  10. trung quốc đã nổi tiếng là thâm độc, nguy hiểm. với cách đánh bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh càng thể hiện rõ bản chất của chúng. chúng dốc toàn lực lượng để đánh, trong khi chúng lại chia rẽ đối phương, chúng không chịu đàm phán đa phương, mà chỉ nhận đàm phán song phương, ... tất cả đều nằm trong kế hoạch, nguyên tắc gây chiến tranh của chúng.

    Trả lờiXóa
  11. biết người biết ta trăm trận trăm thắng. hi vọng những nhà quân sự, chính trị nước ta sẽ nắm được rõ lòng dạ thằng Trung Quốc, không để nước ta có khe hở, hay tự tạo ra những khoảng trống để chúng lấy cớ nhảy vào gây hứng; và chúng ta phải chủ động phòng ngừa với anh bạn to lớn này, không để bị động một khi chúng tấn công bất ngờ

    Trả lờiXóa
  12. Chiến tranh mà bất ngờ là yếu tố khá quan trọng cho thắng lợi rồi, Trung quốc với những chiêu bài quân sự của mình luôn thể hiện sự nguy hiểm cao và các nước láng giềng luôn phải cẩn thận với trung quốc chỉ cần hôm trước bắt tay ngồi với nhau nhưng hôm sau sẵn sàng đánh nhau ngay lập tức. Vì lợi ích quốc gia Trung quốc luôn bất chấp tất cả

    Trả lờiXóa
  13. Bất ngờ và sử dụng toàn lực để tấn công thì đối phương làm gì còn cơ hội mà phản kháng nữa, đúng là mưu sâu kế hiểm của Trung Quốc gọi là thâm như tàu cũng đúng chứ chẳng sai, nhưng chỉ có cái chiêu bài biện mình cho hành động xâm lược của mình là thể hiện sự thâm túy và cực nguy hiểm của trung quốc. Đánh cho người khác khổ sở xong mình kêu mình tự vệ thì quá là trò hề

    Trả lờiXóa
  14. Để tạo ra chiến tranh thì cần rất nhiều yếu tố nữa, nhưng cái cách mà người trung quốc làm thì đã hiểu rằng vì sao các nước đều e dè trung quốc, không chỉ e dè về sự lớn mạnh của trung quốc mà e dè cả về những chính sách mà chính phủ trung quốc thi hành rất thâm sâu và độc ác

    Trả lờiXóa
  15. Càng muốn chiến tranh thì Trung Quốc càng tự mua dây buộc mình thôi. Cứ sáu nguyên tắc này nọ nói làm gì cho khó hiểu. Tất cả chỉ phục vụ cho cái mục đích bành trướng của Trung Quốc mà thôi. Chúng mà không chịu thay đổi thì có ngày chúng sẽ hối hận không kịp nữa đâu, Một mình không thay ôổi được thế giới đâu

    Trả lờiXóa
  16. Trung QUốc vẫn luôn và mãi mãi là tên côn đồ hung hăng và vô lý trên thế giới. Gây chiến rồi lại đùng đùng bỏ chiến sau khi đã giày xéo đất nước khác. cái gì gọi là "uy tín quốc tế" tăng mạnh? là tai tiếng của một kẻ lưu manh quốc tế thôi!

    Trả lờiXóa
  17. sáu nguyên tắc chiến tranh của trung quốc. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng trung quốc thâm hiểm như thế nào, thủ đoạn như thế nào. từ trước đến giờ, trung quốc là một quốc gia luôn có những âm mưu, thủ đoạn thâm độc, với ý đồ thôn tính các nước láng giềng, và bắt họ phụ thuộc vào mình. Và bây giờ, Việt Nam cũng đang dính vào các chính sách bành trướng đó của trung quốc. đó là việc trung quốc ngang nhiên chiếm các quần đảo thuộc chủ quyền nước ta. trước những chính sách đó, chúng ta nên cẩn thận và thực sự bình tĩnh.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog