Chia sẻ

Tre Làng

THẤT VỌNG GHÊ GỚM

Bộ GD lộ ’bí mật quốc gia’ khống chế trần tốt nghiệp?

(ĐVO)- Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo 63 tỉnh thành đã tuân theo “chỉ đạo mật” của Bộ để giữ cho tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2012 không được cao hơn tỷ lệ các năm trước. Bí mật này mới được lộ ra trong hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 mới đây, giống như một quả bom gây sốc cho dư luận.


Tại Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng, ngày 20/7 vừa qua, ngành giáo dục đã làm cho dư luận một phen té ngửa. Đó là trong phần tổng kết, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Trong năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt nghiệp những năm trước, nhằm chống căn bệnh thành tích và siết chặt giám sát thi cử. 

Thêm một thông tin động trời khác nữa là một lãnh đạo Sở GDĐT đã tỏ thái độ rất bức xúc vì Sở này bị cắt thi đua do để tỷ lệ tốt nghiệp năm 2012 cao hơn năm trước thay vì đáng lẽ họ phải được khen theo lẽ thường.

Đọc những thông tin tường thuật về phiên tổng kết năm học của ngành giáo dục trên các báo, tôi thực sự choáng váng đến nỗi không dám tin vào mắt mình. Tại sao một chuyện phản giáo dục như vậy lại diễn ra ngay trong chính môi trường giáo dục? Tại sao lại có chuyện ngược đời: bị cắt danh hiệu thi đua vì để cho học sinh đỗ tốt nghiệp cao hơn năm trước?

Có nền giáo dục của nước nào được (hay bị) chỉ đạo một cách trớ trêu như nền giáo dục nước ta không? Tôi tự hỏi, bao nhiêu học sinh đã bị trượt oan, đã bị các thầy cô của họ đánh cho kỳ trượt để đảm bảo số lượng học sinh đỗ không “vượt trần” do Bộ quy định? Bao nhiêu cuộc đời có thể đã có một hướng rẽ khác, nếu như các thầy cô tôn trọng kết quả thật của bài thi các em?

Theo như báo cáo tổng kết của Bộ, thì việc “quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt nghiệp những năm trước, nhằm chống căn bệnh thành tích và siết chặt giám sát thi cử”. Nghe thật nực cười, có phải Bộ đã “làm xiếc” với kết quả thi cử, kìm giữ tỷ lệ đỗ không cho vượt quá cao để chứng minh rằng ngành mình không chạy đua với căn bệnh thành tích? Nhưng đó chính là bệnh thành tích nặng đến mức vô phương cứu chữa chứ còn gì?

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT là kết quả phản ánh trung thực nhất tình hình học hành của một lứa học sinh sau 12 năm đèn sách. Bởi vậy nó không thể đều chằn chặn như những viên gạch đúc cùng một khuôn, phải có năm thấp, năm cao tùy theo học lực của từng lứa học trò, vậy mà Bộ lại có một chỉ đạo thật nực cười: quyết không để cho tỷ lệ đỗ năm nay cao hơn năm trước.

Vậy là đã rõ, tất cả chỉ là trò diễn mà thôi, và học sinh vừa là diễn viên chính, diễn viên phụ kiêm luôn cascadeur đóng thế và những em bị trượt oan là “vật hy sinh” giúp cho những vị lãnh đạo ngành giáo dục muốn xã hội nhìn vào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp “ảo” đó để thừa nhận họ đã có một nhiệm kỳ “thành công, hiệu quả”.

Lãnh đạo Bộ GDĐT, lãnh đạo các Sở GDĐT sẽ phải trả lời ra sao đây trước những bậc phụ huynh đội mưa đội nắng thấp thỏm và lo lắng thắt lòng ngoài cổng trường thi, trước những đứa học trò gò lưng học hành ngày đêm để mong có một kết quả thi tốt nghiệp như ý? Họ sẽ trả lời sao với những người đã trót đặt niềm tin vào sự công minh và chính trực của những con điểm được viết vào bài thi, đâu có ngờ nó là vô nghĩa, khi mà tỷ lệ trần đỗ tốt nghiệp đã bị khống chế rồi, địa phương nào trót để học sinh đậu cao thì sẽ bị cắt thi đua.

Cứ nhìn vào cái cách người ta điều hành ngành giáo dục thế này, đừng hỏi tại sao mỗi năm lại càng thấy xã hội một tồi tệ đi. Học sinh học vì điểm giả, giáo viên dạy vì thành tích giả, Sở chỉ đạo tỷ lệ đỗ hay trượt, Bộ lấy yếu tố thành tích làm đầu, những nhân cách bị bóp méo, tri thức và học vấn bị đánh tráo bằng những trò mèo.

Càng ngày người dân càng mất lòng tin vào môi trường giáo dục, còn đâu nghĩa thầy trò cao đẹp khi tiêu cực núp bóng những chủ trương, chính sách len lỏi vào khắp nơi. Mới đây Sở GDĐT Hà Nội đã cho phép mô hình “giáo dục chất lượng cao” ngay trong chính trường công để cho trẻ biết thế nào là sự sung sướng mà chỉ có đồng tiền mới có thể đem lại. Rồi một trường ở Bà Rịa- Vũng Tàu lọc học sinh thông qua sổ đỏ, nhà nào chưa có sổ đỏ thì xin mời đem con về, muốn xoay sở ra sao thì xoay, chúng tôi không cần biết.

Càng nghĩ càng thấy rối bời, hoang mang và thương cho những đứa trẻ, nhân cách của chúng rồi sẽ ra sao trong một môi trường giáo dục tiềm ẩn bao nhiêu chuyện có thể khiến tâm hồn non nớt của chúng bị tổn thương. Nếu biết rằng Sở GDĐT 63 tỉnh thành đã bắt tay nhau để khống chế tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT một cách vô nhân như vậy, chúng có còn lòng tin vào xã hội nữa không?

Thế mới biết có nhiều ý kiến đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng không phải là vô căn cứ, vì cứ điểm ảo, tỷ lệ ảo, thành tích ảo nhưng tiêu cực thì năm nào cũng thật thế này, tổ chức làm gì cho hao tiền, tốn của, hại tâm tư của toàn xã hội.

Mà tốt nhất là hàng năm, thay vì tổ chức cho trò đi thi, nên tổ chức những đợt sát hạch lương tâm của những đấng bậc làm thầy, lúc ấy chắc là có khối chuyện hay ho để nói.
Mi An

22 nhận xét:

  1. thật không ngờ lại có thông tin như thế đấy hay tại sợ dư luận nói giáo dục không nghiêm túc trong thi tốt nghiệp nên muốn hạ điểm thí sinh cho thấp hơn năm ngoái,có những cái suy nghĩ phản giáo dục như vậy ư.không lẽ những thí sinh lại bị xử oan ức như vậy,giáo dục và y tế luôn gây nhức nhối bao năm qua hơn cả giao thông,năm nào cũng kiến nghị họp chính sách này nọ mà thay đổi là chẳng ăn thua

    Trả lờiXóa
  2. “quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt nghiệp những năm trước, nhằm chống căn bệnh thành tích và siết chặt giám sát thi cử".giờ lại có cái lý luận này cơ chứ.nực cười quá đi chỉ vì thế là sợ tiếng nói khác gì bệnh thành tích mà chèn ép sĩ tử đâu.thật không ngờ lại có chuyện này,các em trượt tốt nghiệp sẽ nghĩ thế nào khi biết tin này có phải là gây phẫn nỗ trong lòng nhân dân không

    Trả lờiXóa
  3. Bí mật quá nhề ! chẳng biết có thật không thế các thím @@ làm ăn thế này thì ai mà tin tưởng được chứ , chả thế mà đợt lấy phiếu tín nhiệm GD thấp gần nhất, cứ vài vụ vớ vẩn thế này thì ai mà còn tin tưởng được cơ chứ, tác giả nhớ cập nhật thông tin vụ này để anh em còn biết, làm ăn thế này thì hỏng @@

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều người nghĩ tốt nghiệp cấp 3 này chẳng quan trọng lắm nên không thèm quan tâm chứ theo mình nghĩ có bằng cấp 3 mới thi được đại học, làm ăn thế này thì cố làm cho người ta trượt à @@ quá nguy hiểm, mặc dù vẫn biết là nếu thực thì tỉ lệ trượt lại càng nhiều hơn nhưng làm thế này đúng là không thể là thầy cô giáo được rồi @@

    Trả lờiXóa
  5. biết rằng công cuộc chống bệnh thành tích trong thi cử là cần thiết, là rất quan trọng. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây, đó chính là việc phòng chống bệnh thành tích, phải xuất phát từ nội lực, từ những thói quan hàng ngày và được xây dựng trên một cơ sở vững chắc, chứ không phải là từ việc khoa trương và áp đặt một cách vô lý như vậy. thông tin này thực sự là một điều đáng buồn đối với nền giáo dục của nước nhà.

    Trả lờiXóa
  6. Cái này không thể trách các thầy cô dạy học được, chẳng thầy cô nào lại muốn học sinh trượt cả. Chỉ có những ông quan chức ở trên không có cách nào ra hồn nên ép xuống như thế. Các trường mà không làm theo thì tự loại mình ra, bị trù úm ngay.

    Trả lờiXóa
  7. Quá thất vọng. Vẫn biết ngành giáo dục có nhiều bất cập, nhưng không thể ngờ là lại có tình trạng này diễn ra. Nền giáo dục đang tự dìm mình chìm xuống.

    Trả lờiXóa
  8. Nếu đó là sự thật, thì đó thực sự là một nỗi thất vọng của nền giáo dục nước nhà. không chỉ về chất lượng mà kể cả về khâu quản lý chất lượng giáo dục cũng có vấn đề. BIết rằng chống thành tích, chống tiêu cực là một vấn đề cấp thiết và cần ngăn chặn một cách triệt để. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta thực hiện các biện pháp ngăn chặn một cách cứng nhắc và không có chiều sâu. ngược lại, để công cuộc chống tiêu cực một cách có hiệu quả, chúng ta cần có những biện pháp có chiều sâu, không chỉ là mang tính hình thức.

    Trả lờiXóa
  9. Người ta nói rồi, "miệng nhà quan có gang có thép", các quan nói gì thì dưới phải nghe như vậy, bởi vì quan không bao giờ có chuyện làm sai gì cả, bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao trong kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua học sinh lớp 12 lại xé đề cương môn sử rồi.

    Trả lờiXóa
  10. Trời ạ! Thật là những thông tin động trời mà chỉ có nền giáo dục nước mình mới có. Đất nước chúng ta có quá nhiều thứ để mà buồn quá đây. Vừa rồi dư luận không khỏi bàng hoàng khi có 3 ca trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B thì nay lại có thêm cái vụ của ngành giáo dục hiện nay làm cho người dân té ngửa luôn. Nền giáo dục chắp vá và có những quyết định quái dị như thế này thì chẳng biết đến bao giờ mới có sự phát triển được đây. Chẳng biết ai đã có cái quyết định ngu xuẩn lấy học sinh làm vật thế thân cho những thành tích của họ như thế này nữa không biết. Không biết những kẻ làm ra cái trò này đang muốn gì ở cái đất nước này nữa không biết. Can thiệp vào tỉ lệ đỗ tốt nghiệp mà cũng làm được thì liệu có chuyện gì họ không làm được nữa không biết. Chẳng biết đã có bao nhiêu học sinh làm vật thế thân cho những thành tích này nữa. Cúng không có biết bao nhiêu sự bất công đã tạo ra từ cái chỉ thị quái gở này nữa. Thật là buồn cho nền giáo dục nước ta.

    Trả lờiXóa
  11. Giáo dục nước nhà luôn là đề tài nóng của tất cả xã hội, tất cả mọi người đều quan tâm vì đây là nhiệm vụ chiến lược, quốc sách hàng đầu của nước nhà. Nhưng trong những năm qua giáo dục luôn bị chỉ trích do căn bệnh thành tích trầm kha, chất lượng giáo dục luôn bị đặt câu hỏi từ các bậc từ tiểu học đến nghiên cứu sinh, đây là kết quả của cả một quá trình chứ không phải sai phạm nhất thời. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi căn bản nền giáo dục nước nhà rồi

    Trả lờiXóa
  12. Gì chứ đỗ tốt nghiệp nhiều mà lại bị cắt thi đua là sao, đương nhiên là cũng có tỉnh do tiêu cực mà tỉ lệ tốt nghiệp cao thì có thể là cắt thi đua, nhưng đây biết đâu tỉnh đó đỗ thực chất thì sao chứ, cần có sự điều tra rồi hãy kết luận nên cắt hay thưởng chứ, làm ăn vậy thì hỏng hết còn gì

    Trả lờiXóa
  13. Thành tích, lại là thành tích. Không lẽ ở cái đất nước này, nền giáo dục này chỉ có thành tích thôi sao? Vừa ùm xùm cái chuyện một công trình cấp Quốc gia về văn học được nhà nước đầu tư vốn nhưng lại biên soạn linh ta linh tinh hết cả lên. Công trình nghiên cứu về văn học cấp Quốc gia nhưng lại cho một bài thơ của cá nhân vào diện của dân gian thì tôi cũng xin chịu. Nay các vị lãnh đạo Bộ giáo dục định làm đẹp mặt mình bằng thành tích nên khai tử một số em để khống chế tỉ lệ đỗ tốt nghiệp. Có lẽ không còn từ nào để giải thích nổi cái hiện tượng này nữa ngoài hai từ bi hài. Chẳng biết có bao nhiêu em đã bị oan vì cái chính sách quái gở này nữa. Biết bao nhiêu năm đèn sách chỉ để làm vất thế thân cho thành tích. Thật là tội nghiệp cho những học sinh này. Không biết sau cái vụ này thì các lãnh đạo ngành giáo dục của chúng ta sẽ chống chế như thế nào đây. Một chính sách dẫm đạp lên cả ý thức phấn đấu của con người cũng như chà đạp sự công bằng của xã hội mà cũng áp dụng thì không còn gì để mà bàn nữa cả.

    Trả lờiXóa
  14. Thì tại trước đây các trường đều mắc bệnh thành tích, cứ muốn nâng tỉ lệ đỗ của mình cao lên , thế nên Bộ mới có biện pháp này để hạn chế căn bệnh đó lại chứ sao, nói đi nói lại thì giáo dục Việt Nam đang lẹt đẹt lắm, chẳng thế mà mới đây còn ra chỉ thị là cộng điểm cho bang mẹ Việt Nam anh hùng đấy à/

    Trả lờiXóa
  15. Cả 1 đất nước hàng trăm triệu dân, có nền văn hóa hàng nghìn năm dựng và giữ nước, ấy thế mà nên giáo dục phát triển trong suốt mấy chục năm vẫn cứ ì à ì ạch, chẳng trách Việt Nam có số lượng Tiến Sĩ, Giáo Sư nhiều đến thế vẫn không có công trình nghiên cứu nào, thua cả thằng BruNay mấy trăm nghìn dân.

    Trả lờiXóa
  16. Ngành giáo dục nước ta còn tồn tại rất nhiều bất cập, giáo trình để dạy học đã là một vấn đề bức thiết cần giải quyết để phát triển trí tuệ dân tộc rồi, chưa kể đến những tiêu cực trong giảng dạy cũng như thi cử. Cần có sự thay đổi của ngành giáo dục trước khi bị mất lòng tin nơi nhân dân.

    Trả lờiXóa
  17. Bên cạnh các vấn đề về cải cách và chấn chỉnh bộ máy nhà nước, đẩy lùi các nạn tham ô, lãng phí và quan liêu trong bộ máy chính quyền, thì hiện nay, việc cải cách, nên cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị hàng đầu mà Đảng và nhà nước ta chú trọng. Nhưng nếu vụ việc này là sự thật, thì quả thật là đáng tiếc, biết rằng công cuộc đẩy lùi bệnh thành tích là quan trọng, là thiết yếu, nhưng không phải là bằng các biện pháp áp đặt, cứng nhắc và thiếu khách quan như vậy. chúng ta cần nhiều hơn nữa những biện pháp có chiều sâu và lâu dài, chứ không phải là các biện pháp như vậy.

    Trả lờiXóa
  18. Làm giáo dục vây thì bao giờ mới sánh vai với nền giáo dục của các nước lớn đây, bệnh thành tích làm ảnh hưởng chung đến nền giáo dục là cái mà ai cũng nhìn thấy vậy mà sao vẫn chưa có biện pháp nào cứng rắn vậy, có tỉnh đỗ thực tế cũng bị ảnh hưởng bởi cái gọi là bệnh thành tích, đúng là chuyện dở khóc dở cười

    Trả lờiXóa
  19. Quả thật là quá thất vọng cho phát biểu này của Bộ giáo dục. Vừa đợt cách đây không lâu thì có chính sách cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng giờ lại bảo là khống chế chỉ tiêu đỗ tốt nghiệp, nếu còn những chính sách có thể nói hơi quá lên tí là hàm hồ như vậy thì càng làm nền giáo dục nước ta đi xuống mà thôi

    Trả lờiXóa
  20. Quá thất vọng luôn. Không thể tin nổi, họ đã lừa dân, dối Đảng. Nếu khống chế tỷ lệ tốt nghiệp như thế thì tổ chức thi làm gì cho mất tiền của của nhà nước của nhân dân. Tốt nhất là nên hủy bỏ kỳ thi Tốt nghiệp THPT đi. Tập trung cho đào tạo ĐH là tốt nhất. Không kỳ vọng gì ở mấy bộ ban ngành giáo dục.

    Trả lờiXóa
  21. Trời đất ơi một ngành Giáo dục quá bất cập, quá vô lý, có ngành giáo dục nước nào mà quy định tỉ lệ đậu tốt nghiệp không được cao hơn năm ngoái để phòng chống bênh thành tích. Ông nào nghĩ ra cái quyết định điên rồ như vậy, đây là biện pháp chống bênh thành tích do một Bộ giáo dục của một đất nước đưa ra đây ư?

    Trả lờiXóa
  22. Thất vọng phải là quá thất vọng. Cả một Bộ giáo dục to đoành đoàng như thế mà đưa ra cái quyết định bất hợp lý không hiểu nổi thế này. Chẳng lẽ không có cách nào chống được bệnh thành tích hay sao? Vả chăng cái cách này liệu có thực sự chống được bệnh thành tích. Nghe qua đã thấy vô lý, chỉ khổ học sinh có khi làm được bài cũng bị đánh trượt tốt nghiệp thì có điên đầu luôn. Mà cái quyết định này đưa ra lúc nào vậy?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog