Chia sẻ

Tre Làng

BÁO MỸ: MỸ KHÔNG CÒN LÀ MẢNH ĐẤT TỰ DO

Từ lâu, Mỹ vẫn luôn tự hào rằng mình là “mảnh đất tự do”, nơi mọi công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân mà không chịu áp bức và là nơi người dân thuộc mọi tầng lớp đều có thể theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng có vẻ như mảnh đất tự do giờ đã không còn.

Tượng nữ thần tự do, biểu tượng của nước Mỹ - nhưng dường như hiện nay Mỹ không còn là “mảnh đất của tự do” nữa?

Theo một bài viết của tác giả Jonathan Turley được đăng trên tờ WashingtonPost, nước Mỹ hiện giờ đã giống những nước mà vẫn bị Mỹ lên án vì thiếu tự do.

Hàng năm, Bộ Ngoại giao vẫn công bố các báo cáo về tình hình nhân quyền của các quốc gia khác, theo dõi những điều luật và qui định hạn chế nhân quyền được thông qua trên khắp thế giới. Ví dụ như Iran, đất nước này đã bị phê phán vì phủ nhận xử tử công khai và hạn chế quyền riêng tư, còn Nga thì đã bị chỉ trích vì bỏ qua các thủ tục pháp lí cần thiết. Các nước khác thì bị lên án vì dùng các công cụ bí mật và tra tấn.

Khi chúng ta công bố những nhận xét của mình về những quốc gia mà chúng ta cho là không tự do, người Mỹ sẽ vẫn tự tin cho rằng khái niệm một quốc gia tự do sẽ bao gồm chính nước mình – mảnh đất của sự tự do. Tuy vậy, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, đất nước chúng ta đã giảm sự do công dân một cách tổng thể dưới tên gọi "trạng thái tăng cường an ninh". Ví dụ gần đây nhất là Điều luật quốc phòng quốc gia được kí ngày 31/12 đã cho phép giam giữ không giới hạn các công dân.

Người Mỹ thường tự tuyên bố với thế giới rằng quốc gia mình là biểu tượng của sự tự do đồng thời gọi các nước như Cuba và Trung Quốc vào nhóm các nước không tự do. Tuy vậy, một cách khách quan, chúng ta chỉ có thể chỉ đúng một nửa. Có thể các quốc gia đó chưa có đủ các thể chế pháp lí đảm bảo quyền tự do các nhân thế nhưng chính Hoa Kỳ hiện nay lại có nhiều điểm giống với các quốc gia đó mà không ai dám thừa nhận.

Dưới đây là 10 chính sách mà chính phủ Hoa Kỳ đã thực thi kể từ ngày 9/11/2001 khiến nước Mỹ không còn là “mảnh đất của tự do” nữa.

1/ Ám sát các công dân Mỹ

Tổng thống Obama đã làm theo người tiền nhiệm, cựu tổng thống George W. Bush khi tuyên bố mình có quyền ra lệnh giết hại bất kì công dân nào bị coi là một kẻ khủng bố hay tiếp tay cho khủng bố. Năm ngoái, ông Obama đã cho phép giết hại một công dân Mỹ là Anwar al-Awlaqi và một công dân khác. Tháng trước, các quan chức chính quyền đã xác nhận về quyền đó và cho biết tổng thống có thể ra lệnh ám sát bất kì công dân nào mà ông coi là có liên quan đến khủng bố.

2/ Giam giữ vô thời hạn

Theo một điều luật được ký vào tháng trước, những nghi phạm khủng bố sẽ bị quân đội giam giữ và tổng thống có quyền được ra lệnh giam giữ vô thời hạn những công dân nào bị buộc tội khủng bố. Chính quyền tiếp tục tuyên bố mình có thể tước đi quyền được bảo vệ của công dân một cách vô điều kiện.

3/ Xử án chuyên quyền

Hiện nay, Tổng thống có quyền quyết định một người nào đó sẽ được xét xử ở các tòa án liên bang hay tòa án quân sự, một quy trình bị toàn thế giới nhạo báng là thiếu những quy tắc bảo vệ nhân quyền tối thiểu. Cựu tống thống Bush tuyên bố mình có quyền này vào năm 2001 và Tổng thống Obama tiếp tục thực hiện.

4/ Lục soát thông tin không cần giấy phép

Hiện nay tổng thống có thể ra lệnh lục soát mà không cần giấy phép. Với quyền mới, chính quyền có thể buộc các công ty và tổ chức phải trình bày thông tin về tình hình tài chính và giao tiếp của công dân. Cựu tổng thống Bush có được quyền này năm 2001 và năm 2011 ông Obama mở rộng quyền cho phép lục soát mọi thứ từ tài liệu kinh doanh cho đến các thông tin mang tính lưu trữ.

5/ Dùng chứng cớ bí mật

Hiện nay chính phủ có thể thường xuyên dùng chứng cớ bí mật - tức chứng cớ không được công khai - để bắt giữ các cá nhân và sử dụng bằng chứng bí mật tại các tòa án liên bang và tòa án quân sự. Ngoài ra, một số vụ thậm chí còn không được đưa ra tòa.

6/ Tội phạm chiến tranh

Thế giới lên tiếng đòi những người có trách nhiệm trong vụ tra tấn nghi phạm khủng bố bằng hình thức dội nước trong thời kì chính quyền Bush, nhưng vào năm 2009 chính quyền của Tổng thống Obama tuyên bố sẽ không để CIA bị điều tra hay truy tố vì những hành động như vậy. Điều đó đã phá hoại không chỉ các quy định của pháp luật mà còn cả các nguyên tắc Nuremberg của luật pháp quốc tế. Khi các tòa án ở những nước như Tây Ban Nha tiến hành điều tra các quan chức chính quyền Bush về tội ác chiến tranh, chính quyền Obama được cho là đã thúc ép các nhà ngoại giao nước ngoài không được để vụ đó được tiến hành, bất chấp một thực tế là Hoa Kỳ đã đòi tội phạm chiến tranh ở các nước khác phải bị xét xử.

7/ Phiên tòa bí mật

Chính phủ đã tăng cường sử dụng Phiên tòa giám sát tình báo nước ngoài. Tòa án này mở rộng các quyền bí mật của mình được xét xử các các công dân có dấu hiệu trợ giúp hoặc tiếp tay cho các chính quyền hoặc tổ chức nước ngoài thù địch. Vào năm 2011, Tổng thống Obama đã tiếp tục sử dụng quyền này, và cho phép bí mật tìm kiếm các cá nhân mà họ không hề thuộc về một nhóm khủng bố nào cả. Chính quyền đã khẳng định quyền của mình được phớt lờ những qui định của quốc hội hạn chế kiểu giám sát như vậy.

8/ Miễn trừ xét xử

Cũng giống như chính quyền Bush, chính quyền Obama đã tìm cách trao quyền miễn trừ xét xử cho các công ty giúp chính quyền giám sát không giấy phép các công dân, khiến các công dân không còn giữ được quyền chống xâm phạm tự do cá nhân của mình.

9/ Tiếp tục theo dõi các công dân

Chính quyền Obama đã thành công trong việc bảo vệ lập luận của mình về việc sử dụng các thiết bị định vị GPS để theo dõi từng bước đi của các công dân mục tiêu của họ mà không cần lệnh của tòa án.

10/ Dàn xếp "phi thường"

Chính quyền Mỹ giờ đã có quyền thuyên chuyển cả các công dân Hoa Kỳ và công dân nước khác tới một quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ theo một hệ thống được biết đến là “sự dàn xếp phi thường”, để tra tấn các nghi phạm. Chính quyền Obama cho hay không nối tiếp các hoạt động lạm dụng này từ chính quyền Bush nhưng khăng khăng duy trì quyền được ra lệnh thực hiện các vụ thuyên chuyển đó.

Một quốc gia độc đoán được định nghĩa không chỉ bởi việc sử dụng các quyền lực độc đoán mà còn bằng khả năng sử dụng chúng. Nếu một tổng thống tước đi quyền tự do hoặc mạng sống của bạn bằng quyền lực của mình, thì tất cả các quyền công dân chẳng khác gì sự tự do cá nhân có được tùy theo ý chí của nhà cầm quyền.

Sự thiếu trung thực của các chính trị gia không còn là điều gì mới lạ đối với người Mỹ. Nhưng câu hỏi thực chất là liệu chúng ta có đang tự lừa dối mình khi gọi đất nước này là “mảnh đất của tự do”?

20 nhận xét:

  1. theo tôi nghĩ thì cái tự do ở mĩ chỉ do mĩ tự phong cho mình mà thôi, nó không là gì với những nước khác vì ai cũng biết cái bản chất của một nước tujwj do kiểu mĩ, qua các trang thông tin báo chi chúng ta thấy có rất nhiều vụ ans về khủng bố giết người hàng laojt c=ở cái đất nước tự do này, đó là thực tế , không thể phủ nhận, nước mĩ là một nước có tự do ảo mà

    Trả lờiXóa
  2. cứ tương những tội ác của mĩ duwois cái thời của bush sẽ không được tái diễn, hóa ra cái gì thuộc về bản chất thì không thay đổi cho dù thay đổi nhà lãnh đạo đi chăng nữa. và quan trong hơn là chính những người mĩ đang cảm thấy bị lừa dối sau bao năm cứ tin tưởng vào nhà nước od mình lập ra đó, không biết người mĩ sẽ suy nghĩ gì về vấn đề này và những ông bà rận chủ sẽ nghĩ gì khi nói tói vấn đề tự do ở chính quốc của minhf bị nói xâu như thế? một dấu hỏi lớn đây?

    Trả lờiXóa
  3. Thực ra, từ xưa, Mỹ không tôn trọng nhân quyền, nhưng Mỹ che đậy một cách tinh vi và chưa bị phát giác. Càng ngày, những việc làm vi phạm nhân quyền, quyền tự do dân chủ của Chính phủ Mỹ lộ ra bên ngoài khiến cho Mỹ không thể lớn tiếng như trước nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Mình thấy Thành Trần nói đúng.
    Trước đây có nhiều chuyện Mỹ vi phạm các điều ước quốc tế, nhưng vì chưa bị lộ nên họ đóng vai tử tế lên giọng dạy người khác. Thực ra, họ không có tư cách để lên tiếng dạy bảo ai.

    Trả lờiXóa
  5. Mỹ hay can thiệp vào chuyện nội bộ nước khác bằng cách tạo cớ là đấu tranh nhân quyền. Thực ra, họ xâm phạm quyền tự chủ của quốc gia khác.

    Trả lờiXóa
  6. Hừ, Mỹ đúng là gà vừa đẻ vừa cục tác!

    Trả lờiXóa
  7. Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật tốt... Nhưng Mỹ có cái không hay là cậy nước lớn lấn lướt các nước khác. Họ luôn tìm cách can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ nước khác. Và họ có thể áp dụng bất kể biện pháp nào, kể cả vi phạm công ước quốc tế, để đạt ý đồ chính trị.

    Trả lờiXóa
  8. Mỹ chỉ là đất nước tự do với những kẻ có tiền thôi, còn những người dân nghèo, những người dân lao động thì lại khác, họ sống cũng thấp cổ, bé họng, bị bóc lột đến tận cùng nhưng chẳng biết kêu ai, hay kêu nhưng chẳng ai thấu.

    Trả lờiXóa
  9. Như chúng ta đã biết, trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã thực hiện nhiều hành động đe dọa nghiêm trọng đến quyền con người. Tội ác lớn nhất Mỹ từng thực hiện mà hậu quả của nó còn để lại đến ngày hôm nay đó chính là việc họ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản khiến hàng nghìn người dân vô tội thiệt mạng, đó là minh chứng cho những tội ác tày trời mà Mỹ đã từng làm.

    Trả lờiXóa
  10. Người ta tự hỏi: nước Mỹ đấu tranh cho nhân quyền, tự cho phép mình được ra thông báo hàng năm về tiến bộ về nhân quyền của các nước trên thế giới nhưng cuối cùng thì quân đội của họ thực thi nhân quyền như thế này ư. Đúng là bản chất vẫn không thay đổi, nước Mỹ sẽ không bao giờ thay đổi được tính thống trị của mình, chúng ta cần phải đề phòng cao độ.

    Trả lờiXóa
  11. Nhân quyền lớn tối thượng của Mỹ là sản xuất và tích trữ vũ khí hạt nhân nhân quyền chính là hạt nhân. các nhà khoa học nói rằng nếu kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đồng loạt khai hỏa thì nhiệt độ toàn trái đất xanh của chúng ta sẽ tăng lên 180 độ c. Các bác dân chủ hãy tập trung cầm cờ vàng sọc đỏ đi biểu tình chống nhân quyền kiểu Mỹ mới là hay, kẻo không mấy ông hạ viện Mỹ có ngày nào đó hứng lên hoặc mất kiểm soát lại đòi dùng hạt nhân để thiết lập nhân quyền kiểu Mỹ lên toàn cầu.

    Trả lờiXóa
  12. Nước Mỹ quả là thật thâm hiểm, không lường trước được. Chúng ta còn nhớ trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã không ngừng rải chất độc điôxin xuống Việt Nam, khiến cho không chỉ khiến cho mạng sống của các chiến sỹ Việt Nam bị đe dọa mà còn ảnh hưởng đến thế hệ con cháu sau này. Một tội ác tày trời không thể dung tha cho nước Mỹ, cần phải lên án mạnh mẽ.

    Trả lờiXóa
  13. Nước Mỹ thì tự do cái gì, nói một đằng làm xằng một nẻo. Miệng thì bô bô nói nhân quyền tự do, thế mà thực hiện những chính sách có thấy thể hiện quyền tự do con người đâu, toàn những điều ép buộc, cưỡng chế thôi. Những hình phạt thì không thể hiện tính nhân đạo gì cả. Chỉ được cái đi nói xấu nước khác, bịa đặt lung tung là giỏi. Ví dụ như Mỹ lúc nào cũng luôn nói Việt Nam không có nhân quyền, nhưng thực chất Việt Nam là nhà nước nhân quyền, được cả thế giới công nhận. Mỹ từ trước tới nay thì vẫn thế thôi, trong lịch sử chiến tranh xâm lược Việt Nam Mỹ đã dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man, dùng những vũ khí chết người hàng loạt, chất dioxin và nhiều chất có hại để làm cho Việt nam không còn sự sống, xâm phạm mạnh mẽ đến quyền được sống của người dân Việt Nam. Thế mà nói nhận mình là nước tự do nỗi gì thật buồn cười cho Mỹ.

    Trả lờiXóa
  14. Hoan hô Mỹ ! một đất nước tự do chính là một đất nước có tượng nữ thần tự do :) và ở đâu có tượng nữ thần tự do thì ở đó có tự do ! có lẽ đó là lý luận của nước Mỹ về mình ! thực sự thì vấn đề tự do theo các hiểu của Mỹ đó là những nước nào không theo Mỹ không là đồng minh của Mỹ thì là thiếu nhân quyền dân chủ ! đơn giản vậy thôi ! còn theo Mỹ thì dù có nghe lén tra tấn phạm nhân hay là thích chém giết ai tùy ý đều vẫn là đất nước có nhân quyền :))

    Trả lờiXóa
  15. Thực sự Mỹ là thiên đường tự do sao? Tự do ngôn luận, tự do hành động, tự do kiểm soát, hay là tự do biểu tình, bắn giết lẫn nhau....Haizz. Ở Mỹ quả thật có quá nhiều để nói về cái tự do mà họ cho rằng đó là chính đáng. Nhà nước Mỹ luôn nói rằng họ tôn trọng dân chủ, nhân quyền, tự do con người nhưng thực chất thì mờ ám đằng sau lời nói đó chẳng phải là sự theo dõi bất hợp pháp con người, kiểm soát cuộc sống của tất cả những người mà họ cho rằng cần thiết hay sao?

    Trả lờiXóa
  16. Thì có abo giờ mảnh đất Hoa kỳ là mảnh đất tự do thế. Tự do kiểu gì mà lại đi khám xét, bắt giứ người khi không có giấy phép bắt, như thế mà tự do sao, xâm hại đến quyền tự do của con người. Như thế có được coi là tự do chăng. Mặt khắc nếu là mảnh đất tự do như mỹ vẫn thường nói sao lại đi gieo nỗi đau cho nhân dân thế giới bởi những cuộc chiến tranh phi nghĩa kia chứ, thật là nực cười.

    Trả lờiXóa
  17. Nhân quyền ở Mỹ chỉ như một trò hề không hơn không kém. nhìn những nước mà Mỹ cho là ở đó nhân quyền không được đảm bảo thì biết thật khổ sở cho họ cuốc sống thì diễn ra có khác gì địa ngục thời bình rồi mà chiến tranh vẫn diễn ra vẫn những cuộc biểu tình những xung đột căng thăng thì leo thang một mức cực độ. Vậy đấy chúng thừa biết là khi can thiệp vào nước này thì tình hình sẽ căng thẳng hết mức nhưng chúng vấn cố tình vì cái mục đích thâm độc của chúng.

    Trả lờiXóa
  18. Mỹ luôn tự cho mình là đại diện của tự do, dân chủ. Luôn muốn can thiệp vào công việc nội bộ của tất cả các nước trên thế giới. Trong khi thử nhìn lại ở Mỹ xem, dân chủ và nhân quyền đã thực sự tồn tại hay chưa? Hay đó chỉ là thứ dân chủ nửa vời, giả tạo. Trong những năm vừa qua, Việt Nam là một trong những nước bị Mỹ tìm mọi cách công kích với lý do thiếu dân chủ, nhân quyền. Nhưng sự thật thì đã cho thấy Việt Nam trúng cử vào hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc, ở Việt Nam dân chủ nhân quyền luôn được coi trọng chứ không hề như Mỹ và bè lũ rận chủ vẫn nói.

    Trả lờiXóa
  19. Mỹ luôn tự huyễn hoặc mình là nước tự do, dân chủ nhất thế giới. Nhưng sự thật thì không phải vậy. Ở Mỹ, dân chủ và nhân quyền hoàn toàn không được đảm bảo. Chính quyền Mỹ có quyền ám sát chính công dân của mình, Giam giữ vô thời hạn, xử án chuyên quyền, lục soát thông tin không cần giấy phép, dùng chứng cứ bí mật, tội phạm chiến tranh, phiên tòa bí mật, miễn trừ xét xử, tiếp tục theo dõi các công dân, dàn xếp phi thường,..Chính vì vậy, khủng bố và biểu tình ở Mỹ diễn ra liên miên, không cách nào ngăn cản.

    Trả lờiXóa
  20. Vốn dĩ từ trước tới nay xã hội mỹ đâu phải là đất nước tự do gì, đầy rẫy những bất công trong xã hội ấy, trước đây thì phân biệt trà đạp lên quyền sống của nô lệ, sau đó là những người nghèo, công nhân, phân biệt chủng tộc, và giờ đây sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo lại càng sâu sắc. Không chỉ thế như tác giả viết bài này thì làm gì mà mĩ có quyền tự do khi bắt khám xét người lung tung, xã hội thì bất ổn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog