Chia sẻ

Tre Làng

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ CAO LẬP TRƯỜNG CỦA ẤN ĐỘ VỀ BIỂN ĐÔNG

Petrotimes - Trước thềm chuyến thăm cấp cao Ấn Độ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Ấn Độ PTI, trong đó nhấn mạnh: Việt Nam đánh giá cao “lập trường xây dựng” của Ấn Độ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Theo PTI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định: Việt Nam luôn kiên trì chủ trương thông qua thương lượng hoà bình để đi tới giải pháp cơ bản, lâu dài về những bất đồng, tranh chấp giữa các bên liên quan trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong thời gian trước mắt, tất cả các bên cần nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), đồng thời, đẩy nhanh quá trình hình thành Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh, hoà bình, ổn định, an ninh hàng hải và hợp tác cùng có lợi trên Biển Đông là lợi ích thiết yếu của nhiều quốc gia, cả trong và ngoài khu vực, đồng thời đánh giá cao lập trường xây dựng của Ấn Độ trong vấn đề này.

“Chúng ta có cơ sở để hài lòng về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thời gian qua; đồng thời tin tưởng, hy vọng vào sự phát triển tốt đẹp hơn nữa của mối quan hệ đó trong thời gian tới. Chúng tôi nhận thức rõ rằng, tiềm năng mở rộng, đi sâu, nâng cao hiệu quả của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ còn nhiều; và một trong những mục đích chính của chuyến thăm Ấn Độ lần này là chúng tôi sẽ cùng các nhà lãnh đạo Ấn Độ trao đổi, tìm ra những biện pháp định hướng thiết thực, hữu hiệu để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu và thực chất hơn, biến những tiềm năng thành hiện thực, vì lợi ích của nhân dân hai nước”, PTI trích dẫn phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ấn Độ duy trì quan điểm cho rằng, tất cả các bên liên quan phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp. New Dehli cũng khẳng định rằng, tự do hàng hải và tiếp cận với các nguồn tài nguyên trong khu vực phải đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc đã được đặt ra và công nhận.

Minh Châu (theo TTXVN, Economics)

2 nhận xét:

  1. Vấn đề Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của các nước có liên quan trực tiếp mà nó còn giành được sự chú ý của rất nhiều nước khác, tổ chức trên thế giới. Sở dĩ Biển Đông là nơi có vị trí quan trọng, việc làm chủ biển Đông có thể ảnh hưởng không chỉ về kinh tế mà còn là quân sự..., đó là cửa ngõ của sự giao lưu, vì thế mà không thể để một nước độc bá được. Việt Nam nằm trong khu vực, và có chủ quyền tại một phần của biển Đông, theo luật biển thì điều này là chính đáng, việc chúng ta ra sức giữ gìn là hoàn toàn hợp lý, chỉ là TH đang cố phá vỡ sự hòa bình trên biển đó thì phải.

    Trả lờiXóa
  2. Việt nam luôn tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Nhưng trung quốc thì không bao giờ vì chúng cho chúng là nước lớn và có quyền áp đặt các luật lệ của riêng mình chúng không bao giờ muốn đàn phán đa phương với sự có mặt của các quốc gia khác vì chúng là kẻ sai . Việc ấn Độ ủng hộ việt nam cho thấy ân độ sẽ đứng về phía việt nam khi sảy ra tranh cãi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog