Chia sẻ

Tre Làng

THỜI CỦA..."TIA"

Một thành phố thanh bình bỗng dưng xuất hiện từ đâu đợt sóng hỗn loạn quét sạch mọi thứ trong một mili giây. Không điện thoại, không máy tính, không điện chiếu sáng, không còn gì. Không ai chết nhưng thành phố bị san thành bình địa. Không cục gạch vỡ và không giọt máu rơi nhưng vạn vật dường như bất động… 

“E-bomb” không phải bom điện tử ám chỉ đến những đợt tấn công bằng virus máy tính mà thứ vũ khí tuyệt đỉnh trong lịch sử quân sự này được gọi là bom điện trường (electromagnetic bomb, hay e-bomb). Trong cuộc chiến Nam Tư, Mỹ đã âm thầm dùng e-bomb để phá hỏng hệ thống radar Nam Tư. Bí mật của e-bomb chỉ nằm ở chỗ tạo ra những xung điện cực mạnh, truyền xuống một ăngten để tạo ra một đợt sóng điện trường có dãy rộng nhiều tần số. Dãy tần số càng rộng thì nguy cơ các thiết bị điện bị hấp thu càng cao. 

Khi hấp thu luồng điện trường này, thiết bị điện sẽ bốc cháy thành đồ phế liệu trong tích tắc. Chẳng hạn, nếu một dây cáp máy tính bị nhiễm, máy tính sẽ bị nướng khô! Để tạo ra sóng viba tần số cao, người ta cần xung điện biến thiên cực nhanh, trong khoảng 100 pico giây (tức bằng 1/10 tỉ của một giây). Một trong những cách thực hiện điều này là dùng máy phát điện đặc biệt. Các máy phát điện loại này hiện đang được thử nghiệm cho Không lực Mỹ do nhà sản xuất Applied Physical Sciences (APS) thực hiện. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, APS từ chối không tiết lộ chi tiết nhưng Jon Mayes thuộc APS cho biết mục tiêu của họ là gắn loại máy phát điện có tên Marx lên máy bay không người lái hoặc tên lửa để tạo ra một “bãi mìn” vô hình khổng lồ trên không trung mà bất cứ máy bay hay tên lửa nào của phe đối phương lọt vào đều bị phá hỏng. 

Phương pháp thứ hai là tạo ra một quả bom điện trường, được chế tạo bằng ống tuýp kim loại có dây kích nổ ở một đầu. Ống tuýp này sau đó được luồn vào một ống xylanh mà mặt vách trong có lót dây điện cuộn tròn suốt chiều dài ống. Ở đầu cuối của xylanh, có một ăngten. Cuối cùng, dòng điện được đưa vào cuộn dây đồng trong thành xylanh để tạo ra điện trường. Để bom hoạt động, người ta kích ngòi nổ của ống tuýp, tạo ra một nguồn năng lượng chạy dọc ống tuýp với vận tốc kinh khủng 6.000m/giây. Kết quả là phần cuối của ống tuýp bị nổ tung, thoát ra một luồng lửa đồng thời tạo ra luồng điện trường cực mạnh. Khi luồng lửa bốc cháy ở một đầu xylanh, điện trường bị ép ngày mỗi lúc mỗi nhỏ và cuối cùng tạo ra một xung điện ampere cực lớn với vận tốc 500 pico giây. Lúc toàn bộ xylanh bị cháy, xung điện tràn vào ăngten và thoát ra ngoài. Toàn bộ quá trình trên chỉ diễn ra chưa đến 1/10 milli giây nhưng xịt ra một terawatt điện có sức phá hủy kinh khủng. Thiết bị này đủ gọn để cầm tay – theo Ivor Smith, kỹ sư điện thuộc Đại học Loughborough, người từng bỏ nhiều năm nghiên cứu đề tài.

Mỹ đang đầu tư khá mạnh vào vũ khí viba. Tháng 9-2013, Phòng thí nghiệm năng lượng điều khiển thuộc Không quân đã thực hiện cuộc thử nghiệm thành công tại căn cứ Kirtland (New Mexico) với hệ thống vũ khí của Boeing gọi là CHAMP (Counter-electronics High-powered Microwave Advanced Missile Project). Trong thử nghiệm, quả tên lửa viba CHAMP đã phá hủy toàn bộ hệ thống điện tử và xóa sạch toàn bộ dữ liệu tại địa điểm mục tiêu. Trước đó, trong cuộc thử nghiệm ngày 16-10-2012, một tên lửa CHAMP đã bay qua lộ trình được cài đặt sẵn (kéo dài một giờ) ngang sa mạc Utah và nó cũng “nướng” trụi toàn bộ hệ thống điện tử-dữ liệu của 7 mục tiêu khác nhau. Keith Coleman, quản lý dự án của Boeing Phantom Works, nói: “Kỹ thuật này đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của chiến tranh hiện đại. Trong tương lai gần, nó có thể được dùng để biến hệ thống dữ liệu và điện tử đối phương thành vô dụng thậm chí trước khi những toán quân hoặc máy bay đầu tiên (của Mỹ) xuất hiện”. Dự kiến, tên lửa viba sẽ được gắn trên UAV hoặc F-35 khi tác chiến.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog