Chia sẻ

Tre Làng

YÊU NƯỚC SÂU SẮC VÀ MẮT XANH TÓC VÀNG MŨI LÕ

Cuteo@

Các bác bên Bộ Nội vụ nhà ta dạo này hay ra phết. Em là em ủng hộ các bác ngay và luôn. Đấy, ít ra quan chức cũng phải đủ tiêu chuẩn như các bác dự thảo.

Hôm nay em đọc được cái Dự thảo nghị định "Quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước", em thấy rất hài lòng. Hài lòng vô cùng. Các tiêu chuẩn chức danh này là chuẩn rồi, khỏi phải bàn cãi, ý kiến ý cò làm gì. Theo em thì các bác soạn thảo quá chuẩn luôn.

Ai muốn có chức danh quản lý, các bác cứ đưa lên cân mà cân cho chắc ăn. 

Đây nhé:

Thứ nhất, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật; trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. 

Thứ ba là có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Về trình độ ngoại ngữ, thứ trưởng phải sử dụng ít nhất một ngoại ngữ thông dụng như Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trình độ cao cấp bậc 6; trình độ cấp bậc 5 trở lên đối với tổng cục trưởng, hoặc sử dụng được tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng dân tộc thiểu số; trình độ trung cấp bậc 4 trở lên đối với vụ trưởng cấp bộ và trình độ trung cấp bậc 3 trở lên đối với giám đốc sở, hoặc một số ngành, lĩnh vực, tỉnh có thể thay ngoại ngữ bằng tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng dân tộc thiểu số.

Và..vân vân.

Đọc xong cái quả Dự thảo của các bác, em giơ cả hai tay và hai chân luôn.

Phen này tất cả nhưng tay quản lý chỉ yêu nước bình thường, nót sâu sắc như em sẽ về vườn là cái chắc. 

Mà cả các bác chưa đọc thông viết thạo ngoại ngữ cũng sẽ không có cơ hội làm thứ trưởng mất rồi. Tiếc quá, bởi nếu đạt được trình độ ý, em cam đoan là mắt các bác sẽ có màu xanh, tóc sẽ có màu vàng và mũi các bác sẽ lõ ra mất.

16 nhận xét:

  1. Mạc Văn Trang17:50 17/6/14

    Từ ngày 02 tháng 5 - 2014 đến nay giặc Tầu đặt giàn khoan khùng HD 981 vào vùng biển thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam, cho hàng trăm tầu lớn vào uy hiếp, mấy chục lần đâm hỏng tầu chấp pháp của Việt Nam, đâm chìm tầu cá ngư dân ta, làm bị thương hàng chục đồng bào và chiến sĩ ta, lòng dân trào sôi giận giữ, khắp nơi bàn mưu, tính kế để chống giặc Tầu, cứu nước, thì bộ máy tuyên truyền của nhà nước lại làm nhiều việc đi ngược lại lòng dân.


    Ví dụ, trong thời điểm hiện nay, tại sao không phát động thi viết về âm mưu thâm hiểm, thái độ giả dối, hành động độc ác của giới cầm quyền Trung cộng với nước ta và hiến kế để ta thoát khỏi nanh vuốt của bầy ác thú, mà lại phát động cuộc thi sau đây?
    (Bqp.vn) – “Sáng 16/6/2014, tại Hà Nội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã phát động cuộc thi viết “Xuân 1975 bản hùng ca toàn thắng”. Đến dự có Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Trung tướng Mai Quang Phấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. “…” Qua đó, khơi dậy lòng tự hào của mỗi người về đại thắng mùa Xuân năm 1975, về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khơi dậy ý chí và niềm tin trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; đồng thời ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống anh dũng, quật cường, mưu trí, sáng tạo và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của dân tộc và quân đội ta; tôn vinh và tri ân những đóng góp, cống hiến to lớn của các tầng lớp nhân dân Việt Nam và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.”

    Trả lờiXóa
  2. Mạc Văn Trang17:51 17/6/14

    Cuộc thi này có ý gì?
    - Phải chăng là để “ăn mày” chút vinh quang quá khứ nhằm tự huyễn hoặc, “tự sướng”, quên đi nỗi nhục nhã, hèn hạ trước giặc Tầu hôm nay? Thực ra càng nêu lên những chiến công hiển hách, chí khí quật cường của ông cha nhiều bao nhiêu thì nay càng thấy nhục, thấy hèn bấy nhiêu. Làm sao lảng tránh được thực tế phũ phàng là Trung cộng coi khinh Việt Nam, hạ nhục Việt Nam trước thế giới, nó muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói; lãnh đạo xin gặp năm lần bảy lượt nó không thèm gặp, gọi “dây nóng” nó không thèm nghe, phản đối này nọ nó bất chấp …Nhục thế mà lúc nào cũng “Tự hào Việt Nam”, “Vinh quang Việt Nam”!?
    - Thi viết về “sự nghiệp chống Mỹ cứu nước” và “tri ân sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế” thời ấy vào lúc này để làm gì? Phải chăng là để dân ta tiếp tục “căm thù đế quốc mỹ” – nước hiện đang có thái độ và hành động ủng hộ ta chống giặc Tầu cộng mạnh mẽ nhất? Phải chăng để tiếp tục nhắc nhở không được quên “công ơn” của Trung cộng đối với đảng CSVN, vì đã “giúp Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”? Phải chẳng để nhắc nhở Việt Nam phải coi Mỹ là “đế quốc xâm lược”, còn Trung cộng là “đồng chí, anh em cùng ý thức hệ, cùng XHCN, chống đế quốc”? Là để ngăn Việt Nam không được kết bạn với các nước “tư bản chủ nghĩa”, như Nhật, Mỹ, Ấn Độ, Úc và các nước không “XHCN”?
    - Phải chăng là để tiếp tục khoét sâu nỗi hận thù Bắc – Nam vẫn nhức nhối gần 40 năm qua, mà người dân cả hai miền Nam – Bắc đang cố gắng hàn gắn lại, hòa giải, yêu thương cùng đoàn kết một lòng chống giặc Tầu xâm lược? Phải chăng là để tiếp tục gieo rắc nghi kỵ, chia rẽ, làm nguội lạnh đi những những trái tim người dân Việt ở Hải ngoại đang sôi sục biểu tình phản đối Trung cộng xâm lược Việt Nam?...
    Còn biết bao nhiêu việc làm của tuyên huấn, của ngành tuyên truyền đi ngược với lòng dân? Hay được chỉ đạo từ đâu?

    Trả lờiXóa
  3. Đúng vậy. Người quản lý đầu tiên phải có đức và tài. Để lành đạo cả một tập thể cần phải có suy nghĩ sâu sắc, có quyết định đúng đắ, hợp lý tùy từng hoàn cảnh cụ thể nhưng không được đi ngược lại lợi ích quốc gia. Đó là yêu cầu cơ bản của một người lãnh đạo. Cao hơn nữa là phải đạt đến một trình độ nhất định, đáp ứng được yêu cầu của Công việc!

    Trả lờiXóa
  4. Bài này trên DSPL:
    Liên quan đến dự thảo của Bộ Nội vụ quy định "các cán bộ quản lý cấp cao phải có lòng yêu nước sâu sắc", nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc đặt câu hỏi: “Làm sao để đong đếm được lòng yêu nước?”.
    Mới đây, Bộ Nội vụ công bố Dự thảo nghị định "Quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước", trong đó yêu cầu "các cán bộ quản lý cấp cao phải có lòng yêu nước sâu sắc".
    Ngay sau đó, trong dư luận có nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa ra tiêu chuẩn "phải có lòng yêu nước sâu sắc" là không cần thiết và không hợp lý, bởi lòng yêu nước thì không cần phải quy định.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận định về vấn đề này, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: “Đây là tiêu chuẩn số 1 của công chức. Tuy nhiên, tôi thấy không cần thiết khi đưa ra tiêu chuẩn “phải có lòng yêu nước sâu sắc”, bởi đó vốn dĩ là một điều hiển nhiên. Cái quan trọng là làm sao để biến lòng yêu nước đó thành hành động. Nếu nói một cách chính xác hơn, thì tiêu chuẩn đó phải là trung thành, tận tụy với công vụ, phục vụ nhân dân, phục vụ nhà nước, đó mới chính là yêu nước”.
    “Còn yêu nước thì người dân thường cũng yêu nước chứ nói gì đến quan chức cao cấp, và làm sao để có thể đong đếm được lòng yêu nước? Nói chung, đưa ra tiêu chuẩn trên là thừa”, ông Phúc khẳng định.
    Riêng về việc quy định: Thứ trưởng phải có trình độ ngoại ngữ từ bậc 6 trở lên, ông Phúc nhận định đây là một yêu cầu khá cao và không khả thi trong bối cảnh hiện nay của nước ta.

    Trả lờiXóa
  6. “Cách đây 10 năm khi sửa Luật Giáo dục, tôi cũng đã đề nghị phải đưa Tiếng Anh vào trong trường đào tạo như ngôn ngữ thứ 2 thì may ra 10 năm sau chúng ta mới có thể có được đội ngũ nói và làm việc được bằng tiếng Anh. Đó là bài học thành công của các nước ASEAN khi mà họ tham gia hội nhập và quan hệ quốc tế, tạo một cơ hội thuận lợi cho việc tiếp cận nền văn minh nhân loại và thương mại thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa thực hiện được điều đó, vì vậy, việc đặt ra một tiêu chuẩn như trên là không phù hợp. Hơn nữa, có rất nhiều lĩnh vực, nên nếu đưa ra một tiêu chuẩn nào đó thì cần phải đặt nó trong một lĩnh vực cụ thể”, ông Phúc nhấn mạnh.

    Trả lờiXóa
  7. Trong khi đó, TS Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội cho rằng, những quy định trong dự thảo nêu trên thực ra cũng đã được nhắc đến trong các văn bản pháp luật khác như Luật cán bộ công chức, viên chức.
    “Nếu xét về góc độ lượng hóa thì rất khó để xác định hay đong đếm lòng yêu nước, và khi đưa ra một quy định của pháp luật để xem xét cá nhân nào đó có đáp ứng hay không thì phải đưa ra được một tiêu chuẩn có định lượng cụ thể chứ không phải định tính, tránh những cái chung chung quá hay những cái mà không thể kiểm nghiệm được”.
    “Giả sử giờ tuyển một người và hỏi người đó rằng anh có yêu nước hay không thì chắc hẳn người ta sẽ khẳng định là có, nhưng lấy gì để có thể xác định được điều đó. Vì vậy, việc yêu nước hay không phải được thể hiện bằng hành động, ví dụ như khi đất nước có xâm lăng thì anh có tham gia tích cực hay đóng góp sức người, sức của hay ủng hộ tinh thần cho đất nước hay không”, ông Thảo đặt vấn đề.

    Trả lờiXóa
  8. Còn về tiêu chuẩn Thứ trưởng phải có trình độ ngoại ngữ từ bậc 6 trở lên, ông Thảo khẳng định: “Đúng là nếu xét trong xu hướng hội nhập của nước ta hiện nay thì ngoại ngữ rất quan trọng, tuy nhiên, nếu đưa ra 1 tiêu chuẩn như vậy để áp dụng cho thời điểm hiện tại thì đúng là sẽ rất khó, bởi nhiều người có kinh nghiệm thực tế, rất giỏi nhưng lại chưa thực sự giỏi ngoại ngữ. Vì vậy cần xét với từng vị trí công việc cụ thể để đưa ra quy định”.

    Trả lờiXóa
  9. Đón nhận thông tin về dự thảo của Bộ Nội vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương rất hoàn nghênh khi Bộ Nội vụ suy nghĩ đến việc đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể cho đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, trên quan điểm cá nhân, ông Hùng cho rằng những tiêu chuẩn đó vẫn còn quá chung chung.
    “Việc xây dựng tiêu chuẩn là nhằm giúp cá nhân các cán bộ căn cứ vào đó để phấn đấu, để cho người dân và tổ chức lấy đó làm căn cứ để đánh giá, vì thế, nếu đưa ra các quy định chung chung, mơ hồ và trừu tượng thì sẽ không đem lại bất cứ kết quả gì, phải làm sao để xây dựng tiêu chuẩn một cách cụ thể, công phu để nhìn vào đó người ta có thể đánh giá chính xác nhất. Bên cạnh đó, không nên đi vào những chi tiết quá vụn vặt. Ví dụ như việc yêu cầu bằng cấp đối với các chức vụ như Thứ trưởng thì không nên quá cứng nhắc. Nếu quá câu nệ bằng cấp thì chắc chắn sẽ làm nảy sinh tiêu cực, mua bán bằng cấp” – ông Hùng khẳng định.

    Trả lờiXóa
  10. Dự thảo cần được lấy ý kiến rộng rãi
    Trao đổi với Pv báo Đời sống và Pháp luật, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết: "Theo tôi, tiêu chuẩn của cán bộ cao cấp phải dựa trên 2 điểm cơ bản: tài năng và đạo đức. Nếu chỉ chú trọng các quy định về nghiệp vụ chuyên môn mà không chú ý tới đạo đức thì không được. Ngoài ra, nếu có bổ sung thì chỉ nên thêm quy định phải có năng lực quản lý".
    Ông Phương cho rằng, đã là cán bộ cao cấp tất nhiên phải có tinh thần yêu nước, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy, theo tôi tiêu chuẩn yêu nước có thể có trong quy định cũng được mà không có cũng chẳng sao.
    Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Đó là phẩm chất đã ngấm vào máu thịt của toàn dân chứ không chỉ riêng lãnh đạo cấp cao. Vì thế đưa quy định đó vào là không cần thiết.

    Trả lờiXóa
  11. Về quy định cán bộ cấp cao phải trung thực, không cơ hội, ông Phương nhận định, để đánh giá được việc này phải theo dõi quá trình công tác của cá nhân đó. Quy định như thế là được vì đánh giá con người phải có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng.
    "Thế nhưng, như tôi đã nói ở trên chỉ cần quy định cán bộ phải có đạo đức là được bởi đạo đức bao gồm cả tính trung thực, không cơ hội… Tất nhiên phạm trù đạo đức khá rộng, quy định thế thì khá chung chung, nhưng nếu không vậy thì lại thành ra thiếu", ông Phương cho hay.
    Liên quan đến quy định về trình độ ngoại ngữ của các cán bộ cấp cao như Thứ trưởng, ông Phương bình luận: "Thứ trưởng mà yêu cầu trình độ ngoại ngữ cấp bậc 6 như thế là chưa hợp lý, chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Với thứ trưởng, ngoài năng lực chuyên môn, đạo đức thì năng lực quản lý là quan trọng chứ còn trình độ ngoại ngữ thì ở mức độ nào đó thấp hơn là phù hợp.

    Trả lờiXóa
  12. Muốn thực hiện được việc này phải có lộ trình tức là sau khoảng bao nhiêu năm nữa chúng ta sẽ đạt được chuẩn trên chứ hiện tại không thể áp dụng ngay được".
    Theo ông Phương, Bộ Nội vụ nên phổ biến và lấy ý kiến rộng rãi ở các cấp, ngành, các lĩnh vực, các đối tượng và cả các nhà khoa học, người dân để có tiếng nói thống nhất. Nếu chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của ai đó thì khi ban hành sẽ có nhiều luồng dư luận trái chiều.

    Trả lờiXóa
  13. Bộ Nội vụ vừa công bố Dự thảo nghị định "Quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước" để lấy ý kiến đóng góp.
    Theo dự thảo, 3 tiêu chuẩn chung cho các chức danh quản lý gồm: thứ nhất, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
    Hai là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật; trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
    Ba là có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
    HOÀI THU - MINH QUÂN

    Trả lờiXóa
  14. Được như thế em cũng đồng ý hai tay hai chân luôn

    Trả lờiXóa
  15. Toàn các bác chỉ ăn và soạn thảo có khác, nhưng em là em chẳng thấy sát với thực tế tí nào, mà em thấy mấy bác lãnh đạo cấp cao nhà ta toàn có phiên dịch đi kèm, nếu đã đọc thông viết thạo level 6 như thế thì cần gì phải phiên dịch đi theo làm gì cho tốn tiền trả lương cho chúng nó.

    Trả lờiXóa
  16. Úi trời ui! Thấy mấy cái dự thảo này quá hay! Nếu mà được những người lãnh đạo xuất sắc, tài giỏi như thế thì em cũng vui sướng quá!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog