Chia sẻ

Tre Làng

ĐƯỢC VÀ MẤT GÌ KHI ĐỊNH CƯ Ở MỸ?

Khoai@: Tâm sự của bạn Lucky qua bài "Được và mất gì khi đi định cư ở Mỹ" là rất đáng đọc. Mình nghĩ đó là những điều từ đáy lòng của một người có cách nhìn công bằng. 

Với những trải nghiệm cá nhân, mình ủng hộ quyết định của bạn ấy. Tất nhiên, đi hay ở còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện và hoàn cảnh riêng tư của từng cá nhân.

XIn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Lucky 

VNE - Hiện nay tôi đi làm culi trong hãng Mỹ, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt.

Thời gian qua có nhiều ý kiến đóng góp và tranh luận về vấn đề nên đi hay ở lại Việt Nam cho những trường hợp ra nước ngoài, nhất là đi Mỹ. Tôi xin phép được viết một bài về vấn đề này.

Mong các bạn đóng góp ý kiến nếu có chỗ nào chưa đúng, để bản thân tôi rút kinh nghiệm và làm cho vấn đề đi hay ở thêm phong phú.

Hiện tôi 51 tuổi, định cư Mỹ được một năm. Trước khi đi tôi là kỹ sư trưởng phòng trong một Tổng công ty thuộc Bộ. Tuy chức vụ bé xíu nhưng trong công ty, tôi chỉ dưới 3 người và trên 12 người. Tôi có hai căn nhà nội thành (Quận 1 và 3) - một để ở, một cho thuê. Tôi cũng đi công tác và du lịch một số nước. Vợ tôi làm kế toán cho công ty liên doanh. Tổng thu nhập hàng tháng khoảng 2500 USD (không tính khoản đột xuất).

Trước khi có hồ sơ phỏng vấn ở Lãnh sự Mỹ, tôi cũng rất phân vân. Bạn bè, người thân, cả cha mẹ tôi (vì tôi đi theo bên vợ) đều khuyên tôi nên ở lại Việt Nam. Sau khi suy nghĩ thận trọng và cân nhắc được gì và mất gì cho bước ngoặt của cuộc đời, tôi quyết định ra đi. Và hiện nay đối với tôi thì:

- Tôi mất đi công việc rất tốt mà nhiều người mơ ước và cuộc sống của một gia đình trung lưu ở Việt Nam.

- Tuổi đã chớm già mà phải làm lại từ đầu - đây là điều vô cùng khó khăn.

- Xa những người thân yêu (Cha mẹ, anh chị em và bạn bè thân thiết) cùng những sinh hoạt hằng ngày làm mình rất nhớ khi ra đi.

Và tôi được:

- Hai đứa con (một trai, một gái) được học hành trong nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Một cháu học ngành máy tính, một cháu học dược sĩ được chính phủ hỗ trợ tài chính (hỗ trợ học phí và cho vay không lấy lãi) cho đến khi tốt nghiệp (đây là chính sách chung của nước Mỹ). Tôi không phải lo lắng gì về tiền bạc cho các cháu học hành.

- Tôi được những thứ nếu có nhiều tiền ở Việt Nam cũng không thể mua được, đó là môi trường sống tốt như không khí, nước... không bị ô nhiễm, không phải lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Về giáo dục ở Mỹ nếu cố gắng học hành dù gia đình thu nhập thấp vẫn được chính phủ giúp đỡ. Về y tế không phân biệt đối xử người có tiền hay không có tiền, khi vào bệnh viện chữa trị ai cũng như nhau. Cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người rất tốt, ra đường không sợ tai nạn giao thông rình rập. Con người được tự do sáng tạo, luật lệ rõ ràng. Đặc biệt là xã hội Mỹ luôn tạo ra cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực của mỗi người, nếu biết cố gắng học tập và làm việc.

Tôi viết bài này vì tôi thấy nhiều người Việt trên diễn đàn đang sống ở Việt Nam hay Mỹ thường đứng trên quan điểm vật chất là tiền bạc để đánh giá cuộc sống bên nào tốt hơn, mà quên rằng con người sống trong xã hội nào đi nữa thì ngoài tiền bạc còn có những giá trị tinh thần mà nếu thiếu đi thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa và buồn chán, cho dù ta có rất nhiều tiền.

Hiện nay tôi đi làm (culi) trong hãng, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 10-11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt nếu các cháu cố gắng học tập. Tôi không đặt nặng vấn đề qua Mỹ để tìm cơ hội mà vì tương lai của con tôi nên tôi cảm thấy thanh thản và tự giải đáp rằng trong cuộc sống cái gì cũng có cái giá của nó, và cũng như không có cái gì là "ngon, bổ, rẻ'' cả. Vấn đề khi đã chọn thì phải chấp nhận để mà vui sống.

Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn trên tinh thần xây dựng.

14 nhận xét:

  1. Chúc mừng bạn, hiện tại bạn đang hạnh phúc.
    Hạnh phúc của bạn trọn vẹn hơn khi hát bài này:

    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp bướm vàng bay
    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khua nước ven sông

    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    Quê hương là đêm trăng tỏ
    Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

    Quê hương mỗi người chỉ một
    Như là chỉ một Mẹ thôi
    Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không lớn nổi thành người

    Có thể tôi sai!

    Trả lờiXóa
  2. chúc mừng bạn
    một quyết định VÔ CÙNG SÁNG SUỐT
    con cháu Bạn sẽ đời đời ghi nhớ công ơn trời biển này của Bạn
    chúng đã thực sự bước vào ngưỡng cửa của thiên đường
    ở nơi đó chúng được SỐNG và được LÀM NGƯỜI
    còn đcm 3 cái loại quê hương là chùm khế ngọt thì quên con mẹ nó đi
    nhanh và khẩn trương
    bố tổ loại 3 xu rẻ tiền, đcm

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh12:13 27/7/14

    Thật đáng tiếc cho cái nhà ông này biết hơi bị muộn ..... chuyện này người ta biết từ trước năm 1975 , nhưng vì nghèo không đi được lên phải chịu biết làm sao được

    Trả lờiXóa
  4. Tôi vừa đọc được một bài báo trên mạng viết về tình hình tai nạn giao thông ở Mỹ, trong đó có đoạn:"Báo cáo công bố ngày 23/7 của Liên đoàn Ôtô quốc tế (FIA) cho biết khu vực Mỹ Latinh có tỷ lệ tai nạn giao thông các tuyến đường cao tốc cao nhất thế giới.
    Nguyên nhân của tình trạng này là chất lượng hạ tầng giao thông không đảm bảo, ý thức tuân thủ luật giao thông của người dân thấp và trình độ lái xe non nớt."
    http://www.vietnamplus.vn/canh-bao-tinh-trang-tai-nan-giao-thong-nghiem-trong-o-my-latinh/272603.vnp
    Tôi không biết thực trạng thế nào nhưng bài viết trên trelang với bài viết này có vẻ hơi mâu thuẫn nhau!

    Trả lờiXóa
  5. Mỹ tốt, nền giáo dục tốt, môi trường sống cũng tốt. thế nhưng, quê hương bao giờ cũng là nhất. có thể đối với tác giả bài viết này, Mỹ thật tốt, nhưng đối với tôi, việt nam tuy nghèo nhưng cũng đủ cho người ta có đầy đủ điều kiện để phát triển rồi. vậy nên "quê hương mỗi người chỉ một"- dù thế nào quê mình vẫn là nhất.

    Trả lờiXóa
  6. Sao không thấy chú này đề cập đến vấn đề phân biệt chủng tục hay tâm trạng khi sống xa quê? Tâm lý không sống ở quê hương ra sao?

    Trả lờiXóa
  7. Những bộc bạch có vẻ rất thẳng thắn và chân thành, nhưng đã ai ở nước ngoài thời gian dài chưa? Cảm giác đầy đủ về vật chất nhưng nhiều lúc thấy trống rỗng kinh khủng.

    Trả lờiXóa
  8. Liệu trong lòng người cha hy sinh tất cả để con được học hành nền giáo dục hiện đại sẽ thế nào nếu các con ông lớn lên với một nền văn hóa lạ?

    Trả lờiXóa
  9. Quê hương mỗi người chỉ một
    Như là chỉ một Mẹ thôi
    Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không lớn nổi thành người!
    Bao nhiêu Việt kiều về già chỉ có mong muốn được yên nghỉ ở quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn!

    Trả lờiXóa
  10. Các con ông này được hưởng giáo dục tiên tiến, vân vân nhưng sao không kể nỗi lo sợ những tệ nạn khác là hệ quả của sự tự do vô độ, như nạn xả súng chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
  11. Điều kiện sống tốt hơn nhiều so với ở Việt Nam, nhưng không phải anh được tôn trọng như người bản xứ đâu nhá! Ở Mý phân biệt kinh, khác xa với phim ảnh,

    Trả lờiXóa
  12. Bạn đã bao giờ ngủ ở nhà người khác, không phải ở nhà mình chưa? Kể cả ngủ ở khách sạn 5 sao, bạn cũng không thể có cảm giác như ở nhà.

    Trả lờiXóa
  13. Chi Mai nói đơn giản, dễ hiểu thật.
    Đúng, không đâu bằng nhà mình, không ai bằng Mẹ mình!

    Trả lờiXóa
  14. Thật như bác ói sau 22 giờ16:30 28/7/14

    Vì địt mịa cái địch hướng lung tung nên dân nghèo tả rục ra ... mơ ăn còn chửa xong huống gì mơ thiên đường.

    thôi các bố cứ ôm thiên đường XHCN mà ngủ ngơi cho khỏe, chúng tớ và ban lãnh đạo bề trên tuồn hàng về nơi ấy. Không nhanh chân lẹ chân thì cháu chắt nó chưởi mã bố ... ngu như bò, tin chúng quá nên đời cháu ăn cứt gà sáp. Hố Hố hồ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog