Chia sẻ

Tre Làng

Chúng ta không sợ bất cứ thế lực nào, chỉ sợ nhân dân mất niềm tin

Sáu mươi chín năm trước, vào mùa thu năm 1945, nhân dân Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại trong lịch sử nước nhà: đập tan xiềng xích của chế độ thực dân, phong kiến; giành lại nền độc lập dân tộc; khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước của nhân dân và vì nhân dân; nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, tự do và khẳng định toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để bảo vệ nền tự do, độc lập ấy. Gần 70 năm qua, nhân dân ta đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách để xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, như lời Bác Hồ dạy: nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì. Đồng thời, nhân dân ta cũng đã phải hy sinh biết bao xương máu, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự do, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Ngày nay, trong một thế giới đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, đan xen nhiều mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đấu tranh gay gắt giữa các nước, giữa các nền chính trị, kinh tế và văn hóa khác nhau, sự hưng thịnh hay tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc không còn chỉ là chuyện riêng của từng quốc gia hay dân tộc. Điều đó đã tạo ra cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia, nhất là với các nước nhỏ trong việc bảo vệ lợi ích, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trong bối cảnh đó, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và trên thế giới trong những năm gần đây, hơn bao giờ hết, đòi hỏi đất nước ta phải phát triển nhanh, bền vững, nâng cao sức mạnh tổng hợp, nội lực của đất nước về mọi mặt; đồng thời phải luôn nêu cao cảnh giác, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đây là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của chúng ta hôm nay trước tổ tiên và các thế hệ cha anh đi trước, như lời Bác Hồ dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và trước các thế hệ con cháu muôn đời sau.

Nước Việt Nam ta độc lập! Non sông gấm vóc Việt Nam ta thống nhất, toàn vẹn từ cao nguyên Đồng Văn đến mũi Cà Mau, từ dãy núi rừng Trường Sơn hùng vĩ đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiên ngang trong sóng gió Biển Đông! Đất nước Việt Nam, do ông cha để lại, dọc ba miền Bắc-Trung-Nam liền một dải, đẹp đẽ vô cùng và thiêng liêng vô giá. Đồng bào Việt Nam ta dù ở miền xuôi hay miền ngược, đang ở trong nước hay ở nước ngoài đều là đồng bào con Lạc, cháu Hồng, cùng chung tay xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng và giữ gìn vững chắc non sông gấm vóc của Tổ quốc.

Thời nào cũng thế, nhân dân ta không dung thứ bất cứ ai, bất cứ hành động nào làm xâm hại lợi ích của đất nước, của dân tộc. Đó chính là đạo lý thiêng liêng nhất và là pháp lý công minh nhất! Ai vi phạm hoặc làm vấy bẩn điều vô giá đó, người ấy không xứng đáng là người con đất Việt. Điều nhân dân ta cần và tôn vinh là những người yêu nước chân chính, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của mình vì lợi ích chung của đất nước, thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm thiết thực, cụ thể có lợi cho dân, cho nước như lời Bác Hồ dạy: Cái gì có lợi cho dân, cho nước thì cố hết sức làm, cái gì có hại cho dân, cho nước thì cố hết sức tránh. Vì vậy, để góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi người chúng ta, dù làm gì, ở bất kỳ vị trí làm việc, công tác nào, cũng phải làm hết sức mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ, chức trách của mình, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các thói hư, tật xấu, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm. Chúng ta không thể chấp nhận những người miệng nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm” mà tham nhũng, lãng phí, làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, làm nghèo, suy yếu đất nước. Đây là “giặc nội xâm”, là những “khối u” trên cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ.

Để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, bản lĩnh vững vàng, kiên định về nguyên tắc nhưng tỉnh táo, linh hoạt, khôn khéo trong sách lược, “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Những bài học giữ nước của cha ông ta để lại là hết sức quý giá với chúng ta ngày nay. Những cảnh báo của nhà bác học Lê Quý Đôn về những nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sỹ phu ngoảnh mặt” là điều chúng ta cần phải suy ngẫm; hay những lời nói của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: phải biết chủ động “rút củi đáy nồi”, “phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” trong xử lý quan hệ với kẻ thù; “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”, xây dựng “quân đội một lòng như cha con thì mới dùng được”, “phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”... vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hôm nay.

Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường của dân tộc, những bài học giữ nước của cha ông, bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất, nhân dân ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc do cha ông để lại để trao truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Nhưng, chúng ta vẫn luôn đau đáu vì nền kinh tế nước ta còn tụt hậu, cuộc sống của đồng bào ta ở nhiều vùng, nhiều đối tượng còn rất khó khăn; vẫn còn tệ tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thói quan liêu hống hách cửa quyền với nhân dân, tình trạng trù dập, ức hiếp người dân lương thiện, gây ra bao nỗi oán thán, bất bình trong nhân dân. Chúng ta vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong nhân dân: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ...” trong công tác cán bộ và những nhận xét về thứ “đạo đức bốn mặt” (trước mặt, sau lưng, trước cấp trên và trước đồng bào mình) đang là phương thức hành xử của không ít cán bộ, đảng viên, cũng như trước tình trạng không ít cán bộ “tay đã nhúng chàm” bị dư luận xã hội lên án hoặc đã và đang bị truy tố, xét xử. Đây chính là những điều đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ ta, là mầm họa đối với độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Người xưa nói: không biết xấu hổ thì không thành người được! Ấy là liêm sỉ ở đời! Không trừ một ai, dù là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị hay một công dân bình thường luôn phải tự vấn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, luôn phải biết tự hổ thẹn với lương tâm về đạo lý làm người! Không trừ một ai, ở bất kỳ cấp nào, có việc làm hại cho dân cho nước, làm nhân dân bất bình, nếu đạo lý, lương tâm không đủ thức tỉnh, răn đe thì pháp lý phải được triệt để áp dụng. Ai vi phạm thì khuyên răn, nếu vẫn chưa thức tỉnh thì cần thiết phải nghiêm trị, “xây” phải đi đôi với “chống”, để giữ gìn, củng cố lòng tin của nhân dân, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vì “dân là gốc”; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”, cũng như người Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã từng viết: “làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước”. Vì vậy, để có đủ sức mạnh vượt qua mọi chướng ngại, chông gai trên con đường bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thì mối quan hệ máu thịt, sinh tử giữa Đảng với nhân dân lại đòi hỏi phải được chăm lo ở một tầm cao mới, với chất lượng mới. Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta. Khối đoàn kết, thống nhất, đồng tâm hiệp lực của hơn 90 triệu đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài sẽ là sức mạnh vô địch để giữ gìn, bảo vệ non sông đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn.

Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ không được phép sao nhãng, lơ là, nhưng cũng là cuộc đấu tranh lâu dài, kiên trì, bền bỉ với những khó khăn, thử thách to lớn. Đây là sự nghiệp của toàn dân, của mọi người Việt Nam, nhưng Đảng và Nhà nước ta, những người lãnh đạo và quản lý đất nước, có vai trò và trách nhiệm to lớn. Tháng 9 năm nay tròn 45 năm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta phải tiếp tục học tập và làm theo những lời dạy trong Di chúc của Bác: “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”, “phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ của nhân dân”, “mỗi đảng viên, cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”; đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh, Điều lệ, quan điểm, đường lối, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, trên cơ sở bảo vệ lợi ích của dân tộc, của đất nước, vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trên tinh thần đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên cần phải tiếp tục thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011, của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, để giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, để đánh giá cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, triển khai thực hiện Hiến pháp sửa đổi vừa mới được Quốc hội thông qua, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước ta thật sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, được toàn dân tin cậy, ủng hộ. Làm được như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi.

Phát huy tinh thần và truyền thống vẻ vang của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, tiếp tục học tập và thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng thành một khối vững chắc, nỗ lực phấn đấu, nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, xây dựng nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, sánh vai với các cường quốc năm châu và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, để dân tộc ta, đất nước ta phồn vinh, mãi mãi trường tồn. Đó cũng là thước đo lòng yêu nước của mỗi chúng ta lúc này.

Trương Tấn Sang
Ủy viên BCT, Chủ tịch nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

16 nhận xét:

  1. VN không sợ bố con thằng nào hết.
    Cứ xâm lược là đập nát bét.

    Trả lờiXóa
  2. chính vì sợ mất niềm tin của dân thì chúng ta mới đang có động lực đến chiến đấu với những cái thế lực trong bóng tối lấy lại danh dự của mình chứ, đa số người dân đều tin vào chính quyền của mình, tuy nhiên bộ phận người dân thiếu kiến thức vẫn rất dễ lung lạc lòng tin vì vậy vẫn không thể lơ là với những chiêu trò bỉ ổi ta không thèm chấp như tuyên truyền những điều vô lý bôi nhọ thành quả của cha ông được

    Trả lờiXóa
  3. Sáu mươi chín năm trước, vào mùa thu năm 1945, nhân dân Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại trong lịch sử nước nhà...nghe mà nổi da gà ghê, con số 69 thật là đáng để được kỷ niệm, nước ta cũng được coi là bề dày lịch sử trong chiến tranh hiện đại đấy chứ, thế thì làm sao mà dễ dàng bị hạ gục bởi một vài tổ chức lưu vong được chứ

    Trả lờiXóa
  4. Trong bất kỳ giai đoạn nào thì đoàn kết vẫn là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ đất nước. Trong nước ổn định, đồng lòng thì mới có thể chống lại các thế lực khác muốn xâm chiếm được

    Trả lờiXóa
  5. Quá chuẩn, lịch sử đã chứng minh điều này.

    Trả lờiXóa
  6. Đúng vậy. Tinh thần đoàn kết, nhất trí một lòng từ trên xuống dưới là một sức mạnh vô cùng to lớn để vượt qua mọi khó khăn thử thách. Điều đó đã được chứng minh bằng lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Trong thời bình, các thế lực thù địch luôn dùng những luận điệu xảo trá nhằm bôi nhọ Đảng và Nhà nước, làm mất lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Rất cần một sự tin tưởng vững chắc của nhân dân vào Đảng, một hành động quyết đoán của nhà lãnh đạo và những cái đầu sáng suốt của nhân dân

    Trả lờiXóa
  7. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Nếu được người dân đồng tình ủng hộ thì không một thế lực nào có thế làm gì được.

    Trả lờiXóa
  8. Bài của Chủ tịch rất hay, rất tuyệt vời, câu chữ đều thấm vào lòng người. Chỉ tiếc rằng, lời hay ý đẹp dân ta đã được nghe nhiều, nhưng cốt lõi là nó phải được trở thành hiện thực trong đời sống hàng ngày, chí ít cũng là trong tương lai gần.

    Trả lờiXóa
  9. Cần biến những câu khẩu hiệu, những nhận định, những nỗi đau...trở thành hành động cụ thể. Điều gì đó thật tốt để dân biết , dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Mà nên làm 1 cách căn bản và toàn diện. làm từ nông thôn đến thành thị, làm từ trên xuống dưới.

    Trả lờiXóa
  10. Chủ tịch nước nói quá đúng. Hãy để Nhân dân đặt trọn niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Muốn vậy Đảng và Nhà nước phải thực sự trong sạch. Bác chủ tịch đã dạy "...Khó vạn lần dân liệu cũng xong"

    Trả lờiXóa
  11. TÂM TA ???
    http://bongbvt.blogspot.de/2013/10/bai-tho-cua-ao-van-hoang-quang-thuan-oc.html
    http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/lo-tay-co-kich-ban.html

    Tự hào PHẬT VIỆT NAM
    PHẬT vua … PHẬT HOÀNG TRẦN …
    Nhờ “ DIÊN HỒNG ” - ĐỊNH HƯỚNG !!!
    Nhờ “ ĐẠO LÝ – DÂN GIAN ”
    Biểu quyết ….. Tôn ban DANH
    ( Khi thời TRẦN ….. Hậu TRẦN
    Hủy hoại sự TÔN QUÝ ….. )
    “ PHẬT ”…. Như mười phương PHẬT
    Đâu hẳn TU ….. Mới PHẬT !!!
    PHẬT - thời thế tạo nên …
    Gương chỉnh đốn ĐẠO TÂM …
    Muôn năm THÍCH THANH TỨ
    http://giacngo.vn/chude/letanghoathuongthichthanhtu/2011/11/30/5FE208/

    Như vị “ PHẬT ” tái lai !!!
    https://www.youtube.com/watch?v=RbZCTMa-vZ8&hd=1

    Chẳng “ LÝ …” cũng chẳng “ THUYẾT …”
    Vì chuẩn mực “ BIỂU QUYẾT ”
    TU HÀNH THỜI HỘI NHẬP
    “ DIÊN HỒNG ”quyền TỰ QUYẾT
    PHẬT HOÀNG “ Đấu Chiến Thắng …”
    Bẩy trăm năm …. “ ĐĂNG QUANG ”
    Quyền ban TƯỚC ….. Ban DANH ???
    Chí VIỆT NAM ….. mới có !!!
    ĐẠO TÂM nhờ ban DANH
    Tín uy TÂM là gì?
    Dựa vào đâu “ CHÂN LÝ ” ???
    “ ĐẠO LÀM NGƯỜI ” hoàn thiện !!!
    http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/ng-ch-thng-ta.html#comment-77252

    PHẬT TÂM thêm PHẬT DANH
    PHẬT NGOẠI thêm PHẬT NỘI
    Luân lý ĐỜI ĐẠO ĐỨC ….
    Ngày đẹp tươi nở rộ ???
    Sợ chi ngày MẠT PHÁP …
    Quyền “ DANH PHẬT ”… Ta ban !!!
    “ ĐOÀN KẾT – ĐẠI ĐOÀN KẾT …
    HỢP TÁC XÃ - QUỐC DOANH ”
    Chính SỨC MẠNH TẬP THỂ
    http://bongbvt.blogspot.com/2013/09/ai-cho-toi-luong-thien.html

    San bằng mọi trở ngại …..
    Lời hiệu triệu GIÁO HỘI …..
    Mong Đền - Chùa mọi miền
    Thỉnh TƯỢNG PHẬT HOÀNG TRẦN …
    Sánh vai PHẬT THÍCH CA !!!
    Thức tỉnh Chúng … NHÂN LOẠI
    Hãy theo gương DUY TUỆ …
    http://www.duytue.org/index.php

    TƯ DUY của MINH TRIẾT
    TÓC ĐẦU vẫn TỰ NHIÊN
    Thỉnh PHẬT HOÀNG ….. AN CƯ …
    Khắp năm châu bốn biển …..
    Độ cứu khắp HOÀN CẦU … )
    “ HÓA GIẢI ” ….. Mọi oán thù
    http://thuvienhoasen.org/p59a16208/vai-tro-cua-tran-nhan-tong-va-hoa-giai-bbc

    Huống chi NGƯỜI với NGƯỜI !
    Huống chi “ ANH và EM ….. ”
    ( Môi – RĂNG đồng chung BỤNG
    XỨ xa lạ NGƯỠNG MỘ !!!
    Hỏi ĐẤT ta ….. XỨ ta ?
    http://thuvienhoasen.org/a20990/khoi-lam-cuoc-tinh#cmm_item_43012

    KHIÊM NHƯỜNG chần chừ gì ???
    Khi mỗi độ XUÂN sang
    “ ẤN ” … Đời TRẦN càng TỎA …..
    http://hn.eva.vn/tin-tuc/khai-an-den-tran-lon-xon-va-chen-lan-c73a55782.html

    Sự LINH THIÊNG càng lớn …
    Khi Môn ĐỆ … ĐỆ TỬ …..
    Mang PHÁP DANH … Tổ PHẬT ???
    PHẬT VIỆT NAM - PHẬT HOÀNG …
    Vì “ Tức TÂM tức PHẬT ”
    “TÂM LINH ” … Trong chỉ đạo !!!
    “ ĐẠO – ĐÚC ” còn lo gì ???
    http://uia.com.vn/phat-hoc/thien-tong/hoa-thuong-thich-thanh-tu-nhan-xet-ve-ta-su-chon-quang.html

    Không gì hơn PHẬT TA
    TA tự TA giáo hóa ….
    ( Người VIỆT – Hiểu tiếng VIỆT …
    Người NỘI dùng hàng NỘI !!! )
    Bằng an ….. Lại an TÂM ???)
    http://thuvienhoasen.org/p70a12894/1/dot-vang-ma-cho-tam-an-le-na-thu-hien-thuc-hien

    Gương NGÀI … TRẦN VĂN TRUYỀN
    http://dantri.com.vn/xa-hoi/kiem-tra-dau-hieu-vi-pham-cua-ong-tran-van-truyen-905207.htm

    Tổng THANH TRA CHÍNH PHỦ
    Lao động THỐI MÓNG TAY
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/08/tui-than-qua-ong-truyen-oi.html

    Còn phút chót ..... thời gian !!!
    … Tạo “ TÀI NHÂN ”? ….. Lợi NƯỚC !!!
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/03/tbt-kim-quoc-hoa-chung-toi-co-u-chung.html

    THỜI MẠT PHÁP ….. Đâu sợ ???
    Chỉ sợ ….. MẠT “ LÒNG ” TA !!!!!
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/08/khi-can-bo-o-va-xa-hoi-en-thanh-lien.html

    ( Nhân Tâm Trung Tử )

    Trả lờiXóa
  12. Điều này thì ai cũng thấy. Tuy nhiên, để lấy được niềm tin của dân vào Đảng và Nhà nước thì trước tiên phải quét sạch tham nhũng, lợi ích nhóm làm xói mòn niềm tin của nhân dân. Vẫn còn quá nhiều "sâu", nhiều yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của dân chưa được giả quyết.

    Trả lờiXóa
  13. Đúng vậy, chúng ta không sợ bất cứ thế lực nào, chỉ sợ nhân dân mất niềm tin. Vì nhân dân là nền tảng của xã hội, chính vì thế mà nhân dân quyết định mọi sự thành công của một đất nước. Ngày trước nhờ sự ủng hộ đoàn kết của nhân dân mà chúng ta đánh bại rất nhiều kẻ xâm lăng, cho dù chúng mạnh nhất thế giới đi chăng nữa, cũng phải thất bại bởi nhân dân ta, chính vì thế có được sự ủng hộ của nhân dân là điều thành công nhất

    Trả lờiXóa
  14. VÕ THỊ THẮNG: có một nụ cười khác
    Published on August 26, 2014 • 4 Comments
    https://www.ttxva.net/vo-thi-thang-co-mot-nu-cuoi-khac/#comment-207724
    Tám giờ mười lăm phút sáng ngày 22/8/2014 chị Võ Thị Thắng, uỷ viên trung ương đảng CS Việt Nam, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã từ trần tại TPHCM sau một thời gian dài bị bệnh nan y.
    Với tư cách là “người nhà” của chị, tôi xin ghi lại đôi điều mà tôi từng được nghe chị kể cùng với những kỷ niệm nhỏ giữa tôi và chị như một sự bày tỏ lòng thương tiếc và yêu mến.
    … phác thảo bi kịch của một người đàn bà có địa vị ngang hàng với bộ trưởng, một người từng gan lì đuổi theo địch thủ của mình với một khẩu súng rỉ sét, một nữ sinh trường Gia Long đã nghĩ ra được câu tuyên bố để đời. Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.
    Người con gái “anh hùng” ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.
    Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!
    Và nhiều kế hoạch “ám sát” đã được nghĩ đến: xông thằng vào cuộc họp quốc hội “bắt nóng”? Hay bắn tỉa? Bắn ở đâu?
    https://www.ttxva.net/truong-tan-sang-thoi-cong-san-cung-co-ke-hiem-ac-giau-mat-doi-xu-bat-nhan/cung-co-ke-hiem-ac-giau-mat-doi-xu-bat-nhan
    Reply

    Trả lờiXóa
  15. CHẤT VẤN THƯỢNG TỌA THÍCH NHẬT TỪ VỀ VIỆC TỰ Ý ĐỔI TÊN NHÂN VẬT TRONG KINH PHẬT

    … Cách làm khá đặc biệt của thượng tọa khi soạn dịch kinh Phật làm kinh nhật tụng. Đó là việc tự ý đổi tên nhân vật trong kinh Phật. Nếu đây là một thử nghiệm sáng tạo, có giá trị, có kết quả, thì ………………………… Nếu đây chỉ là một việc làm ngẫu hứng, tự phát, tùy tiện, tùy hứng, thì bài viết này là tiếng nói để bảo vệ sự chính xác, trong sáng của kinh Phật.

    Chúng tôi chất vấn việc đổi tên nhân vật qua một trường hợp cụ thể, tên “Angulimala” trong bài “Kinh chuyển hóa nghiệp chướng” (sách đã dẫn, trang 227). Trong trường hợp này, tên nhân vật Angulimala được tự ý thay đổi thành “tên khủng bố Vòng Hoa Tay Người”, chính xác là giới hạn trong cụm từ viết hoa “Vòng Hoa Tay Người”. Trước đây, do nhược điểm phải đọc Đại tạng kinh qua Hán Văn, nên cách dùng tên người, phiên âm tên người, phải chịu sự khúc xạ của chữ Hán, xa rời nguyên bản. Ngày nay do việc tiếp xúc trực tiếp với các kinh tiếng Pali, thì các danh từ riêng, đặc biệt là tên người, xuất phát từ kinh Pali, được giữ nguyên dạng chữ viết La tinh tiếng Pali hay phiên âm La tinh với gần như nguyên dạng Pali. Việc làm này rõ ràng đã đưa người đọc kinh đến với kinh Phật ở mức chính xác cao nhất so với lời từ kim khẩu Đức Phật.
    ….. Thế nhưng, trong “Kinh Phật cho người tại gia”, một bản kinh soạn dịch để đọc tụng hàng ngày, thì lại có việc đi ngược lại với thành tựu nói trên. ?????

    …Với tinh thần hộ pháp, bảo trọng, giữ gìn sự tuyệt đối chính xác của pháp bảo, sớm đính chính, phục hồi tên các nhân vật đã đổi về lại nguyên bản Kinh Phật trong lần tái bản gần nhất. MT Thông tin, thảo luận riêng: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh.

    http://cusiminhthanh.blogspot.com/2014/08/chat-van-thuong-toa-thich-nhat-tu-ve.html?showComment=1409485328099

    Trả lờiXóa
  16. chúng ta mới đang có động lực đến chiến đấu với những cái thế lực trong bóng tối lấy lại danh dự của mình chứ, đa số người dân đều tin vào chính quyền của mình, tuy nhiên bộ phận người dân thiếu kiến thức vẫn rất dễ lung lạc lòng tin vì vậy vẫn không thể lơ là với những chiêu trò bỉ ổi ta

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog