Chia sẻ

Tre Làng

THÔNG TƯ 28/2014/TT-BCA: ĐIỂM CHÍNH VÀ ĐIỂM NÓNG

 Khoai@

Thông tư 28/2014/TT-BCA gồm 8 chương 46 điều, quy định về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân sẽ có hiệu lực vào ngày 25/8/2014. 

1. Điểm chính

Về tổng thể, Thông tư 28/2014/TT-BCA cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của Cơ quan điều tra và điều tra viên. Đặc biệt Thông tư đã nhấn mạnh đến nguyên tắc hoạt động điều tra là phải “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân...”. Nội dung này giống như một “chế tài” buộc các điều tra viên phải nâng cao trình độ và nghiệp vụ điều tra. Trình độ sâu, nghiệp vụ giỏi sẽ tránh được bức cung, nhục hình.

Thực ra, nội dung của Thông tư không mới mà chỉ nhắc lại các nguyên tắc của pháp luật dưới dạng cụ thể hoá những hành vi của điều tra viên và định hướng việc xử lý trong tình huống nhất định.

Điểm đáng ghi nhận ở Thông tư này là đã nhấn mạnh yêu cầu đối với điều tra viên, cán bộ điều tra trong cách ứng xử với can phạm và người thân liên quan. Trong đó, quy định điều tra viên phải tiếp và làm việc với người bị triệu tập tại trụ sở cơ quan công an hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc của họ và phải có giấy triệu tập. Ngoài ra, điều tra viên cũng không được cho người đang bị tạm giữ, tạm giam sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để liên lạc, trao đổi thông tin với người khác (kể cả trong và ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ), trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án thì phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan điều tra, hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra. 

Trước Thông tư này, pháp luật đã có những quy định rất rõ, nghiêm cấm hành vi dùng nhục hình, bức cung, mớm cung, tiết lộ bí mật hay chạy án... Và, ngay cả Bộ Công an cũng đã có những quy định riêng khá cụ thể về vấn đề này. 

Soi lại thời điểm xảy ra các vụ việc bức cung, mớm cung gần đây (như vụ ở Phú Yên, vụ Bắc Giang) thì rõ ràng nguyên nhân không phải do pháp luật thiếu những quy định điều chỉnh hay thiếu hiểu biết pháp luật, mà hoàn toàn xuất phát từ phạm trù đạo đức. Điều đáng lên án là hiện tượng này ngày càng trở thành "không cá biệt". Do vậy, ngoài ban hành và thực thi có hiệu quả pháp luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần có giải pháp chấn chỉnh ngay trong chính lực lượng của mình, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các điều tra viên, cán bộ thẩm vấn có hành vi vi phạm. 

Đây là quy định hợp lý, việc tiếp và làm việc với tất cả các chủ thể liên quan đến việc điều tra nên diễn ra ở cơ quan, trụ sở Nhà nước. Điều này nhằm đảm bảo tính khách quan và cũng tránh cho cán bộ điều tra khỏi các tình huống khó xử. Còn việc thực hiện nghiêm các quy định này hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào ý thức của các cán bộ điều tra và mức độ xử lý đối với người vi phạm.

2. Điểm nóng

Ảnh: LS Trần Đình Triển

Một trong những nội dung gây tranh cãi trong giới luật sư là: Điều tra viên của các cơ quan điều tra có quyền được điều tra lại luật sư nếu xét thấy các hoạt động của Luật sư cản trở quá trình điều tra, làm rõ sự việc.

Về nội dung này, ông Trần Đình Triển và ông Trần Vũ Hải đã liên tục có bài đăng lốc, cho rằng, Thông tư 28 là "Trái luật" và rằng "Văn bản của một Bộ đưa ra trong đó đặt điều tra viên lên trên luật sư là không được". Riêng ông Triển còn mạnh bạo hơn khi cho rằng: "Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của nhà nước, của Đảng". 

Là luật sư mà nói như thế là không thể chấp nhận được, vì ông Triển không thể chỉ ra được "nhóm" nào mà ông ám chỉ, trong khi nghề nghiệp của ông lại đặc biệt coi trọng chứng cứ. Mặt khác, chính Thông tư 28 đã giúp cho việc chống bức cung, nhục hình cùng những tiêu cực khác của cả điều tra viên và luật sư được tốt hơn. Điều này hẳn là người dân đang mong đợi, bởi nó mang lại lợi ích cho họ và cho đất nước, nâng cao uy tín của đảng.

Ảnh: LS Trần Vũ Hải

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của luật sư trong tố tụng. Hoạt động của luật sư tuy không phải là hoạt động tư pháp, nhưng lại có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp. Hoạt động của luật sư có thể xem như một công cụ hữu hiệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng nhấn mạnh, vai trò, vị trí của luật sư trong đời sống chính trị, pháp lý: "Với vai trò ngày càng rõ nét trong hoạt động tranh tụng, LS không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân mà còn góp phần phát hiện oan sai, bỏ lọt tội phạm, làm cho công lý được sáng tỏ. Thời gian qua, giới luật sư đã có những đóng góp tích cực trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước". Không cần dẫn chứng, hẳn nhiên các bạn đã thấy vai trò của luật sư là quan trọng như thế nào với việc bảo vệ công lý.

Thực ra, Thông tư 28 không phải là văn bản đầu tiên quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư, và no đơn giản chỉ là hướng dẫn thực hiện pháp lệnh về điều tra hình sự mà thôi. Điều 9 của luật Luật sư sửa đổi năm 2012 đã thể chế hóa "các hành vi bị nghiêm cấm" đối với giới luật sư trong quá trình hành nghề tại các mục a, b, c, e, g. Do vậy, nếu nói rằng, việc soạn thảo và ban hành Thông tư 28/TT-BCA là một hành động vội vàng của Bộ Công an như ông Triển phát biểu thì quả là hồ đồ. Đã có những vụ án mà các đối tượng khai báo giống hệt nhau, bởi được thông cung. Cũng không ít vụ, các đối tượng khi ra tòa đã lập tức phản cung do trước đó đã được tiếp xúc với các luật sư. Những hiện tượng tiêu cực này không phải là hiếm gặp trong quá trình điều tra làm rõ sự thật của vụ án.

Ở đây, điều cần nói là dường như giới luật sư luôn cho mình cái quyền không ai được điều tra mình, vì thế họ giãy nảy lên khi Thông tư 28 có điều khoản quy định "Điều tra viên được phép điều tra lại Luật sư" nếu xét thấy các hoạt động của Luật sư cản trở quá trình điều tra, làm rõ sự việc. Rõ ràng, quy định điều này là rất cần thiết để đảm bảo tính công bằng của luật pháp, nó ngăn chặn những hành vi mớm cung, thông cung giữa các bị can, bị cáo và những người có liên quan. 

Tất nhiên, ai làm tròn bổn phận của một luật sư thì hoàn toàn không sợ điều này. Chỉ có ai luôn lợi dụng vị thế của luật sư trong tố tụng để làm điều mờ ám thì mới phải dè chừng. Và nếu ai đó trong giới luật sư nói việc ra đời Thông tư sẽ khiến "Luật sư còn không bảo vệ được quyền lợi cho mình thì còn bảo vệ được cho ai?" thì e rằng, đó là những luật sư yếu về năng lực chuyên môn và kém cỏi về đạo đức nghề nghiệp.

Sao ông Triển không tự hỏi rằng, tại sao lại chỉ có luật sư được phép giám sát ĐTV mà ĐTV lại không được phép làm điều đó với luật sư? Không làm gì sai thì sao phải sợ?

Mai viết tiếp...
-----

2 nhận xét:

  1. Lày Chấn Tương Bần09:01 22/8/14

    Còn đãng còm mình ... he he. Hãy bắt sạch những tên lưu manh trính trị, không bỏ xót bất cứ cương vị lào các anh cứ thế mà nàm, chúng tớ ủng hộ.

    Các đồng chấy tập trung đánh thẳng đánh mạnh vào các tổ chức bảo kê đầu nậu tay không bắt giặc ... quyết tâm!

    Trả lờiXóa
  2. Đúng theo thông tư, Công việc điều tra của cơ quan công an là rất quan trọng trong một vụ án, không thể để bị cản trở được. Luật sư là một cá nhân đại diện cho một chủ thể trong quan hệ pháp luật, đứng ra biện minh cho thân chủ, đem lại lợi ích cho thân chủ. Nhưng luật sư cũng chỉ có giới hạn của mình, không thể cản trở cơ quan công an điều tra vụ án được, càng không thể vì lợi ích của một cá nhân, một tổ chức làm ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, của dân tộc được

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog