Chia sẻ

Tre Làng

BIỂU TÌNH Ở HONG KONG SẼ BỊ GIẢI TÁN

Khoai@

Biểu tình Hong Kong sẽ bị giải tán là một kết cục được báo trước. 

Mục đích của nó, dù chúng ta có cho là "cao đẹp" đi chăng nữa, thì nó sẽ bị dập tắt bởi nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đơn giản vì nó đã và đang đe dọa đến "lợi ích" của Bắc Kinh. Khi lợi ích của nhà cầm quyền và của người dân bị đe dọa, tất yếu dẫn đến hành động.

Ông Ấn Hồng Tiêu, Giáo sư Đại học Bắc Kinh, cho rằng việc phong trào “Chiếm Trung tâm” khiến người dân Hong Kong ngày càng bất mãn cho thấy phương thức hoạt động phi pháp "công dân kháng lệnh" đã gây thiệt hại cho giới doanh nghiệp, nền kinh tế, dân sinh của Hong Kong, đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người dân. Ông nói thêm rằng phong trào chính trị nên lấy việc không gây hại đến đời sống xã hội làm giới hạn, nếu không sẽ tạo ra sự phản kháng từ phía người dân.

Thực tế là cuộc biểu tình này, lợi ích chưa thấy đâu, nhưng hậu quả là nhãn tiền. Các hoạt động giao thông trật tự cho đến sản xuất bị đình trệ, kinh tế suy giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân. Những người không có cùng chính kiến với các nhà biểu tình bị xâm hại lợi ích và con số này ngày càng đông lên. Thực tế ấy dẫn đến hệ quả là chính những người chống biểu tình lần lượt đứng về phe chính quyền. Khi tương quan lực lượng thay đổi và quan trọng là được nhiều người ủng hộ, chính quyền sẽ ra tay.

Lý do khác, để cuộc biểu tình kéo dài thì hệ lụy của nó không còn là vấn đề trật tự xã hội mà là sự tồn vong của chế độ, tức an ninh quốc gia. Thực tế đã có những cáo buộc cho rằng Mỹ và phương Tây đứng đằng sau những cuộc biểu tình này (?). Lý do này thôi thúc Bắc Kinh phải tìm cách ngăn chặn.

Muốn biết cuộc biểu tình ảnh hưởng như thế nào xin mời đọc tại đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/repercussions-of-hk-protests-vh-10092014121631.html

Cuối cùng lý do dẫn tới cuộc biểu tình sẽ bị trấn áp bằng vũ lực hoặc sức mạnh mềm nào đó xuất phát từ chính những nhà lãnh đạo và người tham gia biểu tình. Hoàng Chí Phong dù có tài ba đến mấy nhưng do giới hạn về tuổi tác vẫn có những hạn chế nhất định. Đó là sự nôn nóng, đó là sự cứng rắn thái quá, và đó là sự thiếu khôn ngoan trong hành xử với chính quyền. Sự cuồng nhiệt/hung hăng của tuổi trẻ và khao khát không giới hạn (vô giới hạn) của họ có lẽ sẽ là mũi dao bị bẻ ngược. Từ một cuộc biểu tình được cho là "lịch sự nhất hành tinh", nó dần bị tha hóa thành một cuộc biểu tình tầm thường. Đã có những hành động đập phá, quá khích tạo lý do cho những vụ bắt bớ, làm xấu đi hình ảnh Hong Kong và cùng lúc làm mất đi thiện cảm của những người trung lập. Trong khi đó, sự cổ súy vô tội vạ của những người ủng hộ từ trong và ngoài Hong Kong đã làm cho họ không biết mình là ai và đang ở đâu. Vì điều này, họ dần mất kiểm soát hành vi của chính mình, vì thế sai lầm hoặc mắc mưu đối thủ là điều không tránh khỏi.

Báo “Văn Hối” (Hong Kong) số ra ngày 14/10, hoạt động chiếm giữ phi pháp các tuyến đường chính diễn ra trong suốt hơn hai tuần qua đang gây ra hỗn loạn và thiệt hại vô cùng lớn, khiến người dân thành phố phản ứng kịch liệt. Theo kết quả cuộc điều tra mới nhất, mức độ ủng hộ của người dân đối với các nhóm dân chủ đang sụt giảm mạnh. Người dân nơi đây bắt đầu cảm thấy không hài lòng với phong trào này, họ lo ngại các hoạt động biểu tình sẽ đánh sập kinh tế Hong Kong. Một tuần trước, số lượng người tham gia biểu tình đã giảm đi rõ rệt. “Ván bài” giữa học sinh và chính quyền sắp đi đến hồi kết. Học sinh, sinh viên không đạt được bất kỳ mục đích nào, ngược lại họ đã gây ra thiệt hại hàng tỷ đô la Hong Kong cho ngành bán lẻ và du lịch của thành phố. 

Ông Bobby Yim, giám đốc bảo hiểm đã nghỉ hưu, phân trần: “Những đứa trẻ chiếm giữ đường phố đang hủy hoại toàn xã hội. Tôi cho rằng kinh tế và đời sống của người dân còn quan trọng hơn những yêu cầu của chúng”. Tuy nhiên, Liên đoàn Sinh viên lại muốn đấu tranh đường phố, không ngừng kêu gọi những người ủng hộ bám trụ các tuyến đường. Rốt cuộc là các nguyên lão ủng hộ dân chủ bắt đầu công kích, thậm chí xuất hiện hiện tượng một số nguyên lão kêu gọi giải tán biểu tình, phản đối Liên đoàn Sinh viên.

Những phân tích trên mạng đều cho rằng số phận thất bại của phong trào "Chiếm Trung tâm" đã sớm được xác định. Bản chất là phong trào "Chiếm Trung tâm" sẽ tự đánh bại mình. Bởi vì, một khi kinh tế Hong Kong bị ảnh hưởng, thì tội đồ chính là các sinh viên biểu tình. 

Từ những lý do nêu trên, cuộc biểu tình (phong trào chiếm trung tâm) ở Hong Kong sẽ thất bại.

Và đây là bước đi được coi là bước thứ hai của chính quyền, nhằm giải tán cuộc biểu tình:

Ngày 18/10: Cảnh sát Hồng Kông đụng độ dữ dội với người biểu tình

Xô xát dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát Hồng Kông đã xảy ra, khiến it nhất 240 người bị thương và nhiều người biểu tình bị bắt.

Trong thông báo công bố vào rạng sáng 18.10 (giờ địa phương), cảnh sát Hồng Kông cho biết đã bắt giữ 26 người trong các cuộc đụng độ với đám đông biểu tình lên đến khoảng 9.000 người vào khoảng 3 giờ sáng và đã có 15 cảnh sát bị thương.

Cảnh sát đã dùng hơi cay và dùi cui để tấn công người biểu tình tại một con đường lớn ở quận Mong Kok, nhưng buộc phải rút lui một phần khi trời sáng, theo AFP ngày 18.10.


Cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để trấn áp người biểu tình tại khu mua sắm Mongkok ở Hồng Kông vào ngày 18.10. Trong số những người bị xịt hơi cay có cả phụ nữ.

Một cảnh sát chống bạo động Hồng Kông quát tháo người biểu tình khi bạo động bùng phát giữa 2 bên
Một người biểu tình thách thức lực lượng cảnh sát tại Mong Kok

Đây là tối thứ 3 liên tiếp xảy ra bạo động tại Hồng Kông sau 2 tuần khá yên ả và diễn biến mới này có nguy cơ nhấn chìm kế hoạch tổ chức đàm phán mới đây giữa các thủ lĩnh sinh viên biểu tình và chính quyền đặc khu, theo AFP.

Vào sáng 18.10, cảnh sát Hồng Kông đã giải tán được phần lớn khu vực cắm trại của người biểu tình ở Mong Kok, nơi được cho là có quy mô lớn thứ 2 sau khu vực biểu tình chính đối diện trụ sở nhà cầm quyền Hồng Kông ở trung tâm đặc khu này.

Một viên cảnh sát chống bạo động Hồng Kông quát tháo người biểu tình khi đang tìm cách dỡ bỏ các rào chắn của người biểu tình tại quận Mong Kok vào ngày 18.10
Cảnh sát lập hàng rào sau khi đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát và người biểu tình ở Mong Kok

Tại Mong Kok, đã từng xảy ra ẩu đả giữa người biểu tình và những người phản đối biểu tình bịt mặt hồi đầu tháng 10, theo AFP.

Trong ngày 17.10, người biểu tình đã xoay xở để trụ lại tại một phía của một con đường nhiều làn xe ở khu Mongkok.

Cảnh sát sau đó đã chật vật để duy trì trật tự vì số lượng người biểu tình bắt đầu tăng mạnh vào buổi tối và bạo lực đã bùng phát khi một vài người biểu tình tìm cách chen qua hàng rào cảnh sát, phóng viên AFP có mặt tại hiện trường tường thuật lại.

1 nhận xét:

  1. Biểu tình ở Hồng Kông bị giải tán là điều dễ hiểu bởi chính quyền Bắc Kinh qua mạnh và sự thật những người dân ở đây hiểu rằng việc làm đó không có lợi ích gì ảnh hưởng tới chính mình, người khác. Tuy nhiên đây là một lời cảnh báo lớn cho chính quyền trương Trung Quốc!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog