Chia sẻ

Tre Làng

Nguyễn Xuân Diện đang tự vả vào mặt mình

Lâm Trực@ 

Vụ công an TP HCM phát tờ rơi cảnh báo tội phạm bị báo Giáo Dục Việt Nam (GDVN) và ông TS Nguyễn Xuân Diện xuyên tạc nhằm bôi nhọ hình ảnh các chiến sĩ công an đã bị dư luận phản ứng dữ dôi. 

Hành vi của phóng viên và Nguyễn Xuân Diện không chỉ cho thấy đạo đức nhà báo, tâm địa đen tối của những kẻ chỉ trực chờ bới lông tìm vết, kiếm cơ xuyên tạc bôi nhọ chính quyền. Xa hơn nữa, nó cũng phản ánh trình độ của phóng viên và trình độ "gà mờ" của TS Nguyễn Xuân Diện.

Ông TS Nguyễn Xuân Diện hãy chứng tỏ rằng mình là người biết suy nghĩ đi!

15 nhận xét:

  1. Báo Giáo dục Việt Nam vừa có bài của tác giả Xuân Dương “kết án” hành vi phát tờ rơi cảnh báo về tình trạng tội phạm ở TP HCM cho du khách nước ngoài là bôi nhọ “hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ Ngành công an…”.
    Bạn nào có Từ điển Tiếng Việt trong tay thử tra xem nghĩa của từ “bôi nhọ” là gì. Mình thì chỉ hiểu nôm na rằng động từ này ám chỉ việc nói không đúng về một đối tượng theo hướng xấu hơn tình trạng thực tế của đối tượng ấy.
    Vậy thì Công an TPHCM đã cảnh báo thế nào mà bị nhà báo chỉ trích như vậy?
    Cảnh báo ấy là như thế này:
    Violent crime is very often in Ho Chi Minh City. Keep your bags close to your body, avoid wearing precious jewelry and try not to be too flashy with your camera and phone. (Tội phạm bạo lực rất hay xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người, không đeo các các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ liễu máy ảnh và điện thoại di động).
    Và:
    Do not trust the taxi meter… (đừng tin vào đồng hồ trên xe taxi)
    Ripping off unsuspecting passengers is an art form for dishonest driver. Stisk to reliable companies such as Vinasun taxi and Mailinh taxi. ( Đây là hành động móc túi hành khách một cách trắng trợn của lái xe không trung thực. Hãy lựa chọn các hãng taxi đáng tin cậy như Vinasun và Mailinh).
    (Phần dịch tiếng Việt là của tác giả bài báo)
    Theo mình thì để kết luận câu cảnh báo ấy là “bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an?” hay không thì phải trả lời câu hỏi thế thì có đúng là tội phạm bạo lực rất hay xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh hay không, tất cả các hãng taxi đều có đồng hồ đáng tin cậy và tất cả các lái xe taxi đều trung thực hay không?
    Nếu câu trả lời là KHÔNG, thì câu cảnh báo ấy đúng là “bôi nhọ” các đối tượng trên.
    Nếu câu trả lời là CÓ thì bản thân lời cảnh báo ấy không phải là “bôi nhọ” các đối tượng trên mà chỉ nói lên một điều đang xảy ra trong thực tế.
    Nếu thực tế đúng là diễn ra như vậy mà công an lại phát tờ rơi cho du khách nước ngoài rằng viết rằng ở thành phố HCM an toàn lắm, không có bạo lực tội phạm gì cả, các quý khách cứ yên tâm, túi xách, điện thoại di động lỡ để quên ở đâu sẽ có công an tìm ra và mang đến trả lại ngay, vàng bạc đeo đầy người không sao, đồng hồ taxi không bao giờ sai, có thể đi bất cứ xe của hãng taxi nào, TP HCM là điểm đến an toàn nhất thế giới, v.v… thì mới là tuyên truyền láo và vô trách nhiệm! Mà tuyên truyền láo dẫn đến du khách nước ngoài cứ tin như vậy mà gặp hạn thì đất nước, hình ảnh con người Việt Nam, thanh danh các lực lượng công an còn bị bôi nhọ nhiều hơn!
    Nói cách khác, nếu câu trả lời là ĐÚNG thì là chính thực tế lấm lem ấy, chứ không phải những lời cảnh báo về nó mới đang bôi nhọ “hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ công an”. Và nếu thực tế đúng là như vậy thì việc cảnh báo về tình trạng “hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ công an” bị bôi nhọ như vậy là hết sức cần thiết và không thể được coi là hành vi bôi nhọ.
    Tóm lại, hành động phát tờ rơi như thế là không bôi nhọ ai mà chỉ là thông báo về một thực tế là đất nước đã và đang bị bôi nhọ rồi bởi các hành vi tội phạm, lừa đảo và sự bất lực của nhà chức trách đã để xảy ra tình trạng bôi nhọ ấy mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Như vậy, lẽ ra phải hoan nghênh thay vì chỉ trích việc Công an TP HCM phát “tờ rơi” cảnh báo tội phạm là “bôi nhọ hình ảnh đất nước…”. Nhưng Công an TP HCM có đáng bị chỉ trích không? Câu trả lời là CÓ, nhưng họ không đáng bị chỉ trích vì hành vi phát tờ rơi mà họ phải bị chỉ trích, bị quy trách nhiệm một cách nghiêm khắc vì đã để xảy ra một thực tế lấm lem đã góp phần bôi nhọ đất nước và bôi nhọ chính thanh danh của họ như vậy.
    Cũng xin được nói thêm, nếu chỉ dựa vào câu cảnh báo trên “tờ rơi” rằng “Hãy lựa chọn các hãng taxi đáng tin cậy như Vinasun và Mai Linh” để cho rằng “việc một cơ quan nhà nước khuyến cáo du khách chỉ sử dụng dịch vụ của hai hãng taxi Vinasun và Mailinh… là hành động vi phạm luật cạnh tranh trong kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố” như lời “kết án” của tác giả bài báo thì cũng chưa thỏa đáng. Cảnh báo ấy chỉ đưa ra lời khuyên rằng du khách hãy sử dụng dịch vụ của các hãng NHƯ Vinasun và Mai Linh chứ không khuyên du khách CHỈ chọn những hãng này – (HH viết hoa các từ CHỈ và NHƯ để nhấn mạnh). Cái từ CHỈ này được tác giả “lắp vào miệng công an” chứ công an không viết như vậy. Theo sự đọc hiểu thông thường thì các từ như Vinasun và Mai Linh sau từ NHƯ phải được hiểu là hai ví dụ cụ thể về các hãng tắc xi đáng tin cậy chứ lời cảnh báo ấy không ngụ ý trên địa bàn thành phố CHỈ có hai hãng ấy là “đáng tin cậy”. Tuy nhiên, nếu có dấu ba chấm (…) đằng sau danh từ riêng chỉ 2 hãng cụ thể ấy thì sẽ chặt chẽ hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Cái tốt cũng có, cái xấu cũng có.
    Mình cũng băn khoăn là sao TS Nguyễn Xuân Diện với học vị tiên sĩ mà lại có nhận xét và bài đăng nhứ vậy.
    Có lẽ nào tiến sĩ đó là tiến sĩ rớm?
    Theo mình nên bổ sung vào danh sách các tiến sĩ rởm Việt Nam cái tên Nguyễn Xuân Diện.
    Địa chỉ đây: https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0CCAQFjAA&url=http%3A%2F%2Fgiaosudom.wordpress.com%2F&ei=DgdPVJvRCpLg8AWgrYGgDg&usg=AFQjCNGYsU0Es2svwVEHyDnpJcWgTKUahA&sig2=0cXPugjCwCKOxYJcp0QxkQ&bvm=bv.77880786,d.dGc

    Trả lờiXóa
  4. Hay gần đây nhất, ai về xã Phú Cường quê tôi trên Ba Vì mà hỏi xem. Hàng mấy chục gia đình bị lừa vì mua đèn năng lượng mặt trời. Một đám người đi tiếp thị rồi nhận tiền đặt cọc hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu rồi biến mất không tăm tích. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?
    Làm sao thuộc về công an được?

    Công an đâu có ai xúi các ông bà chưa nhận được hàng mà đã giao tiền cho người ta?
    Công an đâu phải ở mọi chỗ, mọi nơi để có thể xem việc làm ăn buôn bán của người dân mà ngăn cản những việc làm ăn buôn bán bất hợp pháp?
    Chưa kể tới hàng tháng có bao nhiêu hãng về tiếp thị ở quê tôi, hãng nào thật, hãng nào giả làm sao mà biết được?
    Câu "Tiền trao, cháo múc" các cụ để lại xưa chẳng nhẽ họ đã quên cả rồi hay sao? Vậy thì chính người dân phải tự trách mình nhẹ dạ nên dễ bị lừa, đừng trách công an vội.

    Nhưng nếu đài truyền thanh hoặc truyền hình đưa ra những lời cảnh báo trước về việc lừa đảo đó hoặc như công an TP Hồ Chí Minh phát tờ rơi tới tay người dân, hàng trăm triệu đồng trong một cái xã nghèo như xã tôi đã không biến mất như vậy được.

    Trả lờiXóa
  5. Mấy năm trước tôi về phép thường xuyên, cũng như hôm tháng 9 vừa qua, đi lại rất nhiều. Mỗi lần về người nhà cũng thường xuyên nhắc nhở về tiền bạc, hành lý khi đi lại kẻo bị mất. Tôi thì quá quen với những việc đó ở Việt Nam nhưng vẫn theo kiểu ví đút sau túi quần nhưng thực ra trong ví chỉ có vài đồng trả xe buýt còn lại tôi găm đủ chỗ đề phòng mất chỗ này thì còn chỗ kia. Đi chơi phố, đi du lịch chỗ nào, có cái gì đáng giá tôi đều ôm rất chặt và không bao giờ lơ là. Cẩn tắc vô áy náy, các cụ xưa nay vẫn dậy thế mà.

    Nhưng Hà nội, SG bây giờ đã khác xa. Tôi cũng như khách du lịch tây đi các phố chụp ảnh, đi du lịch, đứng giữa phố cầm máy ảnh kể cả những loại đắt tiền cũng chưa xảy ra chuyện gì. Tất nhiên, đâu đó vẫn có vì xã hội cũng như mỗi con người. Nếu con người phải sống với ốm đau bệnh tật thì xã hội phải tồn tại tệ nạn xã hội và chính vì thế, cướp giật móc túi sẽ vĩnh viễn còn với thời gian.

    Nhưng các vụ móc túi, cướp giật xảy ra theo tôi chứng kiến tận mắt hoặc người khác kể lại, từng đăng trên báo thì có tới trên 90% do không cẩn thận và dưới 10% còn lại do bọn cướp táo tợn, nhất là lúc chúng đang thiếu tiền.
    - Nào là cô bé ở ngân hàng ra treo lơ lửng túi tiền hàng trăm triệu chỗ tay lái nên bọn cướp nó giật.
    - Nào là người đẹp đeo túi hàng hiệu bên hông vì không chịu đeo ở trước ngực mà giơ tay giữ.
    - Máy ảnh, máy quay phim để hớ hênh ra bên ngoài như là mời kẻ trộm.

    Xin hỏi, những đối tượng đó trách ai bây giờ? Trách xã hội không an toàn hay trách công an không làm tròn nhiệm vụ? Theo tôi thì họ đáng thương như cũng đáng trách và tôi tin chắc rằng sẽ có người nói nặng hơn "ngu thì chết!".

    Công an là trấn áp tội phạm, là bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn xã hội nhưng công an đâu phải là cận vệ của từng người dân? Công an ở đâu ra mà mỗi góc đường, mỗi gia đình, mỗi cửa hàng, mỗi người dân mang theo tiền bạc cũng phải kèm theo?

    Ngày xưa trong chiến tranh mỗi buổi tối đài phát thanh đều dành ra khoảng nửa tiếng cho chương trình "Kể chuyện cảnh giác", với mục đích gì? Xin thưa: Ngoài việc phải cẩn thận với gián điệp đối phương xâm nhập vào phá hoại cũng là việc giáo dục công dân khi đi lại cần phải cẩn thận, tránh việc đáng tiếc xảy ra như bị móc túi, cướp giật....

    Hay gần đây nhất, ai về xã Phú Cường quê tôi trên Ba Vì mà hỏi xem. Hàng mấy chục gia đình bị lừa vì mua đèn năng lượng mặt trời. Một đám người đi tiếp thị rồi nhận tiền đặt cọc hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu rồi biến mất không tăm tích. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?
    Làm sao thuộc về công an được?

    Trả lờiXóa
  6. Thực sự vị tiến sĩ này như thế nào thì ai cũng biết. Đã vậy, ông này "ngu lại tỏ ra nguy hiểm" hay phát biểu liều, cái gì ông này cũng có thể phát ngôn được, những phát ngôn thể hiện tính "ngu lâu khó đào tạo" của vị tiến sĩ này khiến người ta liên tưởng tới hình ảnh những con vịt thích kêu để người ta bắn. Ở đây Diện bị nhẹ hơn "phang đá" vào mặt. May mắn ông không phải là vịt?

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. Mình thì mình nghĩ như thế này bất kỳ mặt nào của xã hội đều có mặt trái của nó. mốn nhìn nhận đánh giá một vấn đề nào đó thì không nên nhìn phiến diện từ một phía mà hãy có cách nhìn đa chiều về nó thì mới có cách nhìn tổng quát được.

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh11:26 29/10/14

    Nhiệm vụ của CA là "vì nhân dân phục vụ" nên đương nhiên họ phải làm những công việc như trong ảnh, có gì mà phải tán dương.

    Trả lờiXóa
  10. Với hình ảnh này bọn rận có thể xuyên tạc được gì đây? Người ta sinh ra có 2 mắt, 2 tai để nghe và nhìn cho thấu đáo.

    Trả lờiXóa
  11. Nói chung ở đâu lĩnh vực nào cũng có người xấu, người tốt. Hiện tại, những cán bộ suy thoái đang dần bị xã hội lên án, loại trừ. Bên cạnh đó không thể xóa bỏ hết những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ công an, nếu cứ nhìn vào khuyết điểm thì không thể thấy được mặt tích cực

    Trả lờiXóa
  12. Nhiều kẻ lợi dụng như Nguyễn Xuân Diện thì lúc nào cũng có thể chõ mõm chó của hắn vào những việc hèn hạ, bôi nhọ, bôi xấu người khác. Đó là nghề của hắn mà.

    Trả lờiXóa
  13. Nhiều kẻ lợi dụng như Nguyễn Xuân Diện thì lúc nào cũng có thể chõ mõm chó của hắn vào những việc hèn hạ, bôi nhọ, bôi xấu người khác. Đó là nghề của hắn mà.

    Trả lờiXóa
  14. Tôi tin rằng hình ảnh các chiến sĩ CSGT giúp đỡ người dân trong lúc ngập lụt kia chỉ là 1 trong hàng trăm nghìn hình ảnh đẹp mà các chiến sĩ CSGT đã làm như: đổ xăng, sửa xe giúp sĩ tử, đưa các em đi tìm phòng trọ, đến trường thi… rải cát, dọn dầu loang trên phố để tránh trơ trượt cho người qua lại, cặm cụi quét dọn mảnh sứ vỡ dưới trời nắng nóng, tìm lại người nhà cho cháu bé bị lạc là những nghĩa cử cao đẹp của các chiến sĩ CSGT được người dân hết lòng hoan nghênh và cảm phục. VÌ vậy, TS Nguyễn Xuân DIện có lẽ cần phải học lên cao nữa, học nữa học mãi mới hiểu được.

    Trả lờiXóa
  15. Những hình ảnh trên của các CSGT thật cảm động, thật đẹp trong lòng người dân.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog