Chia sẻ

Tre Làng

LỄ HỘI CHÉM LỢN NHÌN TỪ CON MẮT NGƯỜI VIỆT NAM

Nếu không nhìn lễ hội bằng con mắt văn hoá thì chỉ thấy nó dã man thôi. Nhãn quan nông choèn thế nhưng vẫn cố quậy tung lên để tiêu tiền tài trợ. Nhìn thế thì nhẽ AAF xem linga và joni chỉ thấy bườm và dái thôi, cóa phỏng.

Xem bản tôi đăng trên báo Đảng tại đây, hehe:


Ảnh này tôi ăn cắp trên mạng

Năm 2013, bộ phim Hunger Game của Mỹ bị cấm chiếu tại Việt Nam dù nhiều nước cho phép. Ngay cả bộ phim Việt Nam “Bụi đời chợ Lớn” cũng không qua nổi vòng kiểm duyệt của Cục điện ảnh để ra rạp. Không phải do yếu tố chính trị. Không phải do nội dung đồi truỵ. Chính bởi vì nội dung của chúng quá bạo lực khi hàng chục người giết lẫn nhau để tồn tại hay hàng trăm người của hai băng đảng vác dao kiếm lao vào quyết ăn thua đủ trên phố.

Như vậy rõ ràng cơ quan có thẩm quyền về văn hoá, nơi có trình độ chuyên môn rất cao ở nhiều lĩnh vực đã rất quan tâm những hình ảnh bạo lực như vậy tác động xấu tới nhân cách con người. Theo Zing News, ông Phan Ðình Tân - Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ VH-TT&DL cho biết: “Bộ VH-TT&DL không ủng hộ những hành vi có tính chất bạo lực, man rợ tại các lễ hội như lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh.

Vậy tại sao Bộ và Sở Văn Hoá – Thể Thao – Du Lịch tỉnh Bắc Ninh lại không phúc đáp lại thư của tổ chức Động vật Châu Á (AAF)?

Đây là một lễ hội truyền thống có yếu tố lịch sử

Để bác bỏ một lễ hội truyền thống lâu đời, gắn bó mật thiết với đời sống của một địa phương không phải là câu chuyện đùng một cái làm theo đề xuất của một tổ chức nào đó. Nhất là khi nó gắn liền với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc và gắn liền với một vị tướng và đội quân đã có công chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ là điều nên làm nhất là khi nhà trường đang tỏ ra kém hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Quốc Khánh, đại biểu Quốc hội, cho rằng có nhiều cách giáo dục và thay thế bằng những hoạt động khác là một phát biểu chưa thoả đáng. Nếu cái gì ta cũng thay thế thì dần dà chúng ta sẽ giữ lại được điều gì? Đồng bào Tây Nguyên thay vì đâm trâu thì đua trâu và nhân dân Bắc Ninh thay vì chém lợn sẽ vật nhau với lợn chăng? Bà có nói đến việc giết mổ không gây đau đớn cho động vật thì rõ ràng đâm trâu một nhát vào tim, chặt phăng thủ cấp lợn sẽ dẫn tới cái chết nhanh chóng hơn hẳn so với đưa chúng vào phòng hơi ngạt như phương Tây. Hay bà đề cập tới chuyện chọc tiết từ từ chảy để đánh tiết canh?

Việc có những hành vi đối xử tàn tệ với động vật hay mang tính chất man rợ gây tác động tâm lý tới người xem sẽ cần điều chỉnh. Tuy nhiên cái nào cần điều chỉnh và điều chỉnh thế nào thì cần có nghiên cứu. Đây là việc mà đáng lẽ các cơ quan văn hoá của tỉnh Bắc Ninh đã phải làm từ lâu chứ không phải đợi AAF lên tiếng.

Thói quen nuôi và giết mổ động vật của Việt Nam khác phương Tây

Không như các nước phương Tây, dân chúng ở Việt Nam hiện vẫn giữ thói quen giao tiếp xã hội khá thân mật trong cộng đồng. Việc tiếp xúc, trò chuyện cởi mở và thậm chí là ăn uống với nhau diễn ra rất thường xuyên. Có thể vì vậy nên vai trò của vật nuôi để làm bạn không cao. Mốt nuôi chó, mèo, chuột để làm bạn cũng chỉ mới có ở các đô thị lớn theo làn sóng văn hoá phương Tây tràn vào. Ở các làng quê, đa phần chúng chỉ được nuôi để giữ nhà, bắt chuột và lấy thịt.

Do đa phần cư dân làm nông nghiệp nên việc giết thịt động vật ngay tại gia đình là khá phổ biến. Chúng ta hoàn toàn coi việc giết mổ gà, vịt, chó, mèo, lợn hay trâu, bò để làm thực phẩm là việc đơn giản, nghiễm nhiên và không có gì phải cân nhắc đến chuyện thực thi như thế nào. Hết sức thoả đáng. Bởi nếu không giết mổ thì sẽ rất tốn kém để mua thịt được làm sẵn trong tâm lý nơm nớp lo sợ về an toàn thực phẩm.

Chuyện nhìn chọc tiết chó, lợn với trẻ em ở quê là rất phổ biến. Chuyện các em xem bố dìm chết con mèo dưới ao hay mẹ bóp mũi chim bồ câu để mổ thịt là hết sức bình thường. Còn việc giữ hộ con gà để cắt tiết xảy ra gần như cơm bữa. Có hề gì đâu cảnh máu chảy khi mà từ nhỏ ta đã nhìn đến phát nhàm. Bôi máu lợn lên đồng tiền cầu may ở lễ hội đã thấm tháp gì so với việc xơi một bát tiết canh đỏ choét bất chấp những nguy cơ bệnh dịch.

Đó mới là cái đáng quan ngại nhất chứ không phải là cái lễ hội kia.

Hoà nhập chứ không hoà tan

Văn hoá là cái gốc của của một dân tộc. Mất văn hoá ấy chính là mất nước vậy.

Cả nghìn năm dưới ách đô hộ của Trung Hoa, dù chịu bao nhiêu huỷ hoại và sự xâm lăng văn hoá đến mức gần như xoá đi làm lại nhưng cái hồn cốt Việt vẫn được lưu giữ trong các làng quê. Và những người Việt ấy đã giữ lại cho chúng ta nước Việt Nam hôm nay không giống với bất kì quốc gia nào. Tiếng Việt là minh chứng hùng hồn nhất cho điều này.

Truyền thống giữ nước, chống ngoại xâm là điều mà thế hệ người Việt nào cũng gửi gắm lại cho những người kế tục. Nhưng chống ngoại xâm bây giờ phải tính tới cả việc xâm lăng về văn hoá. Chúng ta cần cảnh giác cao với những giá trị phương Tây được du nhập vào một cách tinh vi qua những thứ tưởng như rất đạo đức, rất nhân văn. Chính bởi vậy ta tiếp thu cái tinh hoa của họ chứ không vì thế mà xoá bỏ đi cái làm nên bản chất của chính mình.

AAF là một tổ chức phi chính phủ và hoạt động nhờ ngân sách xin tài trợ từ các nguồn vốn khác. Họ có quyền truyền bá về ý thức bảo vệ động vật, về hạn chế các hành vi đối xử tàn bạo với động vật nhưng họ không nên phản đối một lễ hội cổ truyền của người Việt.

Đó chẳng phải là đang cố gắng xoá đi những thành trì cuối cùng bảo vệ văn hoá dân tộc trước thứ văn hoá lai căng, kệch cỡm đang tràn ngập ở thế hệ trẻ hay sao?

Nhưng, để thay đổi cho nó nhân văn hơn, thiết nghĩ lễ hội nên giới hạn độ tuổi tham dự. Ta làm với phim được thì tại sao với một hoạt động đời thực thế này lại bỏ qua.

24 nhận xét:

  1. theo tôi thì văn hóa truyền thống từ bao đời rồi, nó cũng có ảnh hưởng gì lớn lao như các bố ngĩ ra gì mà bạo lực, ảnh hưởng đến trẻ em hay gì gì đó đâu, người dân vẫn thấy đây chỉ là một lễ hội cho bản thân sau cả năm vất vả mà thôi, tre già măng mọc, bao thế hệ lớn lên và nằm xuống vẫn trưởng thành đấy thôi chứ làm gì mà phải lo xa thế

    Trả lờiXóa
  2. nói chung là không nhất thiết phải thay thế làm gì đúng như bà Nguyễn Thị Quốc Khánh đại biểu quốc hội đã nói, chưa nói đến vấn đề thay thế sẽ phát sinh bao nhiêu thứ và chưa chắc đã khả thi, việc cái lễ hội ấy có phù hợp hay không, có đúng bản chất văn hóa đặc trưng hay không, cần giảm nhẹ chỗ nào, cần chú trọng chỗ nào tất cả đều cho dân và chính quyền địa phương mà thôi

    Trả lờiXóa
  3. công bằng mà nói việc cấm chiếu phim với cái phong tục văn hóa lễ hội ở việt nam chẳng liên quan gì cả, đừng có mang vấn đề bạo lực ra đây để mà móc nối nó với nhau, vì căn bản là theo logic bình thường đã thấy không hợp lý rồi, một bên là chém giết người với người, còn bên là chọc tiết heo thôi mà, mức độ phải khác nhau hoàn toàn chứ

    Trả lờiXóa
  4. đừng lên quá cứng nhắc với những lễ hội văn hóa truyền thống, vì chúng ta không sinh ra trên mảnh đất ấy nên chắc gì đã hiểu được cái ý nghĩa của riêng họ, mà ít ra thì lễ hội làcầu nối quá khứ với hiện tại, bao đời nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng, cho nên phải giữ gìn chứ không được đả kích

    Trả lờiXóa
  5. tôi thấy cái vấn đề có văn hóa hay không hay bạo lực hay không này không đáng để quan tâm quá mức như vậy vì thực tế còn nhiều cái nguy cơ lớn hơn, ví dụ như những năm gần đây sự gia tăng cả về quy mô và số lượng, cũng như sự nảy sinh một số hiện tượng bất thường từ lễ hội...đang uy hiếp đến sự vững mạnh của văn hóa nước nhà mà rất cần sự quản lý

    Trả lờiXóa
  6. một cái lễ hội mang tính địa phương nhỏ như thế này, chủ yếu là nhân dân tổ chức vui chơi với nhau thì cũng không ảnh hưởng đến xung quanh gì nhiều, cái ảnh hưởng lớn bây giờ là mấy cái lễ hội festival ý,tổ chức ra để câu khách nước ngoài hay sao mà mở tràn lan đại hải ra khiến việc quản lý văn hóa tại lễ hội trở thành một vấn đề cần nhanh chóng giải quyết

    Trả lờiXóa
  7. lễ hội được quan tâm sát sao đến cũng là cái đáng quý mà thôi, những phản hồi này có tính xây dựng cho lễ hội cần được xem xét và góp ý từ cộng đồng mạng, với chúng ta lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức...phải giữ được điều quý giá ấy cho con cháu chúng ta chứ

    Trả lờiXóa
  8. đâu phải đâm chém con lợn là bạo lực nào, phải đặt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và nguồn gốc của nó chứ, nông dân chất phát ai đưa cái đấy ra làm lễ hội chứ, chẳng qua là giết lợn khao quân mà thôi, vì lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành

    Trả lờiXóa
  9. chính những cái lễ hội mang tính đặc trưng này mới gọi là đáng quý và đáng tìm hiểu đấy, chứ bây giờ đâu còn nhiều những cái lễ hội này nữa, vì căn bản từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như ý nghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa...mang tính tây phương hóa nữa mới đáng lo ngại mất gốc lễ hội văn hóa đây này

    Trả lờiXóa
  10. mọi người chắc cũng ít nhất một lần đi các lễ lớn rồi chứ, ví như chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), đền Hùng (Phú Thọ) thế nhưng chắc cũng không nhiều người hiểu được thần tích, không gian văn hóa và giá trị riêng của lễ hội họ tham gia. vậy nên tất nhiên các bạn không hiểu cái lễ chém lợn này có gì ý nghĩa mà chỉ nhìn bề ngoài mà thôi

    Trả lờiXóa
  11. việc đi lễ mà không hiểu đối tượng hành lễ là ai, ý nghĩa của lễ hội là gì đã là một cái tội rồi, chứ chưa nói gì đến xem thông tin một cái lễ hội mà đoán bừa, phán bừa được, lấy ví dụ cho việc không hiểu ý nghĩa của lễ hội là nguyên nhân khiến lễ hội đền Trần chưa năm nào thoát khỏi cảnh ùn ùn kéo đến xin ấn, rồi thì tranh cướp nhau có phải xấu mặt không

    Trả lờiXóa
  12. tôi thấy hình như bộ văn hóa của mình vẫn rất muốn cái bề ngoài sáng đẹp văn hóa hơn là cái bên trong thì phải, phán một câu hình ảnh mang tính bạo lực là cấm luôn chứ không có trách nhiệm đối với người dân sau bị cấm lễ hội sao, bạo lực không sinh ra từ một hình ảnh, mà bạo lực sinh ra chính từ cái vô tâm, thích bề ngoài đấy, bên trong ắt sẽ sinh bạo lực

    Trả lờiXóa
  13. tôi rất thích đi những cái lễ hội mang tính đặc trưng địa phương như thế này, nó vẫn còn giữ cái chất vô tư phục vụ nhu cầu người dân của mình chứ không có tí gì mưu cầu lợi ích cả, khác với những cái đền, chùa , lễ hội lớn bây giờ, cứ đi mấy cái đấy thì lại nảy sinh ra quan niệm lệch lạc đã dự lễ hội là phải quyên tiền công đức, bằng không sẽ mắc tội với thánh thần tạo ra cảm giác khó chịu cực

    Trả lờiXóa
  14. tôi thấy những con người kia mặc dù là mang lợn ra tế đấy, nhưng chính những hành động đó mới là có văn hóa vì họ hiểu và làm theo cái ý nghĩa mà cho ông truyền lại, chứ những người không hiểu ý nghĩa, đi lễ theo phong trào rồi có nhiều biểu hiện phi văn hóa khác như chen lấn, xô đẩy, khấn hộ, đốt vàng mã tràn lan... mới là đáng trách đấy

    Trả lờiXóa
  15. so với những cái lễ hội đầy tệ nạn mà không thiếu quanh đây thì những con người này thuần phát chán, chúng ta thừa hiểu thời đại bây giờ lễ hội khó có thể phát huy được bản sắc nguyên gốc khi ngay bản thân người tổ chức còn chưa nắm vững ý nghĩa và giá trị đích thực của lễ hội, vậy cho nên những cái lễ hội còn nguyên vẹn ý nghĩa này phải được bảo vệ chứ

    Trả lờiXóa
  16. Hội Lim gần đây đã lấy điểm nhấn là xác lập kỷ lục Ghi-nét Việt Nam với tư cách lễ hội có nhiều người mặc trang phục dân tộc cùng hát dân ca quan họ nhất, nhưng tôi thấy cái hội mổ lợn này còn có ý nghĩa hơn đấy, vì căn bản Lim liệu có còn nguyên ý nghĩa khi mà 3.000 người cùng xếp hàng đồng ca một bài quan họ? văn hóa không thể hiện bằng số lượng hay bề ngoài đâu

    Trả lờiXóa
  17. Mỗi lễ hội đều có nguồn gốc xa xưa và mang ý nghĩa linh thiêng riêng có của nó. Động vật sinh ra để lấy thịt là điều hết sức bình thường, hơn nữa trong lễ hội chém lợn của người dân làng Ném Thượng thì ông Ỉn được người dân vô cùng tôn kính. Một lễ hội mang nét văn hóa truyền thống như thế tại sao lại bị lên án, nghiêm cấm? .... Hãy tìm hiểu rõ ý nghĩa của nó rồi mới phán xét nó.

    Trả lờiXóa
  18. Đất nước ta luôn nổi tiếng là đất nước có đậm đà bản sắc dân tộc có nền văn hóa truyền thống từ xa xưa ông cha ta để lại mà cả thế giới biết đến nhưng trong thời kỳ hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển đất nước nên có nhiều phong tục tập quán cũng như truyền thống văn hóa của ông cha ta đã không còn phù hợp với hiện tại nên chúng ta nên kế thừa và biết sàng lọc loại bỏ những văn hóa đã lạc hậu để phù hợp với hiện nay.

    Trả lờiXóa
  19. Thế à bạn Sơn vũ Hoàng,để đậm đà bản sắc hơn có lẽ ở đâu đó trên đất Việt nam nên tái hiện lễ hội cầu an cống tế ném gái đồng trinh xuống vực thẳm cho quái vật ăn thịt hay là đừng sửa Quốc ca,cứ để câu nguyên vănTHỀ PHANH THÂY UỐNG MÁU QUÂN THÙ cho ra nhẽ người Việt anh hùng chăng ?

    Trả lờiXóa
  20. Nặc danh10:28 6/2/15

    @Van Lâm
    Tranh cãi về đề tài này còn chưa có hồi kết mà. Đây là góc nhìn của anh Loc. Tre Làng bê về để anh em tham thấu. Nếu thấy vui, mình sẽ đưa về 3 bài nữa, thể hiện các quan điểm khác nhau về câu chuyện chém lơn.
    Bạn cho ý kiến nhé?

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh10:37 6/2/15

    Chị là người cực kì kĩ tính khi share bài của người khác. Từ trước đến giờ chị share duy nhất bài của Hoàng Hối Hận, đó là những bài viết cực kì xuất sắc, mang đậm tính nhân văn. Hoàng là dân chuyên, điều đó không phải bàn cãi.
    Nhưng hôm nay phá lệ chị share một lúc ba bài viết với ba góc nhìn khác nhau về Lễ hội Chém lợn ở Bắc Ninh, quê hương của chị. Các bài viết được thực hiện bởi những người không phải nhà báo nhưng câu từ và ngôn ngữ gai góc, sắc sảo như những nhà báo chuyên nghiệp.
    Điều đặc biệt nữa, đây là ba bài viết của ba bé yêu Zái ghẻ DG, Lọc xồn và chú lùn đáng mến Hạ Hồng Việt. Có thể nói đây là những học trò xuất sắc nhất của chị, vì được chị trực tiếp dạy bảo, tát vào mõm bôm bốp suốt thời gian qua. Hehe.
    Bài thứ nhất của DG tức Zái ghẻ: http://m.tintuconline.com.vn/…/le-hoi-chem-lon-lieu-nguoi-l…
    Bài thứ hai của Lọc xồn: http://tintuconline.com.vn/…/le-hoi-chem-lon-da-man-hay-kho…
    Bài thứ ba của chú lùn Hạ Hồng Việt, địt mẹ đọc bài này ai có thể tin được bé yêu của chị mới 22 tuổi: http://tintuconline.com.vn/…/201502021532…/an-uc-pha-le.html

    Trả lờiXóa
  22. nó cũng có ảnh hưởng gì lớn lao như các bố ngĩ ra gì mà bạo lực, ảnh hưởng đến trẻ em hay gì gì đó đâu, người dân vẫn thấy đây chỉ là một lễ hội cho bản thân sau cả năm vất vả mà thôi, tre già măng mọc, bao thế hệ lớn lên và nằm xuống vẫn trưởng thành đấy thôi chứ làm gì mà phải lo xa thế

    Trả lờiXóa
  23. nó cũng có ảnh hưởng gì lớn lao như các bố ngĩ ra gì mà bạo lực, ảnh hưởng đến trẻ em hay gì gì đó đâu, người dân vẫn thấy đây chỉ là một lễ hội cho bản thân sau cả năm vất vả mà thôi, tre già măng mọc, bao thế hệ lớn lên và nằm xuống vẫn trưởng thành đấy thôi chứ làm gì mà phải lo xa thế

    Trả lờiXóa
  24. Nhưng hôm nay phá lệ chị share một lúc ba bài viết với ba góc nhìn khác nhau về Lễ hội Chém lợn ở Bắc Ninh, quê hương của chị. Các bài viết được thực hiện bởi những người không phải nhà báo nhưng câu từ và ngôn ngữ gai góc, sắc sảo như những nhà báo chuyên nghiệp.
    Điều đặc biệt nữa, đây là ba bài viết của ba bé yêu Zái ghẻ DG, Lọc xồn và chú lùn đáng mến Hạ Hồng Việt. Có thể nói đây là những học trò xuất sắc nhất của chị, vì được chị trực tiếp dạy bảo, tát vào mõm bôm bốp suốt thời gian qua

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog