Chia sẻ

Tre Làng

AN NINH BIỂN CỦA VIỆT NAM, MƠ MỸ VÀ TRUNG QUỐC ĐÁNH NHAU

"Quốc tế hóa Biển Đông là sách lược của Việt Nam trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo là một trong những nội dung giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế UNCLOS.

Kể từ vụ hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 đến nay, Trung Quốc càng ngày càng thể hiện quyết tâm chiếm đoạt Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình.

Với khả năng của một quốc gia có nền kinh tế thứ 2 thế giới, Trung Quốc bất chấp DOC, UNCLOS ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa để tạo ra những căn cứ quân sự, sẵn sàng lập ADIZ trên Biển Đông…hòng khống chế Biển Đông, tuyến hàng hải quốc tế. Dù đó có thể là một “Vạn lý trường thành bằng cát trên biển” hay gì đi nữa thì hành động đó của Trung Quốc là vô cùng nguy hiểm cho an ninh khu vực và an toàn hàng hải thế giới.

Đương nhiên, hành động này đã xâm phạm đến lợi ích quốc gia của Mỹ và đặc biệt là của Nhật Bản và buộc Nhật Bản và Mỹ phải thay đổi “tư thế quân sự”.

Rõ ràng, hành động quân sự của Trung Quốc ảnh hưởng đến an ninh Nhật không phải đến từ Senkaku mà từ Biển Đông mới là mối nguy hiểm lớn. Mất Senkaku, Nhật Bản chỉ mất một hòn đảo nhưng mất Biển Đông, Nhật Bản bị bóp nghẹt cửa hầu của nền kinh tế mang tính “quốc đảo”.

Với Mỹ, Biển Đông không chỉ là một tuyến hàng hải quốc tế như eo biển Hocmuz hay kênh đào Xue mà mất Biển Đông, khu vực địa chính trị cực kỳ quan trọng tại Đông Nam châu Á của Mỹ bị mất trắng về tay Trung Quốc và do đó, chiến lược xoay trục sang châu Á-TBD của Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn. Nước Mỹ phải đối phó nguy hiểm với một vị trí xuất phát tấn công có lợi của Trung Quốc trên Tây TBD và chiến lược bao vây, kiềm chế Trung Quốc bị phá sản.

Tàu khu trục USS Sampson và USS Pinkney của hải quân Mỹ trên biển Đông

Do địa chiến lược về chính trị, quân sự, kinh tế của Biển Đông quan trọng như vậy nên Mỹ, Nhật Bản buộc phải đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông là không có gì lạ.

Sự thay đổi lớn đường lối quốc phòng của Nhật Bản trong và sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đi đến một điểm kết là Mỹ-Nhật cùng nhau tuần tra chung trên Biển Đông, hiểu nôm na là Nhật Bản và Mỹ sẵn sàng tác chiến hỗ trợ nhau trên Biển Đông nếu tình huống xung đột quân sự xảy ra.

Như vậy, hiện nay trên Biển Đông có 2 mâu thuẫn lớn xảy ra. Một là mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ-Nhật Bản và mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong đó có Việt Nam.

Một bất ngờ lớn xảy ra khi những nước có tính an bài nhất trên khu vực như Singapore, Indonesia và Malaysia lại đang tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông. Đây là một thông điệp nhưng cũng là một phản xạ có điều kiện trước mối nguy hiểm bởi hành động quyết tâm, bất chấp của Trung Quốc để chiếm trọn Biển Đông. Phải chăng, Mỹ cùng Nhật Bản đang đưa Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines vào cuộc và thật như vậy thì Trung Quốc sẽ gặp vô vàn khó khăn.

Với Việt Nam, việc quốc tế hóa Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế UNCLOS là sách lược của Việt Nam trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo là một trong những nội dung giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình hiệu quả nhất.

Việc Trung Quốc mở rộng những đảo, bãi cạn mà họ chiếm đoạt của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh Việt Nam.

Về đối nội, Việt Nam đương nhiên, không ngồi nhìn mà hành động bằng mọi cách để bảo vệ chủ quyền biển đảo, tạo ra sức mạnh răn đe lớn. Sẵn sàng cho mọi tình huống xấu nhất khi Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông.

Về đối ngoại, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những hành động chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông của Mỹ và Nhật Bản, sẵn sàng chấp nhận những sự giúp đỡ quý báu về tinh thần, vật chất phương tiện để bảo vệ an ninh hàng hải và chủ quyền biển đảo của các nước lớn có lợi ích quốc gia ở Biển Đông nhưng sẽ không làm phức tạp thêm tình hình. Việt Nam phải khôn khéo, tỉnh táo, cảnh giác để làm chủ tình hình tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bởi một điều rất đơn giản là "Mỹ và Trung Quốc chẳng bao giờ đánh nhau."

*******************
Tác giả tốt nghiệp khóa đu càng máy bay chạy trốn

4 nhận xét:

  1. Việc Mỹ và Trung Quốc đánh nhau về vấn đề biển đông là chuyện không tưởng. Bọn chúng chỉ dạo nhau bằng mồm mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là hy vọng Mỹ, Trung đánh nhau là điều không tưởng. Nhìn những động thái thực tế của Mỹ trong thời gian qua là thấy. Tất cả chỉ có tính tượng trưng. Với Việt Nam, việc quốc tế hóa Biển Đông có lẽ là sách lược hợp lý nhất trong thời điểm hiện tại. Nếu có thể cùng các nước trong khu vực lập "hàng rào biển Đông", có lẽ Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ

    Trả lờiXóa
  3. Việt Nam đứng trước 2 lựa chọn lớn là hợp tác với Trung Quốc hoặc Mỹ. Một bên là mất tất cả bởi một kẻ đã từng là bạn, là hàng xóm; một bên một kẻ đã từng là kẻ thù, với nhiều âm mưu không kém phần nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  4. Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là một sách lược rất đúng đắn của Việt Nam. Những quốc gia, tổ chức nào ủng hộ Việt Nam lên án và có hành động thiết thực ngăn chặn lại các hành động ngang ngược, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đều là bạn bè của Việt Nam. Chúng ta cần tạo sự đồng thuận và đoàn kết và tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế mà trước tiên là ASEAN.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog