Chia sẻ

Tre Làng

GIẤC MƠ TRUNG QUỐC CỦA TẬP CẬN BÌNH SẼ THÀNH CƠN ÁC MỘNG Ở BIỂN ĐÔNG



Tiếp tục một cuộc chạy đua địa chính trị mà biết chắc Trung Quốc rất ít có cơ hội chiến thắng, "giấc mơ Trung Quốc" mà Tập Cận Bình ấp ủ lâu nay sẽ trở thành..

Học giả Bùi Mẫn Hân, ảnh: aspenideas.org

Bùi Mẫn Hân, một giáo sư và chuyên gia về Trung Quốc từ đại học Claremont McKenna và Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế ngày 15/6 bình luận trên tờ Nikkei Nhật Bản về những kịch bản tiếp theo có thể sẽ diễn ra trên Biển Đông. Chiến tranh Lạnh đã không được kích hoạt bởi một sự kiện duy nhất mà là một loạt các hành động tương đối nhỏ nhằm vào nhau giữa Mỹ và Liên Xô đã dẫn đến vòng luẩn quẩn leo thang và trả đũa. Vấn đề đặt ra là hiện nay Trung Quốc và Mỹ đang tham gia vào hoạt động đối đầu tương tự có thể dẫn đến một cuộc "Chiến tranh Lạnh" khác?

Câu hỏi này càng trở nên cấp bách gần đây khi Bắc Kinh đẩy mạnh bồi lấp xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Những hòn đảo nhân tạo này theo ông Bùi Mẫn Hân là ít có giá trị quân sự bởi chúng không thể bảo vệ trong một cuộc xung đột. Nhưng rõ ràng Bắc Kinh có ý đồ thông qua mở rộng sự hiện diện vật lý (bất hợp pháp) của mình để củng cố yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông. Nhưng điều này chỉ là mơ tưởng, vì về mặt pháp lý, luật pháp quốc tế không cho phép Trung Quốc tạo ra lãnh hải 12 hải lý hay không phận đối với các đảo nhân tạo.

Trung Quốc đã quen sử dụng chiến thuật "cắt lát xúc xích" (còn gọi là tằm ăn dâu, chiến lược cải bắp...), thông qua việc theo đuổi các bước leo thang có kiểm soát, không cưỡng bức và mơ hồ về pháp lý để đạt mục tiêu cuối cùng là kiểm soát các khu vực (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ vừa quan tâm đến những tác động chiến thuật của các đảo nhân tạo Trung Quốc xây (bất hợp pháp) có thể làm phức tạp và bất tiện cho các hoạt động của Không quân, Hải quân Mỹ. Đồng thời Hoa Kỳ lo lắng nhiều hơn về những hậu quả lâu dài nếu những hành vi (phạm pháp) của Trung Quốc không bị ngăn chặn.

Ở cấp độ chiến lược, nếu Bắc Kinh áp dụng thành công chiến thuật "cắt lát xúc xích" chắc chắn sẽ đánh dấu sự áp đặt trật tự mới của Trung Quốc trong khu vực. Bất chấp Mỹ, Trung Quốc rõ ràng muốn trở thành trung tâm lực hấp dẫn đối với các nước láng giềng ở châu Á và muốn Mỹ không thể ngăn chặn Trung Quốc phô diễn sức mạnh của mình. Quan trọng hơn, với việc dùng sức mạnh uy hiếp láng giềng, Trung Quốc sẽ thành công trong việc chứng minh rằng họ có thể viết lại các quy tắc quốc tế nếu Bắc Kinh thấy phù hợp.

Đây rõ ràng không phải là một Trung Quốc mà Hoa Kỳ có thể chấp nhận. Từ khi thiết lập quan hệ, chính sách với Trung Quốc của Washington dựa trên giả định Bắc Kinh sẽ trở nên mạnh mẽ và được tích hợp vào hệ thống quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Trung Quốc không thể phá vỡ sự cân bằng quyền lực ở châu Á.

Nhưng các sự kiện gần đây, đặc biệt là việc Trung Quốc thành lập tổ chức tài chính quốc tế Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á, Ngân hàng Phát triển mới hay bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả trong chính sách với Trung Quốc của Washington.

Đúng lúc này căng thẳng Trung - Mỹ leo thang ngoài Biển Đông trên các hòn đảo nhân tạo. Washington và Bắc Kinh sẽ xử lý mâu thuẫn ở Biển Đông như thế nào có thể sẽ quyết định tương lai của quan hệ Mỹ - Trung. Trong thời điểm này triển vọng một kết quả thương lượng vẫn giữ được thể diện là không chắc chắn. Mỹ đã công khai kêu gọi Trung Quốc chấm dứt vĩnh viễn hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa trong khi Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ nó.

Giấc mơ Trung Quốc hay giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình không thể thành công nếu dựa trên chính sách bành trướng lãnh thổ. Ảnh: SCMP.

Tất cả chúng ta nên hy vọng rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ nhận ra sự ổn định tổng thể trong quan hệ Mỹ - Trung có giá trị hơn nhiều việc theo đuổi chủ quyền (vô lý, phi pháp) đối với các đảo nhân tạo, đồng thời ra lệnh đình chỉ ngay các hoạt động bồi lấp, xây dựng, cải tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông. Có thể trong ngắn hạn, ít nhất là từ nay đến tháng 9 khi ông Tập Cận Bình thăm Mỹ, Bắc Kinh sẽ tìm cách chống leo thang. Nhưng nếu Trung Quốc đẩy mạnh hành động theo cách của họ ở Biển Đông, Mỹ có khả năng đáp trả bằng cả ngoại giao và quân sự.

Bước đầu tiên Mỹ có thể sẽ thực hiện là gia tăng áp lực ngoại giao và sử dụng các chiến thuật "danh dự và xấu hổ" chống lại việc Bắc Kinh hợp thức hóa hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo. Điều này thể hiện rõ trong kêu gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter khi ông thăm Việt Nam gần đây. Lầu Năm Góc kêu gọi tất cả các bên ngừng cải tạo, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, từ đó Mỹ sẽ có "thẩm quyền luân lý" nhiều hơn và đòn bẩy ngoại giao với Trung Quốc.

Ngoài ra Mỹ dường như cũng đã bắt tay vào chiến dịch ngoại giao rộng lớn hơn để gây áp lực với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Trong hội nghị thượng đỉnh G7 tại Đức tháng này, Washington đã thành công trong việc thúc đẩy khối 7 nước côn nghiệp phát triển chỉ trích hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông bằng các ngôn từ mạnh mẽ. Trong trường hợp các nỗ lực ngoại giao vẫn thất bại, Mỹ sẽ xem xét một danh sách biện pháp đối phó.

Hành động Mỹ có thể đơn phương lựa chọn là phái máy bay quân sự và tàu chiến tiến vào 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc mới xây dựng để thách thức, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Ngoài ra Lầu Năm Góc cũng tằng cường khả năng của mình ở phía Tây Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc bành trướng quân sự và trấn an đồng minh.

Thậm chí Mỹ có thể xem xét nhiều lựa chọn mạnh hơn, nếu được thông qua có thể tạo thành sự khởi đầu một chính sách ngăn chặn chính thức. Ví dụ Washington có thể đưa ra điều kiện hấp dẫn để Manila cho phép tàu hải quân Mỹ sử dụng linh hoạt cảng Subic với lực lượng đông hơn. Một biện pháp khác là dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam, một chủ trương đang được Thượng nghị sĩ John McCain thúc đẩy mạnh mẽ.

Lúc này Trung Quốc chắc chắn sẽ trả đũa tạo ra một vòng xoáy lao dốc nguy hiểm trong quan hệ Trung - Mỹ, thậm chí đẩy 2 nước vào một cuộc "Chiến tranh Lạnh" mới ở Đông Á. Tất nhiên một khi bi kịch địa chính trị này xảy ra, Bắc Kinh chắc chắn sẽ đổ lỗi cho Washington. Nhưng trong thực tế Trung Quốc ở vị trí tốt hơn để ngăn chặn lặp lại Chiến tranh Lạnh.

Người Trung Quốc có câu "ai trói thì người ấy cởi", không có nghi ngờ gì về việc Bắc Kinh nhận thức được rằng chính chiến thuật cắt lát xúc xích của mình đã gây ra căng thẳng với Hoa Kỳ. Nhưng nếu cứ tiếp tục một cuộc chạy đua địa chính trị mà biết chắc Trung Quốc rất ít có cơ hội chiến thắng, "giấc mơ Trung Quốc" mà Tập Cận Bình ấp ủ lâu nay sẽ trở thành một cơn ác mộng trên Biển Đông, ông Bùi Mẫn Hân bình luận.

Hồng Thủy

16 nhận xét:

  1. Cạnh một nước láng giềng lớn như Trung Quốc, lịch sử ngàn xưa đã chứng tỏ được rất nhiều điều nhưng trong đấy một điều có lẽ quan trọng nhất đó là chúng ta không bao giờ chịu khuất phục trước cường bạo, hung hãn. Điều đó bây giờ vẫn luôn đúng.

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc là một nước lớn, điều đó không thể phủ nhận nhưng cách hành xử của Trung Quốc đang ngày càng giống với cách hành xử của phát xít thời chiến tranh thế giới thứ 2 rồi, quá mức ngang ngược. Thế giới văn minh ngày nay và Việt Nam quyết không bao giờ cho nó tái hiện lại lần nữa.

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc tự nghĩ mình là bá chủ thế giới chăng? Đâu có cơ hội đó. Phát triển dựa trên khoa học công nghệ mà phần lớn là ăn cắp, sao chép của các nước phát triển khác. Đâu bền vững được? Hay định lấy dân số đông ra để hù dọa các nước khác. Đừng dại mà đứng mình một chiến tuyến như thế chứ?

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là phải lấy tự lực, tự cường để làm tiêu chí trong phát triển đất nước. Trong cái thế giới đa cực đầy nham hiểm, tính toán ngày nay, nước lớn bán đứng nước nhỏ khi được giá là điều binh thường. Lịch sử ngàn năm của ta không bao giờ chịu khất phục. Nhất định sẽ chiến đấu hết mình để bảo vệ từng tấc đất của cha ông để lại.

    Trả lờiXóa
  5. Chúng ta có công lý, có lẽ phải, có luật pháp quốc tế bảo vệ, hành động ngang tàng, bất chấp tất cả của Trung Quốc ngày càng giống hành xử của bọn xã hội đen, trở về thời nguyên thủy - nơi mà luôn quan niệm sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề. Nhất định Trung Quốc sẽ thất bại

    Trả lờiXóa
  6. Những năm gần đây Trung Quốc đã và đang phát triển trở thành một nước lớn nhất nhì thế giới. Nhưng đi cùng với đó là tham vọng bành trướng của TQ cũng lớn lên từng ngày. Có thể nói lòng tham của TQ là vô đáy.

    Trả lờiXóa
  7. Bằng mọi cách thực hiện giấc mơ bá chủ của mình, Trung quốc ko những muốn dẫm chết những nước lân cận nhằm tạo đá phát triển kinh tế của TQ vào

    Trả lờiXóa
  8. Giấc mơ trung quốc của tập cận bình chính là cơn ác mộng trên biển đông với toàn thế giới, nhất là khi có sự can thiệp của Nga và Mỹ nữa thì tình hình sẽ ngày càng trở nên phức tạp

    Trả lờiXóa
  9. Trung Quốc sẽ không thể thực hiện được giấc mộng của mình nhờ vào việc bất chấp pháp luật quốc tể, chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Không một quốc gia nào công nhận chủ quyền phi pháp bằng cách cải tạo các đảo nhân tạo cũng như dùng vũ lực để xâm chiếm các đảo của Việt Nam.
    Trung Quốc nếu cứ tiếp tục thì uy tín của TQ sẽ giảm sút nghiêm trọng trên trường quốc tế, đồng nghĩa với việc TQ tự đẩy mình vào thế đối đầu với Mỹ....quả là không có lợi một chút nào.

    Trả lờiXóa
  10. Thực hiện ước mơ bằng con đường không chính nghĩa thì sẽ chẳng bao giờ thành công, mà có thành thì nó cũng sẽ sớm bị tan biến đi mà thôi. Lịch sử đã minh chứng cho việc chỉ có bằng con đường chân chính mới có được thành công trọn vẹn mà thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Tham vọng bá vương của thằng Tàu ngày càng rõ rệt, nhưng trớ trêu thay lợi ích của anh Mỹ, các anh phương Tây và nhiều anh khác cũng gắn liền với biển Đông. Anh Tàu quả này mà vênh mặt là bị "hội đồng" ngay! Trắng trợn cướp đất nhà người khác thế có ngày ăn đập!

    Trả lờiXóa
  12. Ai chẳng có ước mơ, và chẳng ai cấm hay đánh giá những ước mơ đấy được, nhưng giấc mơ xấu xa của Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại, mơ đi đánh chiếm nước khác thì ai dung tha cho được, đừng có dùng những hành động xấu xa để tiếp tục hoàn thành giấc mơ của mình nữa đi.

    Trả lờiXóa
  13. Giấc mơ từ lâu đời của Trung Quốc là bá chủ thế giới, và Tập Cận Bình đang thể hiện điều đó. Tuy nhiên rồi chúng sẽ bị cả thế giới lên án và trừng trị.

    Trả lờiXóa
  14. Tham vọng của Trung Quốc luôn là chiếm đất nước chúng ta. Hết đời lãnh đạo này đến lãnh đạo khác của Trung Quốc là vậy. Tập Cận Bình đang đẩy nhanh lấn chiếm biển đảo của ta. Rồi chúng sẽ biết Việt Nam là thế nào.

    Trả lờiXóa
  15. Giấc mơ mà Tập Cận Bình đang muốn hiện thực hóa trên biển đông có thể là con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc. Chưa chắc chúng sẽ đạt được mục đích trên biển đông như chúng mong muốn mà chúng có thể sẽ phải nhận bài học đích đáng khi các nước trên thế giới quay lưng.

    Trả lờiXóa
  16. Việc vấn đề biển đông đang càng ngày càng nóng bỏng, khi Trung Quốc điều cả tàu chiến ra quần đảo Trường Sa. Chúng đang thực hiện từng bước leo thang về quân sự. Việc đó có thể sẽ khiến cho cả Mỹ và Nga nóng mặt. Và chúng có thể sẽ nhận được bài học đắt giá nếu cả Mỹ và Nga cùng nhảy vào.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog