Chia sẻ

Tre Làng

CHUYỆN MỔ NHẦM

Mai Dương

Câu chuyện mổ nhầm không phải là câu chuyện hiếm hoi, và không chỉ là câu chuyện Y tế xứ Việt.

Bọn giãy chết cũng đầy rẫy.

Vấn đề là hành vi và ứng xử sau khi việc đã rồi. Cầu thị hay chưa? Lươn lẹo hay không? Và áy náy hay lỳ lợm?!

Bọn quan lại địa phương giờ mặc nhiên như ông kễnh vô can. Học trò oánh nhau mặc nhiên kệ anh Luận, đường sá sứt mẻ mặc nhiên lỗi anh Thăng, và bác sĩ thử dao bừa bãi mặc nhiên kệ chị Tiến!

Để rồi trên sốt sắng hỏi han, dưới thờ ơ miễn cưỡng. Và chỉ có cái chân què của nhân dân cần lao là thiệt thòi tội nghiệp.

18 nhận xét:

  1. Đúng là không thể chấp nhận được mà. Làm đéo gì có chuyện bác sỹ lại tắc trách như thế chứ. Con người chứ có phải động vật đâu mà làm sai nói xin lỗi. Nếu ai cũng thế thì 10 người vào viện có 1 người khỏi bệnh à. Đây là một vấn đề cần nghiêm túc kiểm điểm để không để tình trạng này tái diễn. Có như vậy mới lấy lại lòng tin của nhân dân chứ

    Trả lờiXóa
  2. Nghe thì thật rất buồn cười nhưng những việc như thế này lại không phải là chuyện hiếm gặp ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Vấn đề ở đây là khi có chuyện xảy ra thì tất cả lại đổ lên đầu các Bộ trưởng các Bộ trong khi trách nhiệm chính lại thuộc về các quan chức địa phương trực tiếp làm công tác quản lý cán bộ. Đấy mới là điều mà chúng ta cần biết để có cái nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này. Có nhận ra được thì mới giải quyết triệt để vấn đề

    Trả lờiXóa
  3. Bộ trưởng không trực tiếp đi mổ, người mổ là bác sĩ, bác sĩ mà vô trách nhiệm để hậu quả như thế thì đáng lên án và đáng bị xử lý thật mạnh

    Trả lờiXóa
  4. Giờ cái gì không hay không phải, có sai sót là đổ tại bộ trưởng hết, bộ trưởng có phải là thánh đâu mà động j liên quan đến vấn đề nào là tên bộ trưởng đó được réo ầm ĩ

    Trả lờiXóa
  5. Không hiểu rằng lương tâm nghề nghiệp của chúng nó để đâu nữa? Trong công việc chúng ta khó có thể tránh khỏi những sai sót, nhưng vấn đề khi chúng ta mắc lỗi thì chúng ta phải như thế nào, phải ăn năn hối cải, phải có tinh thần cầu thị và luôn luôn biết sửa sai. Chúng ta làm sai đừng để cho người khác phải gánh chịu hậu quả, như thế thì chúng ta vô tâm và không có đạo đức.

    Trả lờiXóa
  6. Dù chân phải có nang hay không thì chắc chắn trước đó vị bác sĩ đã mổ nhầm. Nếu biết chân phải có nang từ trước khi mổ sao lại không thông báo cho gia đình. Còn nếu vào phòng mổ mới biết thì tại sao lại mổ chân phải trong khi người ta khám và hồ sơ bệnh án ghi rõ là mổ chân trái. Thiết nghĩ bệnh viện nên thẳng thắn nhận khuyết điểm, đừng để mất niềm tin trong nhân dân.

    Trả lờiXóa
  7. Nhưng vụ như thế này đâu còn là hiếm nữa đâu. Nghề nào bây giờ cũng thế, cũng có tiêu cực, có những kẻ tham lam vụ lợi cho bản thân bất chấp đạo đức nghề nghiệp. Chính những con sâu như vậy mới là những kẻ đang làm cho nhân dân thêm đói khổ, làm cho xã hội thêm rối ren, làm cho người dân mất lòng tin vào chính quyền, khiến cho không ít kẻ lợi dụng chống phá, bôi xấu chính quyền.

    Trả lờiXóa
  8. Xử lý ngay những kẻ trực tiếp chịu trách nhiệm! Không thể đến khi sự việc xảy ra, nhất là liên quan đến sức khỏe người dân thì lại trốn tránh, lươn lẹo trách nhiệm. Kém thì không được làm. Nghề nào cũng vậy, phải có lương tâm, nhất là nghề y

    Trả lờiXóa
  9. Bệnh viện giải thích như thế cũng chưa thực sự thỏa đáng, không thể giải tỏa hết những khúc mắc. Tại sao bệnh viện không biết tự nhận khuyết điểm khi mà gần như chắc chắn đến 90% vị bác sĩ mổ đã mổ nhầm. Khó có thể có chuyện mổ chân phải vì phát hiện u nang trong khi cái chân trái được chỉ định mổ thì lại ko mổ.

    Trả lờiXóa
  10. Ngày nay khi mà cán dỗ của đồng tiền ngày càng lớn thì không ít người đã đánh mất cái tâm, làm việc một cách thiếu trách nhiệm. Vụ việc mổ nhầm này là một sự suy giảm nghiêm trọng về y đức, trong khi đó nhiều trường y đang coi nhẹ việc đào tạo bộ môn y đức thầy thuốc. Cơ quan chức năng cần có những biện pháp chấn chỉnh những vụ việc này để yên lòng nhân dân.

    Trả lờiXóa
  11. Chúng ta cũng không còn lã lẫm với những vụ việc như mổ nhầm của bác sỹ cũng như việc đường mới làm song mà sụt lún và việc học sinh và giáo viên có những thái độ không đúng vì thế chúng ta cần phải có những biện pháp để hạn chế những sai phạm xảy ra như thế.

    Trả lờiXóa
  12. Kể cũng lạ nhỉ. Mình đi phẩu thuật 2 lần. Lần nào khi đã vào phòng mổ, bác sỉ đều hỏi han lại cặn kẽ về bệnh tình của bệnh nhân và xem lại cả bệnh án cũng như các kết quả xét nghiệm, chụp chiếu trước đó.
    Trong trường hợp này, vị bác sĩ đã quá chủ quan và thiếu xót.
    Người làm nghề y, liên quan đến tính mạng con người, không thể có cái tính này được

    Trả lờiXóa
  13. Bác sĩ mà làm việc như thế này thì quả thật là đánh mất đạo đức nghề nghiệp.
    Cần nghiêm túc kiểm điểm vị bác sĩ này, và tìm hiểu lý do của sự việc. Chắc chắn bác sĩ là người quan tâm nhất đến bệnh nhân, do đó cần trả lại niềm tin của người dân đối với những vị bác sĩ chân chính.

    Trả lờiXóa
  14. Thằng nào mổ nhầm cho thằng ấy đi khám. Cả một ekip cả bác sĩ, cả hộ lý mà để nó mổ nhầm chân cháu bé. Một lũ thần kinh. Vì y tế có nhiều thằng thần kinh như vậy nên mới để bị chửi nhiều đến vậy

    Trả lờiXóa
  15. Những con người vô cảm trước sinh mệnh của bệnh nhân, đó lại là một em bé. Sự vô cảm, y đức xuống cấp, kiến thức y học yếu kém. Kém toàn tập. Đáng thương cho em bé quá!

    Trả lờiXóa
  16. làm bộ trưởng ở Việt Nam đâu có sướng gì, dân mình rồi cả đám dân chủ khốn nạn nữa có sẵn cái tư tưởng quy chụp, cái gì cũng đổ lên đầu bộ trưởng. Mịa, người ta ở cấp cao nhất, bao nhiêu việc phải làm, việc quản lý phân công phân cấp rõ ràng rồi. Chuyện bác sĩ mổ nhầm một là do cái sự nghiệp dư trong làm việc của bác sĩ, hai là do ban giám đốc bênh viện thiếu tuyên truyền, giáo dục thường xuyên cán bộ của mình, để xảy ra rồi còn không nhận trách nhiệm, đổ hết cho bác sĩ, nói vậy thì bệnh viện còn ra cái thể thống cống rãnh gì nữa, quá buồn. Hết phóng viên thiếu đạo đức nghề nghiệp, giờ đến chuyện bác sĩ nghiệp dư, thiếu trách nhiệm, buồn quá, Nhà nước cần phải có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp này, chứ như thế này dân không dám đi viện khám chữa bệnh mất, rồi dần dà mất niềm tin với cơ quan quản lý nhà nước.

    Trả lờiXóa
  17. bộ trưởng đứng đầu ngành phải chịu những cái kiểu giận cá chém thớt của dư luận mà thôi, nói chung là có như thế thì mới có động lực thúc đẩy ông bà nháo nhác lên mà làm việc, tuy nhiên dư luận cũng lên có tí tri thức, tầm nhìn, đừng chỉ hùa theo chửi ké vài cấu rồi mặc kệ chẳng xem xem người ta xử lý sửa chữa như thế nào, đấy không phải là một dư luận phát triển cho đất nước

    Trả lờiXóa
  18. thời buổi bây giờ đi viện thì cũng phải trang bị cho mình ít kiến thức cơ bản, đừng bị lừa hay bắt nạt thái quá, đến lúc dư luận ủng hộ thì người thiệt vẫn là mình mà thôi, cho nên chưa đi bao giờ thì nên tìm hiểu, mà đi rồi thì phải rút kinh nghiệm, nghe ngóng người khác làm thế nào thì làm theo, đừng ngơ ngác để rồi mấy đứa không có y đức nó lừa cho thì khổ, tiền mất tật mang

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog