Chia sẻ

Tre Làng

CÔNG CỤ PHÁT NGÔN CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC CẢNH BÁO ÔNG GIANG TRẠCH DÂN

Công cụ phát ngôn của chính quyền TQ cảnh báo ông Giang Trạch Dân

Năm 2014, một con cóc khổng lồ bằng cao su đã trở nên nổi tiếng khi được so sánh với cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, dẫn tới các tin tức về mô hình cóc bơm hơi này sau đó đã bị xóa bỏ khỏi Internet (Ảnh: mirror.co.uk)

Nhân Dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cho đăng một bài xã luận cảnh cáo nghiêm khắc những cựu lãnh đạo của Đảng vẫn còn đang can thiệp vào công việc của những người kế vị.

Ngôn ngữ được sử dụng trong bài xã luận đăng ngày 10/8 cũng như thời điểm, bối cảnh chính trị dường như đều hướng đến một mục tiêu: cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân. Cư dân mạng internet Trung Quốc hầu như cũng nhất trí về mục đích này của bài báo.

Trong những đoạn mở đầu của bài báo, một ranh giới rõ ràng được vạch ra giữa những lãnh đạo đã nghỉ hưu tốt và xấu. “Nhiều người trong số các lãnh đạo Đảng của chúng ta, một khi họ rời khỏi chức vụ của mình, họ cư xử một cách phù hợp với sự thay đổi địa vị này. Họ không can thiệp vào công việc của lãnh đạo mới”.

“Tuy nhiên”, bài báo diễn giải, “có những vị lãnh đạo Đảng, trong khi họ còn đang tại vị, đã chỉ định những ‘phụ tá tin cậy’ của mình nắm giữ những chức vụ quan trọng nhằm mục đích kéo dài ảnh hưởng trong tương lai. Hơn nữa, sau khi các lãnh đạo Đảng này đã bước xuống, họ không chịu từ bỏ việc cố gây ảnh hưởng tới các vấn đề trọng đại…”

Mặc dù bài viết không có chi tiết nào nhắc đến tên ông Giang Trạch Dân, nhưng giới quan sát không thể không thấy rõ sự ám chỉ đến cựu lãnh đạo này. Báo chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vốn nổi tiếng với việc ám chỉ các nhân vật chính trị bằng những hình ảnh ẩn dụ. Nhiều người cho rằng cuộc Cách mạng Văn hóa đầy bạo lực và điên cuồng đã mở màn khi tờ Nhân dân Nhật báo cho đăng những lời chỉ trích một vở kịch nói về một viên quan triều đại nhà Minh bị cách chức.

“Với những người có con mắt tinh đời thì chỉ cần thoáng nhìn qua cũng thấy rõ ràng bài báo là một lời chỉ trích đối với ông Giang Trạch Dân, dù không gọi thẳng tên ông ta”, ông Hồ Bình, một nhà bình luận chính trị kỳ cựu sống lưu vong tại New York viết trên trang web của Đài Phát thanh Châu Á Tự do (RFA).

Agence France-Presse, hãng thông tấn xã chính thống của Pháp, cũng nói bóng gió rằng ông Giang nhiều khả năng là mục tiêu của bài báo.

“Chiến dịch công khai chống tham nhũng của ông Tập đã thanh trừng một danh sách dài các quan chức cấp cao và cấp thấp, bao gồm cả cựu trùm an ninh quốc gia Chu Vĩnh Khang, người đã bị kết án chung thân vào tháng 6”, AFP viết. “Ông Chu được coi là một đồng minh của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân… Hiện đã lan truyền sự suy đoán về việc liệu ông Giang có thể trở thành mục tiêu của ông Tập và cơ quan điều tra nội bộ của Đảng – Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) hay không”.

Trong một vài năm qua, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đưa ra luận điểm rằng ông Giang Trạch Dân là mục tiêu cuối cùng trong chiến dịch của ông Tập nhằm thanh lọc Đảng dưới chiêu bài chống tham nhũng. Các chuyên mục và các phóng viên của tờ báo đã dự đoán từ đầu năm 2012 về sự sụp đổ của các ông Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và những nhân vật khác, trước khi họ trở thành các mục tiêu chính thức. Phán đoán của Đại Kỷ Nguyên dựa vào những quan sát về xu hướng chính trị của Trung Quốc, và việc liên lạc thường xuyên với các nguồn tin cấp cao trong nội bộ chính quyền. Quan điểm chung của tờ báo là những nhân vật thân cận hàng đầu khác của ông Giang và bản thân ông này cuối cùng cũng sẽ trở thành mục tiêu của cuộc thanh trừng.

Bài xã luận lần này của tờ Nhân dân Nhật báo sử dụng một phép ẩn dụ tương tự, nhưng không rõ nghĩa để nêu ra luận điểm của mình: đại ý là “trà sẽ nguội khi người rời đi”, một thành ngữ có từ thời nhà Minh. Cụm thành ngữ này được đưa lên tiêu đề, còn bài báo nằm trong mục Ý kiến bình luận trực tuyến, và nằm trong 7 của ấn phẩm in. Tiêu đề này nhằm hướng đọc giả đến suy nghĩ trà sẽ phải nguội đi khi nó nên nguội, nghĩa là họ không nên ủng hộ một quan chức của Đảng, người tìm cách duy trì quyền lực sau khi rời khỏi vị trí.

“Về mặt lý thuyết trong một môi trường làm việc, thì trà sẽ nguội khi người ta rời đi là chuyện thường tình. Tại sao vẫn có những người cứ khăng khăng rằng trà vẫn sẽ nóng khi người đã rời đi?”, bài báo viết.

Điều này ngụ ý về việc quan chức đã nghỉ hưu lại làm mọi thứ để kéo dài quyền lực.

Ông Giang Trạch Dân được biết như một nhân vật đầy tai tiếng. Khi rời khỏi chức vụ vào năm 2002, ông ta đã cài một lô những nhân vật thân cận của mình vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, trung tâm đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông Giang đã cài đặt những thuộc hạ thân tín vào khắp bộ máy Đảng và nhà nước, ban cho họ khả năng tự làm giàu để mua chuộc lòng trung thành chính trị, do ông Giang không hề có nền tảng quyền lực trong chính quyền khi bất ngờ lên nắm quyền vào năm 1989.

Trước khi từ bỏ các vị trí và chức danh quân sự của mình vào năm 2004 và 2005, ông Giang cũng đã lo liệu để người của ông này kiểm soát quân đội một cách hiệu quả. Hiện nay, rất nhiều trong số họ đã bị lãnh đạo đương thời Tập Cận Bình bỏ tù.

Với mạng lưới này, ông Giang đã kiểm soát hoàn toàn những mắt xích quan trọng của chính trường Trung Quốc trong hơn một thập kỷ sau khi rời khỏi chức vụ lãnh đạo. Điển hình là trường hợp ông Chu Vĩnh Khang, cựu trùm bộ máy an ninh quốc nội, người đã được ông Giang thăng chức một cách nhanh chóng sau khi chứng minh được lòng trung thành của mình bằng việc đàn áp và xóa sổ môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công, một dự án chính trị điên rồ của ông Giang Trạch Dân. Pháp Luân Công là một môn khí công truyền thống bao gồm các bài tập chậm rãi và các nguyên lý đạo đức về Chân, Thiện và Nhẫn. Môn này đã bị bức hại ở Trung Quốc từ năm 1999, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Giang.

Ông Li Hongkuan là một nhà bình luận về chính trị Trung Quốc, trong nhiều năm qua, ông đã điều hành trang tin VIP Reference, bản tin điện tử ngắn đầu tiên ở Trung Quốc. Ông đã trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD TV) rằng “mục đích của bài viết này không phải là để tạo ra cuộc tranh luận… mà là để cảnh cáo một số người nào đó”.

Một số nhà bình luận của Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung từ lâu đã kết luận rằng ông Giang Trạch Dân là mục tiêu chính trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Trong ba năm qua, những dự đoán này dường như đã ngày càng được xác nhận bởi các diễn biến mới, khi những thuộc hạ trung thành với ông Giang hết người này tới người khác bị cơ quan cảnh sát bí mật trong nội bộ Đảng cách chức, bị thẩm vấn, sau đó bị lôi ra trước hệ thống tòa án do Đảng kiểm soát và bị kết án tù nhiều năm hoặc chung thân.

Vào tháng 2, ông Tăng Khánh Hồng, người là chủ mưu và là quân sư chính trị của ông Giang cũng bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng ám chỉ theo cách tương tự như trong một bài báo tại thời điểm đó của Nhân dân Nhật báo, thông qua câu chuyện về một hoàng tử tham nhũng dưới thời nhà Thanh. Tên ông Tăng chưa từng được nêu lên, nhưng giới quan sát chính trị Trung Quốc đã nhanh chóng xác định được là ai.

Bài báo mới đây của Nhân dân Nhật báo được đăng dưới cái tên của Gu Bochong, được xác định là một sĩ quan thuộc Tổng cục Chính trị của Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Trong các bình luận không bị xóa trên trang Sina Weibo, đã có vô số người dùng xác định mục tiêu của bài báo là ông Giang Trạch Dân, theo cách nói úp úp mở mở điển hình. “Đây có phải là đang nói về con cóc không?”, người dùng internet có tên Cỏ Đêm viết. Ví ông Giang với con cóc là một cách lưu truyền phổ biến trong cộng đồng mạng ở Trung Quốc, gợi liên tưởng tới dáng vẻ phốp pháp, cặp kính lớn và thói quen kéo quần cao lên hẳn trên bụng của ông này.

“Cha lớn Tập đang sắp sửa có động thái chống lại Ha Ha”, một người sử dụng internet khác viết, áp dụng cách chơi chữ sử dụng ký tự đầu tiên trong từ con cóc tiếng Trung (hama).

“Tôi khá tò mò”, người dùng tên yanhing viết, “Liệu con cóc sẽ lên mạng và tìm hiểu xem ông ta đã gây ra sự phẫn nộ như thế nào?”.

Matthew Robertson, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Thu Hiền biên dịch

17 nhận xét:

  1. Người dân Trung Quốc cũng đang bị những người đứng đầu lừa dối, mọi thứ ở Trung Quốc bây giờ là quá cực đoan, và làm cho tư tưởng cả một thế hệ người Trung Quốc bị thối nát đi.

    Trả lờiXóa
  2. Ông Giang Trạch Dân vốn được coi là "hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ 3" của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong thời điểm đó Trung Quốc phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 8%/năm khiến cả thế giới phải giật mình. Nhưng hiện nay Báo chí Trung Quốc liên tục có những bài báo với những hình ảnh ẩn dụ nhằm mục đích chỉ trích những nhân vật chính trị như ông Giang Trạch Dân. Người dân Trung Quốc càng ngày càng hoang mang khi Bộ máy lãnh đạo đất nước mình thối nát, bị người đứng đầu lừa dối.

    Trả lờiXóa
  3. Nội bộ Trung Quốc đang diễn ra cuộc thanh trừng giữa các phe phái. Ông Giang trạch dân đã nghỉ nhưng phe cánh còn rất mạnh. Tập Cận Bình hiển nhiên đang nắm quyền không muốn có kẻ đe doạ đến quyền lực của mình nên tìm cách triệt hạ.

    Trả lờiXóa
  4. Khi quyền lực thay đổi, kẻ kế vị sẽ luôn tìm mọi cách khẳng định được quyền lực tuyệt đối của mình và đàn áp những phe cánh, lực lượng của kẻ cầm quyền trước. Tập Cận Bình biết cách lừa dối người dân và dư luận để thực hiện việc đàn áp đó bằng cách núp dưới danh nghĩa chống tham nhũng. Người dân Trung Hoa cũng chỉ những những con cờ trong tay những kỳ thủ chính trị của xứ sở này thôi.

    Trả lờiXóa
  5. [một dự án chính trị điên rồ của ông Giang Trạch Dân. Pháp Luân Công là một môn khí công truyền thống bao gồm các bài tập chậm rãi và các nguyên lý đạo đức về Chân, Thiện và Nhẫn. Môn này đã bị bức hại ở Trung Quốc từ năm 1999, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Giang.] -????? - ĐÉO TỰ NHIÊN

    Trả lờiXóa
  6. Chiến dịch chống tham nhũng của ông tập cận bình thực chất là lấy lý do để thanh trừng nội bộ lẫn nhau thôi, ông tập đang tiêu diệt những tay chân thân cận của ông giang xong cho những tay chân thân cận của mình thế chỗ vào, rồi sau này khi ông tập thôi chức, có người khác nên thay mà k cũng phái thì tay chân và chính ông tập cũng bị bỏ tù với cái mác tham ô thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Trong một đảng thì cũng có thể xảy ra những xung đột dẫn đến việc chia bè kết phái, bên ngoài thì cùng nhau hợp tác, nhưng bên trong thì đang đấu đá nhau xem ai sẽ là người lãnh đạo cao nhất. Cho người đi do thám, tập hợp các bằng chứng phạm tội của những bên đối lập nếu có cơ hội thì tung ra để hạ bệ lẫn nhau. Không gì phức tạp hơn chính trường cả, chỉ tội người dân trung quốc đang bị dắt mũi mà lại cứ nghĩ mọi việc đang tốt lên.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi cũng có cùng suy nghĩ với bạn quang minh, đã làm chính trị thì không ai không tư lợi, không dùng chức quyền để vơ vét của cải thì gắng vươn lên cao làm gì, càng lên cao càng tham, cứ nói ông tập đang chống tham nhũng nhưng có khi ông và các tay chân của ông cũng đang tham nhũng. Đấy chỉ là cái cớ để loại bỏ nhau thôi. Vậy mà người dân trung quốc cứ hô hào ghê lắm.

    Trả lờiXóa
  9. Mình có đọc về pháp luân công trong một bài báo nào đó, kể về nguồn gốc ra đời, phát triển là quá trình bị tiêu diệt như thế nào, phải nói là như kiểu Mỹ giết việt cộng ở nước ta thời xưa. Rồi có cả bài báo ông giang đã trấn yểm hồng công thế nào, nói chung là ai cũng gớm cả, chẳng ai kém cạnh ai, chỉ có nhân dân đứng giữa là phải hứng các đợt gió tạt qua tạt lại thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Chúng mày cứ cấu xé nhau đi, thằng này lên đạp chết người của thằng khác, cũng như các vua thời xưa, vua mới sẽ chu di cửu tộc của dòng họ vua cũ nhằm diệt trừ hậu họa phản quốc về sau. Chúng mày đối xử với người ta như thế nào thì sau chúng mày lại bị đối xử lại thế thôi. Đây là sự tham lam thâm căn cố đế của bọn cầm quyền trung quốc chứ đừng có tin vào cái mác chống tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  11. Chẳng qua là cũng đấu đá chịnh tri mà thôi, khi mà nhóm hay phe phái nào mạnh thì sẽ tìm cách đàn áp các phe phái khác khi không cùng hướng.

    Trả lờiXóa
  12. Giang Trạch Dân là một ông kẹ đe doạ chính phủ của Tập nên Tập đang tìm cách bở bớt gai của ông kẹ đi mà thôi. Cũng phải thôi vì tuổi Giang trạch dân không cho phép ông ta nắm quyền, nhưng tham vọng của ông ta thì vẫn còn. Còn Tập, bản thân cũng là một gia đình dòng dõi, có thế lực nên ước vọng của Tập tất nhiên là phải củng cố đế chế của mình. Bản chất của nó là vậy.

    Trả lờiXóa
  13. người trung quốc phải đông hơn gấp 10 lần Việt Nam cho nên hệ thống phát ngôn của chính quyền hay là của nhân dân thì cũng phải khổng lồ và đồng hành với nó là sự phức tạp trong các mối quan hệ cũng như sự phức tạp, lằng nhằng về môi trường thông tin đại chúng của TQ, phản hồi cũng đa dạng hơn rất nhiều, tuy nhiên tỷ lệ trẻ trâu lên mạng bình luận lại ít hơn ở Việt Nam đấy, họ nghiêm túc bình luận hơn ta nhiều

    Trả lờiXóa
  14. tôi thấy hình như là sự soi mói vào lãnh đạo của các nước xã hội nhiều hơn bên phương tây thì phải, ở phương tây người ta hình như đã quá quen với cái kiểu phân chia quyền lực giữa 2 cái đảng trái phải rồi hay sao mà chẳng soi bao giờ, còn ở nước xã hội thì ông này xuống thì soi ông sau có phải là ông trước chỉ định không, rõ ràng phương tây chỉ định thì éo ai nói còn phương đông truyền thống là nối tiếp rồi thì lại nói

    Trả lờiXóa
  15. để mà người dân TQ lên tiếng thì cũng khổ đấy, TQ nổi tiếng với cái trò không nói cũng làm, và nói thì cực kỳ là thâm nho nhọ đít, nói bóng nói gió thôi nhưng ai cũng ngẫm ngĩ và hiểu ra cả, nhưng lại chẳng làm gì được người ta vì ngôn ngữ chính là vũ khí vô hình của ngôn luận, cho nên nhiều ông quan to bị dân chửi bóng gió thì cũng phải đổ mồ hôi ra mà sợ đấy

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog