Chia sẻ

Tre Làng

Tham luận của Sao Hạ Nguyên về: PHÍ BẢN QUYỀN BÀI TIẾN QUÂN CA


Sáng ra dựng con way an pha cùi bắp vào để ăn sáng gặp ngay một thằng dở hơi lại đòi xe!

Nó bảo "Xe này là do tôi lắp ráp khi đang còn làm trong nhà máy Honda Việt Nam"

Bực cả cái cửa mình!

Chợt nhớ lại vụ thu tiền phí cho bài quốc ca.

Quốc Ca Việt Nam (Tiến Quân Ca) nghe rộ lên tranh cãi thu phí hay không thu phí.

Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) yêu cầu thu phí tiền tác quyền với bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao, bài hát đã trở thành Quốc ca của VN từ năm 1946 cho đến nay.

Thật! Tôi đéo quan tâm nếu nó là bài hát khác. Cơ mà đây lại là bài hát Quốc ca của nước nhà.

Xin phép cho tôi chửi 1 phát cả VCPMC lẫn gia đình nhạc sỹ Văn Cao hình như cố tình quên đi 1 sự việc.

Ông khẽ khàng tâm sự với tôi là ông không khỏi không nghĩ đến người bạn, người anh và cũng là người lãnh đạo đầu tiên, trực tiếp giác ngộ ông vào Việt Minh hồi năm 1944 tại Hà Nội. Người đó, đã không giao bất kỳ khẩu súng nào cho ông hoạt động, lại chính thức giao nhiệm vụ cho ông sáng tác ngay một bài hát để hát trong ngày ra đời sắp tới của một đội quân vũ trang khóa quân chính kháng Nhật trên chiến khu Trần Hưng Đạo tại Việt Bắc

-http://vietbao.vn/…/Vai-tam-su-cua-nhac-si-Va…/70020754/181/ 

Kể cả bà Nghiêm Thúy Băng, vợ nhạc sĩ Văn Cao cũng thừa nhận bài hát này là nhạc sỹ sáng tác sau khi nhận nhiệm vụ từ ông Vũ Quý.

Nói cách khác trực tiếp hơn là nhạc sỹ Văn Cao sang tác bài hát này là trong nhiệm vụ của ông ấy.

- Như người nông dân trồng lúa.

- Như người công nhân sản xuất.

- Như anh lính cầm súng.

- Như người dân công làm đường.

Vậy thôi. Nhiệm vụ hoàn thành và bài hát đó không còn là của riêng ông nữa.

Chẳng nhẽ như gia đình ông con cháu những người dân công lại ra chặn đường thu phí với lý do “đường này cha ông tao mở” à?

Xin hỏi VCPMC với mấy người đòi thu phí bản quyền hồi đó ông Văn Cao Với gia đình sống bằng gì?

Làm nông hay buôn bán? Còn ông ấy mà nhận được cái tem phiếu để mua gạo thịt thì đó chính là cái giá đã trả cho bài hát đó!

Người công nhân trong nhà máy sản xuất ra 1 sản phẩm xin hỏi sản phẩm ấy của ai? Của người công nhân hay của nhà máy?

Ông là cán bộ văn hóa hoặc đại loại như thế và sáng tác bài hát đó là nhiệm vụ ông được giao, là công việc của ông, là cái ông phải giao cho “Mặt trận Việt Minh” Và đương nhiên nó đã thuộc quyền của “Mặt trận Việt Minh” ngay từ lúc bấy giờ và đến bây giờ là nhà nước Việt Nam. Ông được đứng tên trên bài hát là may lắm rồi!

Tất nhiên chỉ là ý của tôi.

9 nhận xét:

  1. Trời, thu phí bản quyền bài hát quốc ca nữa thì cũng đến ạ luôn. Chuyện này có tiền lệ từ các nước khác hay chưa mà sao tự nhiên các thánh lại rộ lên chuyện thu phí nực cười như vậy? Sáng tác 1 bài hát quốc ca là vinh dự, tự hào, và tất nhiên bên cạnh nhiệm vụ thì tác giả cũng được những đãi ngộ nhất định lúc đó rồi. Vậy giờ tự nhiên đòi thu phí??THật không hiểu nổi

    Trả lờiXóa
  2. Cái way an pha cùi là mua bằng tiền hay ăn cắp vậy?
    Viết như cái ẹ ấy mà cũng đòi so với chả sánh.
    Phải nói lại cho rõ là không chỉ các nhạc sỹ mà hầu như tất cả các nghệ sỹ,từ nhà văn,nhà thơ,họa sỹ v v thời bao cấp đều hưởng lương nhà nước.Thời đó họ sáng tác một phần vì nhiệm vụ và không ai nghĩ đến tiền nhận bút cả,nhưng đến khi có chế độ nhuận bút đối với các tác phẩm thì đương nhiên họ phải là những người được hưởng bất kể đó là tác phẩm nào.
    Với tác phẩm Quốc ca chỉ có thể tự gia đình nhạc sỹ văn Cao đồng ý hiến tặng chứ không thể sủa lên như con chó ở trên được.

    Trả lờiXóa
  3. Way Tàu ăn trộm kiểu dáng của Hon Đa mà chị Thuan. Nghĩa là vi phạm bản quyền. hjhj.
    Bai quốc ca không nên thu phí.
    Điều này được cả thế giới áp dụng.
    Còn theo tác giả thì ông ăn lương nhà nước, ông ăn thuế của dân để làm nhiệm vụ sáng tác thì đương nhiên bài ấy thuộc về nhà nước, về nhân dân. Cái đó là có lý chứ?
    Ví dụ như bạn Thuận là công an hay Bộ đội, bạn phải thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao. sản phảm bạn làm ra sẽ thuộc về công an hoặc quân đội.
    Đơn giản nhẻ?

    Trả lờiXóa
  4. @ Bạn Công Béo.
    Khi bạn bỏ tiền mua con xe dù là Way an pha cùi hay là xe gì chăng nữa thì cũng có nghĩa bạn đã phải trả tiền bản quyền kiểu dáng của con xe đó rồi và chẳng có anh công nhân lắp ráp nào có cái quyền đòi tiền bạn nữa.So sánh như kiểu bài viết trên là đúng hay sai thì tự bạn suy xét.
    Cũng nhắc lại với bạn rằng ở cái còm trên tôi đã nói không phải chỉ có nhạc sỹ Văn Cao hưởng lương khi sáng tác đâu.
    Đúng là việc đòi tiền bản quyền bài "Quốc ca" có điều gì đó không được nhiều người đồng tình cho lắm nhưng dù đúng dù sai thế nào chăng nữa cũng không nên viết những câu mất dạy như tác giả của bài viết trên.

    Trả lờiXóa
  5. Vấn đề sáng tác quốc ca, bài hát của mình sáng tác được coi là quốc ca đó là vinh dự, tự hào mà không gì có thể mua nổi, quốc ca dùng cho mục đích chung của đất nước nên cá nhân tôi nghĩ ko nên tính đến chuyện trả phí bản quyền

    Trả lờiXóa
  6. Rắc rối nhỉ, bản thân mình vốn không hiểu về vấn đề bản quyền tác giả lắm, nhưng nếu như mình sáng tác một bài hát, mà để được coi là quốc ca thì mình sẽ không cần tiền bản quyền, thậm chí sẵn sàng bỏ tiền để bài hát của mình được cả nước hát mỗi khi chào cờ ý chứ. He he

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh20:33 23/8/15

    Vụ này giống chuyện cái đuôi con chó đòi nguyên con chó phải trả công mỗi lần nó vẫy để mừng hoặc đuổi ruồi muỗi

    Trả lờiXóa
  8. Đâu phải nhạc sỹ nào cũng được chọn bài hát của mình làm Quốc ca, nhạc sỹ Văn Cao được chọn đó là 1 vinh dự, niềm tự hào của cả đại gia đình nhạc sỹ khi có tác phẩm để đời mà cả nước đều biết đến. Ở bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào thì tác giả đều được nhận 1 khoản tiền nhuận bút. Chính vì vậy, theo tôi không nên có chuyện trả phí bản quyền.

    Trả lờiXóa
  9. mình đọc bài viết rất hay, mình nghĩ khi tác giả Văn Cao gia nhập lực lượng cách mạng, dược sự phân công làm việc , được giao làm nhiệm vụ sáng tác bài hát cho đất nước thì quyền sử dụng thuộc về nhà nước, có nước nào hát quốc ca lại phải trả tiền không đúng là buồn cười, chẳng nhẽ người công nhân làm ra sản phẩm lại đòi đem về nhà chắc, hi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog