Chia sẻ

Tre Làng

“Trường DH Tôn Đức Thắng tự công nhận giáo sư là phạm luật”

“Trường công nhận giáo sư là phạm luật” 

TT - Ông Bùi Mạnh Nhị - chánh văn phòng Hội đồng chức danh GS nhà nước - cho biết cách làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng tự ý phong chức danh GS, PGS là vi phạm pháp luật.

Trước thông tin Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang triển khai thực hiện việc phong giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cho cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài nhà trường, đại diện Hội đồng chức danh GS nhà nước khẳng định việc làm này vi phạm quy định chung về việc công nhận chức danh GS, PGS và hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

Ngày 15-9, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Mạnh Nhị - chánh văn phòng Hội đồng chức danh GS nhà nước - cho biết khi văn bản pháp luật hiện hành chưa cho phép các trường được tự ý phong chức danh GS, PGS thì cách làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là vi phạm pháp luật.

Theo quy định, việc công nhận chức danh GS phải được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ hội đồng cơ sở, hội đồng ngành và cuối cùng phải đến hội đồng chức danh GS nhà nước mới quyết định ứng viên có đủ tiêu chuẩn được công nhận GS, PGS không. Kể cả đối với những người được cơ sở giáo dục nước ngoài công nhận chức danh GS, PGS nếu muốn được công nhận và bổ nhiệm chức danh tương tự tại cơ sở giáo dục ĐH VN thì cũng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, không thấp hơn chất lượng của ứng viên được công nhận và bổ nhiệm ở VN.

Nghĩa là ứng viên đó cũng bắt buộc phải có đủ số công trình khoa học theo quy định, trong đó có ít nhất một bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có uy tín. Một trường ĐH tự công nhận chức danh GS, PGS mà không qua các bước như vậy thì không có ý nghĩa, không có giá trị pháp lý” - ông Nhị 
nhấn mạnh.

Theo ông Nhị, năm 2015 chính Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng đã đề nghị để được thành lập hội đồng chức danh GS cơ sở tại trường, nhưng khi xem xét thì Hội đồng chức danh GS nhà nước chưa cho phép, vì trường không đáp ứng đủ tiêu chuẩn (quy định chung các trường ĐH muốn lập hội đồng chức danh GS cơ sở phải có ít nhất từ bảy GS, PGS là giảng viên cơ hữu đang công tác tại trường).

Ông Nhị còn cho biết trước đây có lãnh đạo của Trường ĐH Tôn Đức Thắng hai lần không đạt tiêu chuẩn chức danh PGS khi xét ở hội đồng chức danh GS ngành, nhưng sau đó trường đã tự bổ nhiệm vị này chức danh GS. Hội đồng chức danh GS ngành “hoàn toàn không đồng tình với cách làm của nhà trường”.

Hội đồng chức danh GS nhà nước đã trao đổi với một số đồng chí lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động VN, cơ quan chủ quản trực tiếp của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đề nghị tổng liên đoàn sớm có chỉ đạo nhà trường thực thi đúng văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, ngày 15-9, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ GD-ĐT cũng có văn bản yêu cầu nhà trường báo cáo về việc này” - ông Nhị nói.

Theo ông Nhị, có thể trong thời gian tới Hội đồng chức danh GS nhà nước sẽ bàn đến việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH trong việc xét, công nhận chức danh GS, PGS. Song ngay cả khi thực hiện việc xét, công nhận chức danh GS, PGS tại trường ĐH thì trước hết cũng phải giao cho các trường ĐH mạnh, đủ tiêu chuẩn về năng lực học thuật, chuyên môn...

Hội đồng chức danh GS nhà nước rất chú trọng đến mặt bằng chất lượng quốc gia” - ông Nhị nói.

Nguồn: Ngọc Hà/Tuổi Trẻ

13 nhận xét:

  1. Nặc danh22:42 16/9/15

    Ở các nước phát triển thì chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư là trường được quyền cấp còn ở nước ta là do hội đồng chức danh nhà nước cấp. Vậy nên việc trường Đại học Tôn Đức Thắng tự phong cho giảng viên mình chức danh Giáo sư là sai quy định. Ở các nước phát triển chức danh giáo sư là do trường phong, tuy nhiên đầu vào làm giảng viên của họ đều rất cao thể hiện qua số công trình công bố quốc tế. Khi về một trường đại học, một Tiến sĩ mới về trường làm giảng viên chỉ được gọi là trợ lý giáo sư (Assistant Professor), sau một số năm giảng dạy sinh viên đại học cộng thêm một số công trình khoa học họ mới được phong Phó giáo sư (Associate Professor). Đến lúc này họ mới có quyền được hướng đẫn sinh viên cao học và nghiên cứu sinh, sau khi hướng dẫn đủ một số lượng nào đó cộng với vài công trình khoa học nữa họ mới được phong Giáo sư (Professor). Trường nào cũng vậy cả, nếu trường nào đặt chuẩn thấp hơn thì trường đó mất uy tín, ko tuyển được sinh viên. Tôi nghĩ trong tương lai khi lực lượng Tiến sĩ được đào tạo bài bản của nước ta phát triển chúng ta sẽ đi theo mô hình này. Lúc đó đơn vị đo trình độ của một Tiến sĩ là số công trình khoa học của họ chứ không phải qua học vị.

    Trả lờiXóa
  2. Việc cấp chức danh PGS, GS là một quy trình rất ngặt nghèo, đòi hỏi người được cấp chức danh có một hồ sơ phải nói là rất đẹp. Tôi tốt nghiệp ở một trường đại học lớn ở Hà Nội, các thầy giáo tôi toàn tốt nghiệp tiến sĩ từ Nga về, là những người đầu ngành. Nhưng số lượng các thầy được phong GS rất ít, chủ yếu là PGS. Nên việc trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong GS cho giảng viên của mình là sai quy định. Nếu để việc này tiếp diễn, 1 loạt trường đại học sẽ vì cái danh mà phong GS, PGS cho các giảng viên của mình. Giáo dục sẽ loạn mất. Không biết chất lượng như thế nào.

    Trả lờiXóa
  3. "Ông Nhị còn cho biết trước đây có lãnh đạo của Trường ĐH Tôn Đức Thắng hai lần không đạt tiêu chuẩn chức danh PGS khi xét ở hội đồng chức danh GS ngành, nhưng sau đó trường đã tự bổ nhiệm vị này chức danh GS."
    Những hành động của trường ĐH Tôn Đức Thắng là cố tình vi phạm luật.

    Trả lờiXóa
  4. đến nạy cái trường lày mất thôi, đến quy định của pháp luật mà cũng không nắm được thì dạy được cho ai cơ chứ. Đến hiện tại thì số trường ở Việt Nam có thể giao quyền tự chủ phòng GS, PGS chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nói không phải xem thường nhưng Tôn Đức Thắng chưa đủ tầm đâu các vị lãnh đạo trường ạ. Đề nghị Bộ giáo dục và Hội đồng Giáo sư Nhà nước xử lý nghiêm để răn đe. Không có chuyện thích làm gì thì làm được. Trí thức mà mà thật thiếu kiến thức.

    Trả lờiXóa
  5. cái trường này nghĩ cái chức danh PGS, GS nó đơn giản, dễ dàng và nó bèo đến thế sao. Ở Việt Nam, do mặt bằng giáo dục chưa phát triển nên để phấn đấu được chức danh đó là cả một quá trình dài hơi, đúng hơn là đến khi đã già. Chúng ta chưa phát triển như nước ngoài để mà tự chủ trong phong chức danh này, vậy nên, trước mắt cần phải tuân thủ đúng quy định, mà đây là pháp luật. Không thể chấp nhận được cái trường đại học nào vì ham hố thành tích mà tụ ý phong danh hiệu được, lại còn dám khẳng định là vẫn quyết định làm cho dù bị phản đối. Xin thưa, không phải cái gì khác người, cái gì phá cách nó cũng tốt và đem lại lợi ích đâu. Xin được cười vào mặt mấy ông lãnh đạo trường Tôn Đức Thắng cái!

    Trả lờiXóa
  6. Tôi nghĩ rằng là một trường đại học, là những thầy cô giáo mà lại có những suy nghĩ nông dân đến như vậy. Giáo sư chứ có phải là người buôn thịt ở ngoài chợ đâu mà các anh, chị muốn phong lúc nào chả được? Nếu như anh đủ các chỉ tiêu để xét GS thì chỉ cần đăng ký là được thôi, những người có tài năng thì ắt sẽ được trọng dụng. Qua sự việc vừa rồi, Bộ Giáo dục phải xử lý nghiêm túc trường Đại học đó để răn đe cho những trường hợp khác.

    Trả lờiXóa
  7. Việc phong tặng các chức danh Phó GS, GS, tiến sĩ ở nước ta là do hội đồng chức danh nhà nước cấp. Chứ không phải do bản thân là giảng viên của các trường đại học thì được trường phong cấp cho. Trường Đại học Tôn Đức Thắng là một ví dụ điển hình, phong giáo sư một cách bừa bãi, không có tổ chức, muốn là có, thích là làm, không cần phải thông qua bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Nếu trường nào cũng tự phong chức giáo sư có lẽ đất nước ta Giáo sư nhiều như lợn con. Việc này là vi phạm pháp luật, Trường Tôn Đức Thắng phải bị xử phạt một cách nghiêm khắc để có bài học đắt giá cho các trường đại học khác.

    Trả lờiXóa
  8. Tự ý như vậy là đâu có được, cái gì cũng phải theo quy định của nó chứ, hơn nữa chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư đâu phải là cái gì bình thường mà thích phong là phong được đâu, nếu mà như thế thì Giáo sư nhiều như nấm mà thực lực thì lại không có là bao.

    Trả lờiXóa
  9. Thật là nực cười quá đi. Chẳng lẽ vì cái danh như thế mà một ngôi trường đại học sẵn sàng vi phạm pháp luật để "cố đấm ăn xôi", người ta không phong thì tự mình phong như vậy? Chức danh GS, PSG hay kể cả giang viên, trợ giang là những chức danh trong ngành giáo dục, nó phản ánh những nỗ lực trong công cuộc nghiên cứu khoa học, giảng dạy của đội ngũ nhà giáo, nó là cả một quá trình và cần có những cơ quan đủ chuyên môn và thẩm quyền xem xét và phong tặng chứ nào có cái chuyện tự do thích phong thì phong như thế chứ.

    Trả lờiXóa
  10. Phong giáo sư cho tôi đi ! Đỵt cụ mấy thằng trường TĐT

    Trả lờiXóa
  11. Chẳng hiểu trường đại học Tôn Đức thắng lại học cái thói vô tổ chức ở đâu. Chức GS, PGS đều được tổ chức chức danh nhà nước phong tặng, vậy mà trương TĐT lại không cần quan tâm đến tập thể nghĩ gì, cứ làm gì mình thích, trao bằng giáo sư cho giảng viên trong trường một cách vô tội vạ, đó là hành động vi phạm pháp luật. Nếu trường đại học nào cũng có thói vô tổ chức như vậy thì nước ta có hàng bao nhiêu GS.

    Trả lờiXóa
  12. Nếu nhà nước chưa cho phép trường Tôn Đức Thắng phong tặng giáo sư mà trường vẫn cố tình thực hiện thì cần xử lí ngay chứ không thể để tiếp diễn.

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh16:48 14/10/15

    Lê Vinh Danh từng là thanh niên xung phong ở khu Lê Minh Xuân.
    Đói khổ lắm và sống trong rừng rú, nên hắn đâu có biết gì pháp luật.
    Nói với kể chỉ dùng luật rừng, dốt luật thì có ích gì.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog