Chia sẻ

Tre Làng

Nhảm chút: CÁC LỒNG CHÍ CHỌN ĐÊ!

Các đồng chí ạ, có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao những nước kém phát triển, chậm phát triển hoặc… không chịu phát triển như nước ta lại không có tầng lớp quý tộc không?

Đơn giản là do uống quá nhiều beer rượu, đập quá nhiều đá, phê quá nhiều cần, hít quá nhiều keo con chó … và phê ảo về một xã hội bình đẳng ai cũng như ai, không phân chia giai cấp, nơi mà con sãi ở chùa chỉ biết đếm lá đa, đá ống bơ có ngày lên làm vua chúa. Đéo có đâu, sói ạ...

Đối với số đông những kẻ nghèo hèn nhưng lại hay sống ảo, quý tộc hay bị đánh đồng là sống trong biệt thự, lái siêu xe, xài hàng hiệu, vung tiền quảng cáo cho những cuộc…từ thiện mua danh hoặc tối thiểu là chụp ảnh khoe thân như đám Kenny Sang , hotgirl nọ kia hay lũ bán hàng đa cấp kiểu Luật sư Long thể hiện chẳng hạn.

Thực chất, đó chỉ là tâm thần của những trọc phú mới phất vì bán đất, bán dâm, hay cơ hội chính trị hóa thành tiền… ám ảnh sự giàu có đồng nghĩa với quý tộc.

Phần lớn những đại gia tự phong, nữ hoàng, công chúa, hoàng tử, “ngọc nữ” showbiz, báo chí tự phong… mới “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” quanh chúng ta đều thuộc loại đấy. Trong khi “Giàu có” mới chỉ là sự sung túc về của cải vật chất, còn “quý tộc” là sự giàu có về tâm hồn.

Những gia đình có truyền thống, có điều kiện, biết chuẩn bị cho dòng dõi và thế hệ sau, khi cho con cái đi du học tại những trường danh giá tại châu Âu thường nhận ra chính những ngôi trường danh giá nhất dành cho giới quý tộc lại là nơi sinh hoạt giản dị và bị dạy dỗ khắt khe hơn nhiều so với những trường học thông thường. (Không như trường dạy chó mà Lý Nhã Kỳ theo học)

Trường dành cho giới quý tộc lại là nơi rèn luyện lối sống khổ hạnh bênh cạnh tâm hồn thanh cao. Vì sự cao quý mà những xã hội văn minh kính trọng không phải là cao ngạo của những kẻ gặp thời, mà là sự đề cao danh dự, tinh thần trách nhiệm, lòng can đảm và kỷ luật tự giác. Nó không hề đối lập với giới bình dân và cũng không gần tương đương với một cuộc sống xa hoa.

Quý tộc là như Đại công tước Áo - Hoàng hậu cuối cùng của Pháp Marie-Antoinette khi bị đám cần lao công nhân, nông nô hung hãn say máu đẩy lên máy chém, khi vô tình dẫm phải chân của người đao phủ đã quay lại “tôi xin lỗi”, trước khi đầu rời khỏi cổ.

Quý tộc là như thời chưa có facebook, một bức ảnh được share rộng rãi ở nước Anh chụp vua George VI đứng trước căn nhà tồi tàn của một người dân nghèo khu ổ chuột London và hỏi: “May I come in, please?” vô cùng lịch sự.

Hay tối thiểu, đang “tiến hóa” thành quý tộc như con gái của Thủ tướng Việt Nam, cho dù bị một bầy giáo sư gửi đơn tố cáo không căn cứ, mà cũng chỉ viết thư “khẩn cầu các bác đừng vu khống bịa đặt…” như một công dân bình thường. https://goo.gl/s4MUt4

Tất cả ví dụ trên đều chung một khí chất của giới quý tộc là biết cách tôn trọng người khác.

Chúng ta có một giới “quý tộc” đang tiến hóa, hay gọi là “đang trong giai đoạn quá độ”, con của những gia đình có điều kiện kinh tế hoặc có quyền lực, được ăn học đến nơi đến chốn ở những xã hội văn minh, đương nhiên họ cũng hấp thụ được nhiều tinh hoa của nhân loại hơn con cái của những gia đình vẫn đang quần quật bán mặt cho đất, bán lưng cho giời , chỉ lo cơm đủ ăn, áo đủ mặc…tương lai sáng như tiền đồ của chị Dậu.

Nếu phải lựa chọn, các đồng chí muốn con nhà ai lãnh đạo các đồng chí và thế hệ con cái các đồng chí?

Các cụ dạy, "làm tớ thằng khôn còn hơn làm h..ỒN thằng dại", đừng đổ đồng và cào bằng mọi thứ kiểu "Lông mọc trên đầu gọi là tóc, tóc mọc chỗ hiểm hóc gọi là lông".

Nếu trong đầu còn vài miligam chất xám, các đồng chí chọn đê... hehe....

P/S: Xã hội bình đẳng ai cũng như ai chỉ tồn tại thời cộng sản nguyên thủy hoặc ...trong nhà trẻ thôi các đồng chí ạ.

Nguồn: Đại Du (Đừng đọc ngược)

9 nhận xét:

  1. Ở cái xã hội của chúng ta, chẳng phải tiêu cực chứ 1 bộ phận không nhỏ những thằng đàn ông lẽ ra phải làm trụ cột gia đình thì chỉ suốt ngày bia, rượu, đập phá. Nhiều thằng tệ hơn là hít keo, đập đá, ảo giác về giết mie cả con nó, vợ nó. ấy vậy mà rõ ràng là do nó, nhưng nó lại cứ hay đổ tại chính quyền với nhà nước. Hãm vcc ra ý chứ.

    Trả lờiXóa
  2. Cũng mong mọi người tỉnh ngộ về những giá trị cuộc sống, đừng nghĩ rằng nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp con xinh mới là hạnh phúc, nên ra sức sống ảo, ra sức khoe khoang làm nhiều người khác không có lại đâm tự ti, mặc cảm. Giá trị cuộc sống chính là những giây phút dành cho gia đình như thế nào, con cái đối với cha mẹ ra sao, chứ không phải giàu có, xe sang rồi đi gái gú chán chê, về nhà oánh vợ chửi con lên bờ xuống ruộng

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta sinh ra được sống trong sự sung sướng đó là niềm hạnh phúc của chúng ta chúng ta đáng trân trọng nhưng chúng ta cũng nên trân trọng những người có cuộc sống bất hạnh hơn chúng ta, họ vốn sinh ra đã không được may mắn, cuộc sống không cho họ có cơ hội phát triển như những người bình thường, nhưng bạn đừng nên khinh thường họ hãy cảm thông và chia sẻ với họ dù là những điều nhỏ nhất. Dù bạn có là ai đi chăng nữa nhưng phép lịch sự tối thiểu và giá trị cơ bản của con người bạn cũng cần nên có. Những người trong tầng lớp quý tốc họ không chỉ là người giàu có về mặt vật chất mà họ còn giàu có về mặt tâm hồn, họ luôn biết nó cảm ơn và xin lỗi khi cần thiết và không bao giờ khinh rẻ bất cứ ai. Còn những người giàu có nhưng bản thân họ luôn khinh bỉ người nghèo, coi thường họ thì xã hội và người khác cũng không bao giờ nể trọng họ đâu.

    Trả lờiXóa
  4. Chúng ta sinh ra được sống trong sự sung sướng đó là niềm hạnh phúc của chúng ta chúng ta đáng trân trọng nhưng chúng ta cũng nên trân trọng những người có cuộc sống bất hạnh hơn chúng ta, họ vốn sinh ra đã không được may mắn, cuộc sống không cho họ có cơ hội phát triển như những người bình thường, nhưng bạn đừng nên khinh thường họ hãy cảm thông và chia sẻ với họ dù là những điều nhỏ nhất. Dù bạn có là ai đi chăng nữa nhưng phép lịch sự tối thiểu và giá trị cơ bản của con người bạn cũng cần nên có. Những người trong tầng lớp quý tốc họ không chỉ là người giàu có về mặt vật chất mà họ còn giàu có về mặt tâm hồn, họ luôn biết nó cảm ơn và xin lỗi khi cần thiết và không bao giờ khinh rẻ bất cứ ai. Còn những người giàu có nhưng bản thân họ luôn khinh bỉ người nghèo, coi thường họ thì xã hội và người khác cũng không bao giờ nể trọng họ đâu.

    Trả lờiXóa
  5. Một số người cứ tưởng mình có tiền là làm gì cũng được. Họ có nhiều tiền nhưng chắc gì họ đã giỏi hơn người khác, hạnh phúc hơn người khác. Không ít người có tiền, trưởng giả học làm sang, họ cho mình thuộc tầng lớp khác, ưu việt hơn người khác, coi thường người nghèo. Họ đã làm được gì cho người nghèo, làm được gì cho xã hội mà có quyền coi thường người khác. Không nên sống ảo tưởng quá, tự cho mình là ưu việt mà hãy sử dụng đồng tiền của mình một cách có ích, dù có tiền cũng đừng để đánh mất đi bản thân.

    Trả lờiXóa
  6. Giàu có về của cải vật chất sao sánh được với sự giàu có trong tâm hồn, con người ta có hạnh phúc hay không, tâm hồn có thanh thản hay không đó mới là điều quan trọng. Những người có lối sống giản dị, trong sạch bao giờ cũng được kính nể, tôn trọng hơn những kẻ khuếch trương thanh thế, đánh bóng ngoại hình mà đầu óc thì trống rỗng

    Trả lờiXóa
  7. Cái quan trọng nhất xã hội đã đạt được sự bình đẳng về mặt luật pháp. Ai có tội thì dù là tướng, là tá gì thì cũng bị xử lý theo đúng quy định pháp luật, nông rân thì cũng không bị xử nặng hơn. Còn xã hội nào cũng phân chia giai cấp, bởi có người giỏi, người dốt, người chăm người lười. Không lý gì mà đánh đồng tất cả được.

    Trả lờiXóa
  8. đừng đổ tại nhà nước, đừng đổ tại hoàn cảnh, đừng đổ tại xuất phát điểm của bản thân nữa. Các chàng, các nàng càng nghèo thì càng phải chăm chỉ, càng phải giỏi. Có học thức, có nghị lực là có tất cả. Hãy làm đi đừng ở đó mà than vãn cho nó mệt mồm, mỏi óc.

    Trả lờiXóa
  9. Giờ nhiều các em gái ham chơi, lười lao động nhưng lại hám giàu, tham vọng, ấy vậy mới sinh ra nhiều hót gơn ảo tung chảo, coi thường cha mẹ, cậy có tý sắc đẹp là coi trời bằng vung. Đi từ thiện cũng phải chụp ảnh tung tóe quảng cáo, pừ zồ cho cái bản thân của mình. Ôi chao, hơn cả đó là sự thông minh, tử tế và tỉnh táo, đừng ảo tưởng sức mạnh mãi nữa.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog