Chia sẻ

Tre Làng

LƯỢC SỬ VỀ NHỮNG NHÀ TÙ BÍ MẬT TẠI HOA KỲ - PHẦN 2

Lược sử về những nhà tù bí mật tại Hoa Kỳ – Kỳ cuối

By Nguyễn Hoài An (lược dịch)

Nếu có một điều mà ta cần học từ lịch sử của những chính phủ đi theo con đường đàn áp, đó là: những nhà tù bí mật cho những kẻ khủng bố “cấp hai” thường được theo sau bởi những nhà tù bí mật cho “những kẻ khủng bố cấp ba” và “những kẻ khủng bố cấp bốn”, cho đến khi từng viên gạch một của bức tường pháp lý phân tách giữa “khủng bố” và “bất đồng chính kiến” hay “khó ưa” sụp đổ.

Chương trình kiểm soát tiếp xúc đơn vị

Việc đóng cửa chương trình nhà tù HSU (High Security Unit tại Lexington) cuối những năm 1980 đã nói đến trong bài viết trước không phải là dấu chấm hết cho câu chuyện về những nhà tù bí mật. Hiện nay, những chương trình Kiểm soát Tiếp xúc Đơn vị (CMU – Communications Management Units) là nối dài thời hiện đại của lịch sử các chương trình quản ngục vươn ra khỏi khuôn khổ của Hiến pháp của Cục Nhà lao Liên Bang Hoa Kỳ.

Tháng 4 năm 2006, Bộ Tư pháp đã đề xuất một loạt những quy định nhằm “Hạn chế tiếp xúc đối với những tù nhân khủng bố.” Theo đó, tù nhân cần bị hạn chế tiếp xúc điện thoại (chỉ còn một cuộc điện thoại dài 15 phút mỗi tháng), thư từ (chỉ được nhận một lá thư dài tối đa 6 trang mỗi tuần), và thăm nuôi (mỗi tháng chỉ được thăm nuôi một lần, thời gian thăm nuôi không quá 1 giờ đồng hồ). Ngay lập tức, bản đề xuất này đã bị các nhóm dân quyền phản đối kịch liệt, và bị cho là phi nhân tính. Sự phản đối mạnh mẽ buộc chính phủ phải hủy đề xuất. Hoặc tỏ ra là như vậy.

Vài tháng, Bộ Tư pháp âm thầm mở cơ sở CMU đầu tiên ở Terre Haute, Indiana. Hai năm sau đó, họ mở thêm một cơ sở khác ở Marion, Illinois.

Tháng 10 năm 2011, Cục Nhà lao Liên bang Hoa Kỳ cho biết các nhà tù liên bang hiện đang giam giữ 362 người có liên quan đến khủng bố. Tuy nhiên, chính phủ không tiết lộ phạm nhân nào bị giam giữ tại các cơ sở CMU, tại sao họ lại bị chuyển đến đó hay làm sao họ có thể kháng án. Mục đích của các cơ sở CMU, theo lời chính phủ, là để cô lập những tù nhân là “nguồn cảm hứng quan trọng” ra khỏi cộng đồng và các phong trào xã hội tiêu cực mà họ có tham gia. Những nhà tù bí mật này là để phục vụ cho các vụ việc chính trị mà chính phủ không muốn để trong tầm mắt của công chúng.

Ngay cả các thẩm phán liên bang đôi khi cũng không hay biết gì về các cơ sở CMU. Năm 2007, nhà hoạt động vì môi trường Daniel McGowan bị kết án 7 năm tù giam và phải đối diện với cáo buộc khủng bố. Tại phiên tòa, các luật sư biện hộ cho McGowan đưa ra ý kiến nếu bị tống giam như một “kẻ khủng bố”, có thể McGowan sẽ bị giam vào một nhà tù bị mật. Thẩm phán Ann Aiken, chủ tọa phiên tòa khi đó, đã đáp: “Bây giờ các bị cáo lại còn gợi ra nỗi ám ảnh rằng bất kỳ ai với tình tiết tăng nặng là khủng bố sẽ phải chịu kết cục đẩy vào ngục tối của Nhà tù Penitentiary ở Terre Haute, Indiana. Đây rõ ràng là một lý lẽ cảm tính, bởi không có thực kiện nào củng cố cho nó.” Ở một chừng mực nào đó, những bình luận của bà Aiken không sai. Lập luận này không được củng cố bởi việc nắm biết thông tin chi tiết về những nhà tù này vô cùng khó khăn.

Đến nay điều này vẫn đúng. Tôi đã được phép thăm Daniel McGowan ở một cơ sở CMU và trở thành nhà báo đầu tiên và duy nhất được đến thăm cơ sở này. Khi tôi kể lại chi tiết về chuyến thăm này trong cuốn sách Green Is the New Red (Xanh là thứ màu đỏ mới), các quan chức nhà tù đã đe dọa trừng phạt McGowan nếu tôi phỏng vấn anh, và sau đó họ quả thật đã trừng phạt anh khi viết về các nhà tù này cho tờ Huffington Post.

Những điểm đen

Các nhà tù bí mật không chỉ nằm trong lòng nước Mỹ. Ở các nước khác, CIA đã mở “các điểm đen” – những cơ sở được sử dụng để thấm vấn và tra tấn những người không thuộc phạm vi quản lý của hệ thống tư pháp Mỹ. Nhà tù tại vịnh Guantánamo, nơi đã đồng nghĩa với những cuộc giam giữ vô thời hạn và những vụ vi phạm nhân quyền từ khi được mở ra năm 2002, có lẽ là điểm đen nổi tiếng nhất. Một báo cáo chính phủ dài 6.700 trang đã kê khai chi tiết về quy mô của những cơ sở này và việc sử dụng hình thức tra tấn của CIA. Thế nhưng, hiện nay báo cáo này vẫn nằm trong vòng bí mật, ngay cả với các thành viên quốc hội và quan chức chính phủ. Như tờ New York Times đã lưu ý, “Bộ Tư pháp đã cấm các quan chức trong các cơ quan chính phủ nắm giữ báo cáo này không mở báo cáo, từ đó ngăn chặn những người phụ trách kế nhiệm trong tương lai chống khủng bố của Mỹ đọc về quá khứ của hoạt động này.”

Một góc tháp canh tại Trại “tạm giam” Guantánamo – Cuba. Ảnh: NYTimes.

Quảng trường Homan

Khái niệm hệ thống pháp lý song song này cũng đã len lỏi vào hoạt động hành pháp ở địa phương. Ở Chicago, sở cảnh sát bang này đã vận hành một khu tra tấn có tên là Quảng trường Homan. Khu tra tấn này không được ghi trong sổ sách báo cáo, điều đó có nghĩa là những người Mỹ bị giam giữ ở đây không được ghi trong cơ sở dữ liệu của cảnh sát; người thân cũng như bạn bè không thể tìm thấy họ nếu muốn tìm kiếm.

Như bài viết của Spencer Ackerman trên tờ The Guardian, những người bị giam ở đây bị từ chối không cho tiếp xúc với các luật sư, và một số cho biết đã bị cảnh sát đánh đập. Cơ sở này là một nhà kho khó nhận biết ở bờ Tây Chicago. Tại đây, người bị giam có thể bị giữ trong phòng thẩm vấn suốt 12-24 giờ đồng hồ. Không giống như những khu vực khác của đồn cảnh sát, không ai được ghi sổ theo dõi và chịu trách nhiệm ở đây, và các luật sư bị từ chối không cho tiếp cận ngay từ cửa ra vào.

“Nó làm người ta nhớ lại những cơ sở thẩm vấn mà họ sử dụng ở Trung Đông,” Brian Jacob Church, một thành viên trong nhóm được gọi là NATO 3 bị bắt giữ vì tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở Chicago năm 2012, và bị giữ 17 giờ đồng hồ trong khu này cho biết. “Đó là một điểm đen trong nước. Khi ta bước chân vào đó, không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra với ta.”

Có một điểm chung xuyên suốt giữa tất cả những nhà tù bí mật cả ở trong và ngoài nước, cả ở quá khứ lẫn hiện tại. Chúng cho thấy sự tan rã chậm rãi một cách ổn định của những quyền cốt lõi được ghi trong hiến pháp vì danh nghĩa an ninh quốc gia.

Khi các cơ sở CMU được mở ra, Giám đốc Cục Nhà lao Liên bang, Harley Lappin, đã điều trần trước Quốc hội Mỹ rằng họ [những người bị giam] là những tù nhân khủng bố “cấp hai”. “Chúng tôi không buộc phải hạn chế họ như thế, nhưng chúng tôi muốn kiểm soát mức độ tiếp xúc của họ,” ông này nói. Những nhà tù này là sự phản ánh đến ớn lạnh cho thấy những bài phát biểu hùng hồn về khủng bố và an ninh quốc gia sau biến cố 11/9 theo năm tháng đã từng chút phồng lên thành một dạng thức mà hầu hết người Mỹ nghĩ là chỉ có thể xảy ra ở nước khác như thế nào.

Nếu có một điều mà ta cần học từ lịch sử, từ những chính phủ đi theo con đường này, đó là: những nhà tù bí mật cho những kẻ khủng bố “cấp hai” thường được theo sau bởi những nhà tù bí mật cho “những kẻ khủng bố cấp ba” và “những kẻ khủng bố cấp bốn”, cho đến khi từng viên gạch một của bức tường pháp lý chia tách giữa “kẻ khủng bố” và “người bất đồng chính kiến” hoặc “khó ưa” sụp đổ.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra khuôn mẫu này khi nó xảy ra ở các nơi khác, hoặc trong các cuốn sách sử. Sự kiềm tỏa và lý lẽ có cách để nổi lên mặt theo khoảng cách và thời gian. Thách thức thật sự mà người Mỹ phải đối mặt là lột bỏ lớp vỏ ngoại lệ mà chúng ta đang khoác lên mình, thừa nhận rằng chúng ta cũng dễ bị tấn công và đối mặt với những gì đang xảy ra ngay hiện nay, trên quê hương mình.

5 nhận xét:

  1. Đấy. Dân chủ nhân quyền kiểu Mỹ mà các nhà rận chủ rởm như việt tân muốn mang về giúp cho dân tộc ta là vậy đó. Một hình ảnh hào nhoáng về dân chủ, nhân quyền như Mỹ thì bản chất bên trong lại xuất hiện hình phạt tù cho những ai bất đồng chính kiến với Mỹ là cho vào ngục tối. Bản chất của chủ nghĩa Tư bản bấy lâu vẫn là vậy

    Trả lờiXóa
  2. Có một điểm chung xuyên suốt giữa tất cả những nhà tù bí mật cả ở trong và ngoài nước, cả ở quá khứ lẫn hiện tại. Chúng cho thấy sự tan rã chậm rãi một cách ổn định của những quyền cốt lõi được ghi trong hiến pháp vì danh nghĩa an ninh quốc gia.

    Trả lờiXóa
  3. Đây là nhà tù của nước mà các nhà dâm chủ nước ta vẫn gọi là thiên đường của "dân chủ" đây. Hóa ra nhà tù của nước "dân chủ" nhất thế giới thực ra chẳng có tí...dân chủ nào cả, không thể bằng VN được. HỌ sống còn khổ hơn là chết và gần như là bị biệt lập so với thế giới. Thiết nghĩ nếu mà các nhà dâm chủ của VN đang bị giam như Nguyễn Văn Đài hay là Nguyễn Hữu Vinh,..mà bị nhốt ở đây thì họ có còn dám bảo mỹ là nước "dân chủ" nhất thế giới không nhỉ???hôhoo

    Trả lờiXóa
  4. Đất nước Mỹ tự hào họ cho người dân quyên gọi là dân chủ là nhân quyên tốt nhất thế giới hiện nay, và họ có quyền can thiệp vào các nước khác khi có dấu hiệu cho rằng đất nước đó đang vi phạm dân chủ nhân quyền theo cách mà họ nói, Nước Mỹ có quyền đó vì phải chăng đất nước họ luôn làm tốt dân chủ nhân quyên chắc, thưa là không, mà họ chỉ giỏi dấu những điều họ đã vi phạm dân chủ nhân quyền mà thôi.
    Ấy vậy mà có không biết bao nhiêu cá nhân người việt hoạt động tích cực trên mặt đấu tranh cho dân chủ nhân quyền lại tìm đường sang Mỹ. có lẽ ở đấy họ có đủ quyền để nói mà không sợ vi phạm pháp luật vịệt nam, có quyền xuyên tạc, viết tiếp những câu chuyện nói xáu chính quyền nói xấu chế độ và được hậu thuân bởi cả nước mỹ.

    Trả lờiXóa
  5. Làm gì có cái nước nào oái oăm, gian ác như nước Mỹ. Chúng chả ngại thiêu quân trong chiến tranh thế giới chỉ nhằm mục đích bán vũ khí đấy thôi. Trong cái thời " dân chủ nhất" hiện nay của Quốc gia này thì tình hình chính trị có ngày nào ổn định đâu. Đất nước thì đa đảng, các đảng cũng cứ đâm chém sau lưng nhau suốt, tù chính trị đâu có ít, thế lực thù địch trong và ngoài nước này lại càng nhiều. Với cái bản tính thú dữ cùng với tư duy ác độc của họ thì tù binh Mỹ chắc chắn không có quyền con người. Ngày xâm lược Việt Nam, Mỹ tra tấn tù binh là người Việt thế nào thì giờ họ tra tấn tù binh còn ác độc hơn nhiều! Chính Mỹ là nước hạn chế quyền con người nhất cái thế giới này!!!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog