Chia sẻ

Tre Làng

LƯỢC SỬ VỀ NHỮNG NHÀ TÙ BÍ MẬT TẠI HOA KỲ - PHẦN 1

Nguyễn Hoài An lược dịch

Lịch sử Hoa Kỳ cũng có những chương đen tối về nhân quyền, nơi chính phủ -vì những lý do khác nhau (trong đó kể cả sự đồng thuận của công chúng), tự cho mình được phép áp dụng một thứ pháp luật riêng đối với những người họ nghi ngờ là can phạm. Thế nhưng, phần lớn lịch sử này đã bị lờ đi hoặc quên lãng.

Will Potter - Phóng viên điều tra và thành viên của Ted

Ở Hoa Kỳ, ngay hiện tại, nhiều nhà tù bí mật vẫn đang tồn tại và hoạt động. Nhiều người Mỹ mà tôi tiếp xúc không tin nổi chuyện này, họ nghĩ những vi phạm nhân quyền như vậy chỉ có thể xảy ra ở các quốc gia khác.

Với khẩu hiệu đảm bảo an ninh quốc gia đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết cùng với “Cuộc chiến chống khủng bố”, xu hướng này lại tiếp tục phát triển trong bí mật. Bài viết này là một cái nhìn sơ lược về lịch sử đó của nước Hoa Kỳ, từ những cơ sở giam giữ ra đời những năm 1940 đến những nhà tù đang hoạt động ngày nay.

Tuy vậy, trước hết tôi xin nói rõ về khái niệm “nhà tù bí mật”. Tôi không có ý nói đến những nhà tù mà công chúng tuyệt đối không biết chút gì về nó. Nói cho cùng, ngay cả những trại lao động cải tạo (gulag) khét tiếng của Liên Xô cũng được nhân dân và giới truyền thông, cả trong và ngoài nước biết đến. Nhà tù bí mật theo bài viết này, là những cơ sở hoạt động theo tiêu chuẩn riêng, khác hẳn so với nhà tù truyền thống. Chúng phản ánh một hệ thống pháp luật song song với hệ thống pháp luật đang có hiệu lự chỉ dành riêng đối với các tù nhân; mà theo đó, bởi vì chủng tộc, tôn giáo của mình hay niềm tin chính trị mà họ theo đuổi, những người này bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài, bị tước quyền được xét xử theo chuẩn mực tố tụng, và bị đưa đi khuất khỏi tai mắt của người dân.

Trại quản chế người Nhật

Có lẽ kiểu sử dụng hệ thống pháp luật song song khét tiếng nhất phải kể đến là các khu quản chế 120.000 người Mỹ gốc Nhật trong suốt Chiến tranh Thế giới II. Tất cả những người gốc Nhật trong độ tuổi trưởng thành đều phải điền vào một bảng hỏi đánh giá “chất Hoa Kỳ” của họ, và hai câu hỏi cuối cùng trong bảng hỏi đó đánh giá trực tiếp lòng trung thành của họ đối với nhà nước Hoa Kỳ.

Trước khi trại quản chế này được mở ra, chính phủ đã sử dụng “Bảng thống kê tạm giữ” (Custodial Detention Index) để xác định và giám sát các nhà hoạt động chính trị, trong số này có nhiều người Nhật. Sau vụ Trân Châu Cảng bị ném bom, FBI đã tiến hành bắt giữ nhiều người và đưa họ đến các trại quản chế.

Bức ảnh về các khu nhà quản chế người Mỹ gốc Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai được công bố vào ngày 21 tháng 6 năm 1943. Các lãnh đạo Hoa Kỳ đã cố gắng loại bỏ tên gọi trại tập trung (concentration center) và thay bằng tên gọi trại quản chế (internment center) vì lo ngại truyền thông liên hệ với các trại tập trung của Đức Quốc Xã. Ảnh: history.howstuffworks

Alcatraz

Cũng trong khoảng thời gian này, Alcatraz trở thành cái tên quen thuộc với các hộ gia đình Mỹ. Địa điểm từng là khu đồn trú quân sự được mô tả là chốn “tận cùng địa ngục” với chế độ quản chế hà khắc nhất Hoa Kỳ. Đây là nơi giam giữ những nhân vật được cho là “những kẻ tồi tệ nhất trong những kẻ tồi tệ nhất,” trong đó có những tay anh chị như Al Capone.

Tuy nhiên, Alcatraz không chỉ có vậy. Đó còn là một điểm nhấn mới của mô hình quản chế mang tính trừng phạt và bảo mật. Hòn đảo khuất hẳn mọi ánh mắt nhòm ngó của công chúng, cả về địa lý lẫn về chính trị. Các tù nhân kể lại những câu chuyện chi tiết về tình trạng bạo ngược tràn lan trong nhà tù. Hình thức tra tấn khủng khiếp nhất, theo họ, là “quy định im lặng” của Warden Johnston, theo quy định này các tù nhân sẽ bị cấm mọi hình thức tiếp xúc. Và theo báo cáo, nhiều tù nhân đã phát điên khi bị tra tấn kiểu này.

Trong suy nghĩ của công chúng thời đó, Alcatraz là nơi giam giữ những tù nhân hung bạo, không đáng được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, Alcatraz cũng là nơi giam giữ một số tù nhân chính trị gây tranh cãi nhất thời đó.

Chẳng hạn, Morton Sobell, một người được cho là đồng phạm của Julius và Ethel Rosenberg – những người bị thi hành án tử hình vì âm mưu gián điệp chống lại Hoa Kỳ – đã bị giam tại đây. Một tù nhân nổi tiếng khác là Rafael Cancel Miranda, một người rất có ảnh hưởng trong phong trào đòi độc lập cho Puerto Rico. Giống như những tù nhân trong các Đơn vị Quản lý Tiếp xúc (CMU) hiện đại mà tôi có cơ hội tới thăm, Cancel Miranda chỉ được phép tiếp xúc với người thăm qua vách ngăn bằng kính và trao đổi bằng tiếng Anh. Ông cũng không được phép gặp con cái của mình.

USP Marion
Năm 1963, USP Marion được mở ra như một nhà tù công nghệ cao thay thế cho Alcatraz, và 500 tù nhân ở Alcatraz – trong đó có Miranda – đã được chuyển tới đây. Năm 1968, các quan chức nhà tù bắt đầu tiến hành một chương trình điều chỉnh hành vi có tên là Nỗ lực Kiểm soát và Cải tạo (CARE – Control and Rehabilitation Effort). Với các tù nhân, CARE là một loạt các cuộc tấn công nhằm vào tâm lý. Năm 1973, khi các tù nhân đình công để phản đối chuyện một bạn tù bị đánh đập, các quan chức nhà tù đã triển khai một chương trình thậm chí còn cực đoan hơn có tên là Kiểm soát Đơn vị (Control Unit).

Suốt nhiều năm, nhà tù Marion trở nên khét tiếng vì chương trình này. Khi một tù nhân bị đẩy vào tình trạng kiểm soát đơn vị, anh ta sẽ bị nhốt riêng trong các buồng kín suốt 22 giờ đồng hồ. Có nhiều câu chuyện về sự tàn bạo rộng khắp trong nhà tù. Các tổ chức quốc tế cho rằng “Mô hình Marion” tương đương với hình thức tra tấn tâm lý, tuy nhiên Cục Nhà giam Hoa Kỳ lại tuyên bố đây chỉ là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn.

Dù vậy, giống như Alcatra, phương pháp kiểm soát đơn vị không chỉ giam giữ tù nhân có khuynh hướng bạo lực. Năm 1990, Ralph Arron, một người từng làm quản giáo tại nhà tù này tiết lộ, “Mục đích của mô hình Kiểm soát Đơn vị ở Marion là kiểm soát những thái độ cách mạng trong hệ thống nhà tù và xã hội nói chung.” Sau một vụ bạo động lan khắp nhà tù và sự kiện hai quản giáo bị giết đầu những năm 1980, toàn bộ nhà tù Marion áp dụng phương thức kiểm soát đơn vị. Sau này, các quan chức chính phủ đã kêu gọi thành lập một nhà tù với những biện pháp thậm chí còn cực đoan hơn, và nhà tù siêu an ninh ADX-Florence đã được xây dựng ở Colorado.

Lexington HSU

Trong những năm 1980, một nhà tù với cấp độ an ninh tương tự đã được mở ra để giam giữ tù nhân nữ. Đơn vị An ninh Bậc cao (HSU) trong nhà tù liên bang dành cho các nữ phạm nhân ở Lexington, Kentucky đã được xây dựng để giam giữ những tù nhân chính trị thuộc các tổ chức mà Cục Nhà giam Hoa Kỳ cho là “có nỗ lực phá hoại hoặc lật đổ chính phủ Hoa Kỳ.” Trong những nhân vật bị giam giữ ở đây có Susan Rosenberg, một nhà hoạt động cấp tiến ủng hộ Đội quân Giải phóng người da màu và Thế giới ngầm Weather, và Silvia Baraldini và Alejandrina Torres, những người ủng hộ các cuộc đấu tranh giành độc lập ở Puerto Rico.

Lexington HSU nằm dưới tầng ngầm, tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài. Các cuộc thăm viếng, tiếp xúc tù nhân bị giam ở khu vực này bị hạn chế tối đa. Những nữ phạm nhân bị giam ở đây liên tục phải tiếp xúc với ánh đèn huỳnh quang, gần như bị lục soát vũ khí trên người mỗi ngày và các giác quan ngày càng trở nên xuống cấp. Mục đích của những điều kiện như thế, theo báo cáo của Tiến sĩ Richard Korn cho Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU), là để “đẩy người tù xuống trạng thái quy thuận cần thiết cho cuộc cải hóa tư tưởng.” Năm 1988 Lexington HSU bị đóng cửa sau những ý kiến phản đối và chỉ trích của Tổ chức Ân xá Quốc tế, ACLU, Trung tâm vì Quyền Hiến pháp và các tổ chức tôn giáo khác lên Tòa án Liên Bang.

Barrington Parker, thẩm phán xét xử vụ này, cho biết các đơn vị nhà tù này đã vi pháp khi tiến hành những biện pháp trừng phạt hà khắc những người bất đồng chính kiến về chính trị. “Việc bắt giữ tù nhân chỉ dựa trên việc họ đưa ra một tuyên bố và có một tư tưởng nhất định là kiểu phản ứng quá khích của chính phủ mà Tối cao Pháp viện đã nhiều lần cảnh báo,” ông nói khi đưa ra phán quyết.

Còn tiếp

Nguồn bài viết:

5 nhận xét:

  1. Những nhà tù mọc ra như nấm như thế này, những gì mà một nước luôn tiếng là tự do, dân chủ như Mỹ thì bên trong nó là chứa cả một hệ thống các công cụ đó là các nhà tù, các nơi giam giữ, các trại cải tạo mà Mỹ dùng để quản chế các tù nhân người nước ngoài. Các phần tử phản động và những người đang có ước mơ viển vông là được sang sinh sống ở Mỹ thì hãy thận trọng xem xét lại cũng không hề hay ho gì đâu.

    Trả lờiXóa
  2. "Địa ngục trần gian" là cách gọi khác của hàng loạt nhà giam được Pháp và Mỹ xây dựng nhằm giam giữ các nhà cách mạng Việt Nam. Tại đây họ đã phải chịu những đòn roi tra tấn vô cùng dã man, phi nhân tính và sống một cuộc sống không khác gì địa ngục.
    Không chỉ có ở Việt Nam, và rồi hệ thống nhà tù man rợ ấy cũng đã và đang tồn tại trên chính lãnh thổ Hoa Kỳ. Không biết dân chủ, nhân quyền ở đâu khi mà "xu hướng này lại tiếp tục phát triển trong bí mật". Đúng là không chỉ nhân dân Mỹ, mà bạn bè thế giới chắc cũng không hết ngỡ ngàng!

    Trả lờiXóa
  3. Rõ ràng trên đất Mỹ còn những nơi đen tối, không có dân chủ, không có nhân quyền, không có pháp luật chỉ có sự tàn bạo của những tên cai quản, những kẻ tra tấn...và Mỹ đã tìm mọi cách để che đậy sự thật đen tối đó. Cái thứ "dân chủ, nhân quyền" mà Mỹ truyền bá thật hoa mỹ, sáng láng, dễ khiến người ta rơi vào lầm tưởng, vào ảo vọng so với thực tế rằng chính nơi cái thứ "dân chủ, nhân quyền" đó sinh ra đã không có dân chủ, nhân quyền thực sự rồi!

    Trả lờiXóa
  4. Tôi cảm thấy những người tù nhân đang bị giam giữ tại các nhà tù ở Mỹ họ không hề được hưởng một chút nhân quyền, bên ngoài nước Mỹ luôn cho mình là công bằng dân chủ nhân quyền nhưng thực tế tôi thấy những tù nhân Mỹ đáng thương nhất thế giới và nước Mỹ nên xem lại chính sách quản lý tù nhân của mình.

    Trả lờiXóa
  5. bản thân nước mỹ vẫn còn những nơi mất dân chủ, nhân quyền, thậm chí pháp luật cũng ko, chỉ có sự tàn bạo của những tên cai quản, những kẻ tra tấn...và Mỹ đã tìm mọi cách để che đậy sự thật đen tối đó. Cái thứ "dân chủ, nhân quyền" mà Mỹ truyền bá nghe có vẻ thật hoa mỹ, thật vĩ đại, dễ khiến người ta rơi vào lầm tưởng, vào ảo vọng so với thực tế rằng chính nơi cái thứ "dân chủ, nhân quyền" đó sinh ra đã không có dân chủ, nhân quyền thực sự rồi!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog