Chia sẻ

Tre Làng

TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG LỘ RÕ BỘ MẶT CỦA KẺ GIANG HỒ


Trung Quốc đang ngày càng lộ rõ bộ mặt “giang hồ” của họ, bởi chỉ có những kẻ giang hồ mới hành xử theo cái thứ luật riêng của họ mà bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận xã hội.

Khu trục hạm USS Curtis của Hải quân Mỹ

Những phát ngôn của Bắc Kinh trong vụ Hải quân Mỹ đưa khu trục hạm USS Curtis (DDG 54) tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 30/1/2016 theo thủ tục “đi qua vô hại”, nhằm thực hiện chiến dịch tự do hàng hải, là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy lối hành xử “giang hồ” của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lớn tiếng tuyên bố: "Tàu chiến nước ngoài tiến vào (cái gọi là) lãnh hải Trung Quốc, bắt buộc phải có sự phê chuẩn của chính phủ Trung Quốc.

Tàu chiến Mỹ đã vi phạm các quy định của pháp luật Trung Quốc, tự ý tiến vào lãnh hải Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ áp dụng các biện pháp giám sát, phản đối bằng loa phát thanh... theo quy định”.

Còn Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân thì vênh vang cho hay quân đội nước này đã cảnh báo và xua đuổi tàu khu trục của Mỹ khi nó tiến vào vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn.

Khoan hãy bàn về chuyện Trung Quốc có thực đã cảnh báo và xua đuổi khu trục hạm USS Curtis của Mỹ như lời Bắc Kinh nói hay không, vì dù sao cũng chưa thể kiểm chứng thông báo của Mỹ rằng, không có tàu chiến của quân đội Trung Quốc trong khu vực khi tàu khu trục của Hải quân Mỹ tiến hành tuần tra.

Tuy nhiên, qua lời lẽ của Bắc Kinh, có thể thấy họ chẳng coi “quyền tự do hàng hải” hay “quyền đi qua vô hại” trong lãnh hải được quy định trong Điều 17, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 ra gì.

Phản ứng của Bắc Kinh trong sự kiện USS Curtis cũng tương tự như cách họ đã nói, đã làm trong vụ khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ thực thi tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của bãi Đá Su Bi, thuộc quần đảo Trường Sa; hay như các vụ đe dọa các máy bay của Australia, Philippines hồi năm ngoái ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Có thể hình dung kiểu đáp trả của Trung Quốc chẳng khác gì kiểu một tên giang hồ đang chiếm cứ một phương, tưởng bầu trời này, mặt đất này, mặt biển này là của riêng hắn, hắn muốn làm gì thì làm, hắn cho ai qua mới được qua, bỗng một ngày bị một kẻ từ nơi khác tới “thách thức” sự chiếm đóng của mình, liền giãy nảy lên và hăm dọa đòi xử kẻ thách thức theo “luật” của riêng hắn.

Trong khi đó, bản thân Trung Quốc lại là kẻ chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển từ tay người khác bằng vũ lực, bằng thủ đoạn. Và những sự thật này, cả thế giới đều biết, cho dù Trung Quốc muốn phủ nhận, chối bỏ cũng không được.

Biếm họa: Trung Quốc mưu đồ "quây" Biển Đông, biển Hoa Đông thành "ao nhà" của mình

Trung Quốc vẫn khơi khơi nói họ có cái gọi là "chủ quyền" với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho nên họ làm gì ở trên các đảo, rạn san hô hữu quan ở 2 quần đảo này cũng là hoàn toàn chính đáng, từ việc nạo vét đất, cát bồi đắp, xây đảo nhân tạo đến ngăn cản, hăm dọa tàu thuyền, máy bay, bất kể dân sự, quân sự của các nước khác hoạt động trong những khu vực này.

Tuy nhiên, thực tế Trung Quốc đến nay vẫn không thể đưa ra bất cứ bằng chứng lịch sử, cũng như tài liệu pháp lý nào được công nhận để chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nếu không muốn nói là Bắc Kinh còn đang “cứng họng” trước những chứng cứ hoàn toàn chống lại luận điệu của họ.

Cơ sở mà Bắc Kinh luôn trưng ra để yêu sách đòi chủ quyền với gần 2/3 diện tích Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là bản đồ “đường 9 đoạn” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”). Mà tấm bản đồ này thì từ giới học giả cho đến chính phủ các nước trên thế giới đều cho rằng nó thiếu một cơ sở chắc chắn về khía cạnh luật pháp. Nguồn gốc và ý nghĩa của “đường lưỡi bò” hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cho đến nay cũng không thống nhất được một giải thích hợp lý nào.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa.

Lịch sử thì còn xa xôi, nhưng những thủ đoạn và hành động đê hèn, tàn bạo mà Trung Quốc đã làm để có được quyền kiểm soát với quần đảo Hoàng Sa và một số bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam như bây giờ thì rất gần và không khó để kiểm chứng: nhân chứng vẫn còn, vật chứng vẫn còn, hình ảnh và thậm chí cả video vẫn còn đó. Chỉ cần vào Internet, gõ “Hải chiến Trường Sa”, sẽ thấy video và vô số hình ảnh quân đội Trung Quốc xâm lược, tàn sát đẫm máu các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang canh giữ chủ quyền Tổ quốc ở bãi đá Gạc Ma ngày 14/3/1988. Những hình ảnh về việc Trung Quốc lợi dụng tình hình Việt Nam đang gấp rút thống nhất đất nước, cho tàu chiến đánh cướp trắng trợn phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 cũng không gì có thể xóa bỏ được trong các kho lưu trữ vô tận trên Internet.

Rõ là Trung Quốc đã “vừa ăn cắp” lại “vừa la làng”.

Bộ mặt của kẻ giang hồ cơ hội của Trung Quốc còn bộc lộ rõ qua cách hành xử của Bắc Kinh trong vụ kiện của Philippines. 

Trung Quốc hiện thời cũng không dám “ló mặt” tham dự các phiên tòa xử vụ kiện liên quan đến tranh chấp Biển Đông mà Philippines đã khởi kiện lên Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye từ năm 2013.

Không những vậy, Bắc Kinh còn cáo buộc Philippines đã “lạm dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 để cưỡng chế cơ chế giải quyết tranh chấp, đơn phương đưa ra và cố ý thúc đẩy trọng tài tranh chấp Biển Đông, là khiêu khích chính trị đội lốt pháp lý”. Bên cạnh đó, Trung Quốc khăng khăng cho rằng, là quốc gia chủ quyền và nước ký UNCLOS 1982, Trung Quốc có quyền tự chủ lựa chọn phương thức và trình tự giải quyết tranh chấp và giải pháp mà Bắc Kinh lựa chọn là đàm phán và thương lượng.

Không những cáo buộc Philippines, mà Trung Quốc còn ngang ngược tố cáo Tòa án Trọng tài Thường trực PCA đã bất chấp thực chất vụ án trọng tài là vấn đề chủ quyền lãnh thổ và hoạch định đường biên giới trên biển, cùng vấn đề liên quan, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc, với tư cách là nước ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, làm tổn hại đến tính hoàn chỉnh và tính thẩm quyền của Công ước này.

Ngay trong cái lý lẽ của Bắc Kinh khi “tố cáo” Philippines lạm dụng UNCLOS 1982 đã có lắm điều nực cười, bởi Trung Quốc tự cho họ có quyền lựa chọn phương thức, trình tự giải quyết tranh chấp là đàm phán và thương lượng còn Philippines thì lại không được cậy nhờ đến một cơ chế trọng tài theo luật pháp quốc tế, trong khi giải pháp này là rất hợp pháp, hợp lý, hợp tình và rất văn minh.

Rõ ràng, Bắc Kinh luôn tìm cách biến tấu, diễn giải luật pháp quốc tế theo hướng có lợi cho họ và sẵn sàng không đếm xỉa đến các quy định luật pháp nếu như thấy bất lợi cho họ.

Linh Phương

17 nhận xét:

  1. Vớ vẫn, Làm gì có cái tên nước nào là nước "Từ Xa"? chắc thằng Võ Tiến Tàu này mới thành lập một nước mới trên thế giới mà ngay cả nước Mỹ cũng không biết nó ở đâu? nước CHXHCNvn mới đổi tên nước. Thay vì yêu nước CHXHCNvn giờ là "yêu nước Từ Xa". con mẹ nó có tức cười với cái 'nền tảng văn hóa v+' không chứ?
    http://nuocvietphuongnamu.blogspot.com/2016/01/lai-them-mot-thang-loi-uoi-khi.html

    https://plus.google.com/109653706016832535734/posts

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là vừa ăn cắp vừa la làng thật. coi thường luật quốc tế, tự cho Hoàng sa trường sa là chủ quyền của trung quốc, thật không đáng mặt là một nước lớn của thế giới. Chúng ta cần có các hành vi kêu gọi tiếng nói chung của quốc tế để chấm dứt các hành động gây hấn cua trung quốc trên biển đông

    Trả lờiXóa
  3. Cái Biển Đông với Trung Quốc có khi vẫn còn bé lắm nên chưa là gì cả, có khi phải lấn hết ra cả Thái Bình Dương nữa vẫn là đất của Trung Quốc theo cái lẽ của Trung Quốc: Người Trung Quốc đặt chân đến đâu thì đấy là đất của người Trung Quốc. Không chỉ mình mới nhận ra cái bộ mặt đấy của Trung Quốc mà nhiều nước cũng đã thấy điều đấy là rõ ràng, đơn cử như Nhật Bản chẳng hạn, và cũng chẳng phải có lí do gì để sợ cả, đuối cả lý cả tình thì có mạnh đến mấy cũng chẳng làm gì được, cộng thêm cái hay láo, nói một đằng làm một nẻo nữa thì...

    Trả lờiXóa
  4. Thì ra yêu nước Từ Xa là yêu nước CHXHCNvn 'xa xôi' có nguồn gốc từ bên đất mẹ Liên Xô. Trích bài phát biểu của Thủ tướng có đoạn:
    http://baochinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/Viet-Nam-san-sang-dong-gop-vao-cong-viec-chung-cua-LHQ/181846.vgp

    "Chỉ mấy mươi năm trước, hai tiếng Việt Nam gắn liền với chiến tranh và phân ly, với máu lửa và nước mắt. Một đất 'nước xa xôi' với tên gọi Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 15 triệu tấn bom đạn, nghĩa là gấp 4 lần tổng số bom đạn đã sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Mỗi người Việt Nam chúng tôi đã phải hứng chịu một lượng bom đạn gấp gần 10 lần trọng lượng cơ thể mình. Đó là chưa kể hàng trăm triệu lít hóa chất có chứa chất dioxin – một sát thủ thầm lặng ghê gớm đối với sức khỏe và nòi giống con người". Nguyễn Tấn Dũng sến như con hến!

    Trả lờiXóa
  5. thói côn đồ trong hành xử của trung quốc càng ngày càng lấn tới. không chỉ với những đảo và quần đảo thuộc chủ quyền của việt nam, nay ngay cả luật biển quốc tế trung quốc cũng cố tình phớt lờ để thể hiện cái sự chiếm hữu viển vông, cái tham vọng phi lý.

    Trả lờiXóa
  6. hình ảnh ở trên khá hài hước nhưng nó đã thể hiện rõ được những gì người Trung Quốc đang làm trên biển Đông, họ đúng như tác giả nói không khác gì một tên giang hồ, mọi luật lệ là do chúng lập ra bất chấp luật pháp quốc tế. Giờ đây phía Mỹ có những động thái tích cực hơn về vấn đề này ít nhiều cũng làm cho Trung Quốc phải dè chừng hơn, để chúng thấy rằng những việc chúng làm đừng tưởng các nước khác sẽ làm ngơ, luật quốc tế đã định và nước nào cũng phải tuân theo đó là điều không thể bàn cãi còn Trung Quốc vẫn cứ tiếp tục làm theo ý mình thì sẽ có ngày họ phải trả giá

    Trả lờiXóa
  7. Trung Quốc đúng là tham vọng không tưởng, không hiểu sau này nó còn muốn lấn chiếm đại dương nào nữa. Bộ mặt dã tâm của nó thì các nước đều đã rõ và cần phải phòng bị cả rồi. Đến lúc chúng bị cả thế giới quay lưng chống lại thì mới biết.

    Trả lờiXóa
  8. Cái bản chất của ông Tàu thì ai mà chả biết rồi, vừa ăn cắp vừa la làng quả thật không sai, rõ ràng là chẳng phải của ông ta, ông ta ngang nhiên chiếm của người khác rồi giữ khư khư đấy coi như là cục xương của mình và sẵn sàng hăm dọa bất cứ kẻ nào lởn vởn cạnh nó chứ chưa nói đến động đến. Nhưng rồi để xem ông ta còn một mình giữ được bao lâu khi mà tất cả xung quanh đang chống lại ông ta.

    Trả lờiXóa
  9. Bản thân Trung Quốc là kẻ đi chiếm đất, hay đúng hơn là thấy lúc người ta không phòng bị rồi đi ăn cướp. Ấy vậy mà còn mặt dày tự cho mình cái quyền sở hữu, sử dụng và đặt luật riêng cho cái mà mình ăn cướp được. Rõ ràng “quyền tự do hàng hải” hay “quyền đi qua vô hại” trong lãnh hải được quy định trong Điều 17, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 Trung Quốc đã xem chẳng ra gì. Khinh thường luật pháp quốc tế, hành động bất chấp dư luận, đạo đức. Đó đúng là những hành động của kẻ tiểu nhân, côn đồ.

    Trả lờiXóa
  10. Hoàng Sa Trường Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền tại đó đã là một điều không thể chấp nhận được rồi. Chưa kể cách hành xử theo lối rất "giang hồ" của Trung Quốc thì đáng bị lên án. Cộng đồng quốc tế cần mạnh tay hơn trong vấn đề này, không thể để Trung Quốc ngang ngược mãi thế này được

    Trả lờiXóa
  11. Blue sky22:39 2/2/16

    Bản thân Trung Quốc là một nước lớn nhưng không hề tôn trọng luật pháp quốc tế. Ngang nhiên chiếm đóng trên hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam rồi còn tự đặt ra luật riêng, hành xử rất giang hồ với tàu của các nước khác thì thật không thể chấp nhận được. Rõ ràng “quyền tự do hàng hải” hay “quyền đi qua vô hại” trong lãnh hải được quy định trong Điều 17, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 Trung Quốc đã xem chẳng ra gì.

    Trả lờiXóa
  12. Bangtuyet nhietdoi22:44 2/2/16

    Hành động của Trung Quốc là hành động của kẻ tiểu nhân khi coi thường luật pháp quốc tế và bất chấp ý kiến dư luận. Những hành động này đáng bị lên án. Nếu vẫn còn ngang ngược thế này thì sớm muộn Trung Quốc cũng sẽ phải trả giá khi mà tất cả các nước cùng không ủng hộ cho Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  13. Bộ mặt xấu xa và tham vọng bành trướng của Trung Quốc đã được thể hiện từ trước tới nay. Hiện tại chúng đang tham vọng lấn chiếm kiểm soát cả Biển Đông và biển Hoa Đông và dần bành trướng ra thế giới.

    Trả lờiXóa
  14. Người tử tế09:29 19/2/16

    Trung Quốc đến nay vẫn không thể đưa ra bất cứ bằng chứng lịch sử, cũng như tài liệu pháp lý nào được công nhận để chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Mặc dù vậy Trung quốc vẫn không ngừng thực hiện những hành động kiểu giang hồ ở biển Đông, ngang nhiên biến biển Đông thành ao nhà của mình.

    Trả lờiXóa
  15. Đúng quả thật là vừa ăn cướp vừa la làng...họ quá ngông cuồng với những mưu đồ và hành động ngỗ ngược của mình...không coi ai ra gì, họ làm ngược lại hòan toàn với những gì họ nói...đúng là miệng lưỡi sao trá...có lẽ chúng ta cần có nhiều những biện pháp mạnh mẽ hơn, không thể để bị trà dạp như vậy được

    Trả lờiXóa
  16. Bắc Kinh luôn tìm cách biến tấu, diễn giải luật pháp quốc tế theo hướng có lợi cho họ và sẵn sàng không đếm xỉa đến các quy định luật pháp nếu như thấy bất lợi cho họ. Một quốc gia vừa ăn cắp vừa la làng

    Trả lờiXóa
  17. Trung Quốc tự cho mình đã là to lớn và uy quyền nhất cái khu vực Đông Nam Á này rồi, thế lực mà họ phải dè chừng trong suy nghĩ của Trung Quốc chỉ là Mỹ, Nga, và luật pháp quốc tế. Cho nên đối với các nước láng giềng thì Trung Quốc chính là một tên giang hồ thô thiển còn đối với quốc tế thì hết sức gian manh và thủ đoạn. Nhưng với thái độ ngang ngược như thế thì sớm muộn Trung Quốc cũng bị gậy ông đập lưng ông.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog