Chia sẻ

Tre Làng

TỰ KỶ

Mai Dương

Cuộc đời đầy rẫy những nỗi đau, nhưng xét cho cùng, nỗi đau lớn nhất vẫn là những nỗi đau về con cái. Và trong số đó, tự kỷ là một trong những nỗi đau lỳ lợm và dai dẳng nhất, nhức nhối nhất.

Chả phải ngày xưa, mà thậm chí cho đến tận bây giờ, tự kỷ vẫn là một điều gì đó mà hầu như bậc cha mẹ nào cũng thu mình lại. Họ thu mình vì họ ngập ngừng trước các phản ứng của xã hội, họ thu mình vì những sự bất lực sau bao cố gắng dai dẳng cho con, và họ thu mình khi đau đớn nhận ra rằng những nỗ lực âm thầm của họ gần như đều dẫn chung về con đường tuyệt vọng.

Những đứa bé tự kỷ, và những người làm cha làm mẹ những đứa bé đó, đôi khi như là những con ốc cô đơn giữa cuộc sống đời thường.

***

Khá thú vị khi thi thoảng tôi lại được gặp đôi ba người bạn thú vị trong list bè bạn. Như chị Phan Thi Thuy Tram trong đoạn phóng sự dẫn link dưới đây, là một ví dụ.

Cách đây khoảng hai tuần, trên màn hình của tôi hiện lên những hình ảnh về các hoạt động cho bé tự kỷ trên page Bình Minh Cho Em, một cái tên khá ấn tượng. Tôi đã chủ động hỏi chuyện chị Thùy Trâm, và khá xúc động khi biết những hành động mà Thùy Trâm và group của cô ấy đang làm.

***

Tôi chưa quan tâm nhiều đến các kết quả thực hiện, hay những nhận định về các hiện tượng xã hội khác xung quanh câu chuyện tự kỷ. Vì đó là câu chuyện dài kỳ và khó định lượng. Tôi dành sự quan tâm của mình đến yếu tố lớn nhất của chị ấy và các bạn, là đang cố gắng thổi bùng lên một ngọn lửa lớn về câu chuyện trẻ tự kỷ, trên mọi phương diện, trên mọi nguồn lực, hòng hướng tới một góc nhìn khác của xã hội, của các cấp vĩ mô về căn bệnh khuyết tật gần như trọn đời này.

***

Trẻ tự kỷ sẽ vào đời với hành trang như thế nào?

Đó là một hành trang không được học hành bài bản, không có bằng cấp, không có ngành nghề. Bậc cha mẹ nào đã sẵn sàng cho điều đó?

Đó là hành trang một đời sống gia đình khiếm khuyết và thiệt thòi về hôn nhân, về hạnh phúc lứa đôi. Bậc cha mẹ nào đã sẵn sàng cho điều đó?

Khi một mai cha mẹ già yếu, rồi cuộc đời ai sẽ chìa tay ra với những con người tự kỷ?

Hàng ngàn câu hỏi khác, vẫn còn treo lơ lửng trên đầu chúng ta mà chưa có lời giải đáp. Những giọt nước mắt tủi thân tủi phận của các bậc làm mẹ làm cha không may này, đến bao giờ mới dứt?

***

Xem hết đoan phóng sự, tôi xúc động. Đó là câu chuyện đẹp, động cơ đẹp, tấm lòng sáng và thiết thực. Xã hội chúng ta đang có quá nhiều khó khăn khách quan để có thể ôm ấp hết mọi số phận. Nhưng, vẫn hy vọng rằng có nhóm bạn này rồi sẽ có thêm nhóm bạn khác, có giữa đời thường, có trên mạng xã hội, có ở mọi lúc mọi nơi. Những việc như thế này cần làm, dù trước mắt có thể chỉ cần đưa lại được một điều tưởng chừng giản dị nhất nhưng lại rất có ý nghĩa, là thắp sáng lên sự lạc quan với đời sống trong mỗi thân phận người.

2 nhận xét:

  1. Ngày trước ít thấy những căn bệnh như này. Bây giờ bệnh tự kỉ lại đang xảy ra ở nhiều trẻ e, thậm chí còn có bệnh tăng động giảm nhớ nữa. Cuộc sống hiện đại bộn bề, ồn ào đã sinh ra nhiều bệnh quá

    Trả lờiXóa
  2. Thời gian qua trong xã hội chúng ta xuất hiện rất nhiều các căn bệnh như tự kỷ những căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến, nguyên nhân của những căn bệnh này xuất phát từ gia đình và xã hội đã chạy theo những giá trị của cuộc sống mà quên đi người con của mình, xã hội chúng ta cần có biện pháp giải quyết

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog