Chia sẻ

Tre Làng

CÔNG AN VÀ DƯ LUẬN

Công an và dư luận

Năm 1993, vụ án Cầu Chương Dương xảy ra. Viên trung uý cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương bị kết tội giết em Nguyễn Việt Phương trên đường giao bọc tiền 50 triệu đồng, nhằm mục đích cướp tiền nhưng không thành.

Lần đầu tiên tôi nhận thấy sức mạnh vô song của báo chí, thay quan toà luận tội.

Ngày ấy Tùng Dương không chết vì loạt đạn dành cho tử tù thì cũng không thể sống thêm ngày nào bởi sự xuống tay quyết liệt của báo chí và dư luận.

12 năm sau, tôi trở lại vụ án. Tìm gặp luật sư của Dương, vợ con Dương, đồng đội của Dương, đặc biệt tìm gặp vị pháp y già - người cho đến khi đã gần 80 vẫn nói ông đúng. Dương không bắn phát súng đó vào Phương, phát súng đầu tiên và cũng là phát súng được nhận định giết chết Phương. Vậy nghĩa là Dương chết oan? Tôi hỏi và ông thở dài. Điều đó bây giờ nghĩa lý gì nữa cô? Ngày ấy vì kết quả này, tôi năm lần bảy lượt bị dọa giết. Nhà tôi bị ném phân. Công việc tôi bị nguy hiểm. Tôi k dám ra đường trong thời gian rất lâu. Họ photo báo chí kết tội Dương rải khắp nơi nào có mặt tôi. Nói thật với cô, giờ này - khi mồ Dương và Phương đều đã xanh cỏ, tôi vẫn sợ. Xin cô hãy đừng nhắc tới tên tôi trong bài báo nữa.

Rồi ông lọ mọ mang ra hồ sơ ngày ấy. Tôi ngồi ở nhà ông nghiên cứu mấy ngày. Đọc kỹ, tĩnh tại, và thấy không phải ông không có lý.

Đồng đội Dương ở Công an HN nói thẳng vào mặt tôi, họ thù báo chí! Ác và ngu. Những lập luận vô lối, a dua. Nhưng lại tạo được một làn sóng khủng khiếp, một thế lực khủng khiếp, dọn sẵn quan tài cho Dương, dọn sẵn phiên toà cho Dương, sẽ xử tử ai không xử tử Dương.

Giờ đây, nhiều đồng đội cũ của Dương vẫn rơm rớm: Dương chết vì dư luận! Xử Dương tội chết chỉ để trấn an dư luận.

Luật sư của Dương nhắc đến vụ án với nhiều nỗi dày vò. Hẹn tôi mỗi cuối ngày, mang ra chai rượu. Em uống với anh, nhắc đến Tùng Dương, anh chỉ muốn uống thôi. Khơi chuyện cũ làm gì...

Và hai đứa con Dương cũng như người vợ, mà thôi tôi k nhắc tới họ nữa. Đã quá đủ cho sức chịu đựng của một kiếp người.

Đám đông như một bầy rắn rết sẵn sàng xẻ thịt lột da bất kỳ đồng loại nào, chỉ vì ghét cái thái độ, chỉ vì nói cho sướng cái mồm.

Như hôm nay, khi anh công an lên thế vật thằng ku hàng rong xuống đất, dư luận ép đến mức kẻ thi hành công vụ cùng gia đình phải đến bệnh viện xin lỗi thằng tha lôi cái ba gác chạy ngông nghênh mọi hang cùng ngõ hẻm; còn thằng chả hoan hỉ hé mắt tinh ranh trên giường bệnh rung đùi xem xét có nên tha thứ hay không; người người góp tiền từ thiện cho chả và kẻ kẻ lôi chân dung chú công an tội nghiệp rêu rao mọi nẻo cùng mạng ảo đòi đánh đòi giết đòi đốt nhà xả phân ỉa vào bản mặt...

Đúng sai bất biết!

Hãi hùng.

Sợ quá cái cõi đời nghiệt ngã!

Sau này nếu còn cơ hội, tôi vẫn muốn một lần trở lại với vụ án Tùng Dương. Oan khuất luôn là nỗi ám ảnh gớm ghê nhất!

Nguồn: Phạm Tú Anh
Chép từ Ngọc Quách

19 nhận xét:

  1. Làn sóng dư luận thực sự là một làn sóng, một loại bão cực kì nguy hiểm và hung hãn, đến nỗi để dập tắt chúng, một vài trường hợp còn phải hi sinh "vì mục đích lớn".
    Làn sóng này tạo ra do sự a dua, hùa theo đám đông để chà đạp, dìm người khác của một bộ phận không nhỏ những người "lười đọc, lười suy nghĩ mà thích chém gió" tạo nên.
    Các cuộc biểu tình gây mất trật tự an toàn xã hội cũng rất dễ xảy ra nếu chúng ta không kiểm soát được hiện tượng này sát sao.

    Trả lờiXóa
  2. Haizzz, cái xã hội gì mà báo chí lại có sức mạnh ghê gớm hơn cả luật pháp, nó có thể biến một người vô tôi thành có tội. Báo chí điều khiển dư luận, lợi dụng dư luận để đàn áp những đối tượng mà báo chí muốn đàn áp và dù chẳng biết đúng sai, thực hư thế nào chỉ cần báo nói có là dư luận cũng có theo. Vậy đâu mới là cái chuẩn thật sự của xaz họi. Đó là pháp luật hay là báo chí? người dân tiếp cận thông tin qua báo chí vì vậy thiết nghĩ những người cầm bút viết báo nên có trách nhiệm hơn với những điều mình viết ra, trách nhiệm hơn với cộng đồng, với con người, hãy là một cây bút có đạo đức và trình độ.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là báo chỉ bây giờ, sức mạnh còn hơn cả trăm ngàn đao kiếm. Nó có thể đưa một con người lên tận đỉnh cao của danh vọng, của nhung lụa nhưng cũng có thể thẳng tay ném chính con người đấy xuống tận đáy của vực thẳm, không thể ngoi lên được. Vì vậy, làm nghề báo rất cần có chữ "nhân", nếu không, nó sẽ trở thành công cụ "giết người không gớm tay".

    Trả lờiXóa
  4. Thật buồn, buồn cho một thế hệ người làm báo chí, chỉ chạy theo thị hiếu người đọc, dẫn dắt người đọc theo cái ý chủ quan của mình,và cái kinh khủng nhất như tác giả nói là dư luận mà họ tạo ra có sức hủy diệt thôi rồi, trắng đen đổi được hết.

    Trả lờiXóa
  5. không thể tin được những người làm phóng viên, nhà báo, họ là những con người rất đáng để mà tin tưởng vậy mà thật thất vọng vơi thế hệ nhà báo hiện nay, đọc báo toàn những ti gật tít , bóp méo sự thật, ăn không nói có , tráng đen lẫn lộn đảo ngược hết tất cả không còn tin vào được nữa

    Trả lờiXóa
  6. Thật đáng sợ, lương tâm nhà báo! Tôi không nói tất cả nhưng một bộ phận khoog nhỏ nhà báo hiện nay đang thiếu trách nhiệm với bài viết của mình, viết bài bóp méo sự thật, thậm chí không thèm quan tâm đến sự thật mà chỉ chăm chăm chạy theo dư luận, theo số đông, viết bài chỉ để kiếm tiền mặc kệ bài viết có xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của con người, hủy hoại sự nghiệp, địa vị, có ảnh hưởng đến bao nhiêu thế hệ, thậm chí là sinh mạng của người khác cũng không quan tâm. Là nhà báo với vai trò là thư kí của xã hội, người dân mong chờ họ đem đến thông tin và sự thật, chứ không phải là lá cải!

    Trả lờiXóa
  7. chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy:" Báo chí là một mặt trận"," cậy bút là một vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng". Tôi tự hỏi liệu rằng có mấy người nhà báo bây giờ còn nhớ được lời dạy của người? Thật đáng buồn khi thấy báo chí bây giờ không còn ý nghĩa như ngày xưa nữa. Bây giờ những người làm báo đều chạy theo lợi nhuận mà quên đi ý nghĩa của người làm báo nữa.

    Trả lờiXóa
  8. Anh Công an không có tội. Thằng cố tình gây chuyện để kết tội anh Công an là thằng hàng rong và bọn nhà báo không có lương tâm.

    Trả lờiXóa
  9. Dư luận là con dao hai lưỡi. Một mặt nếu dư luận được sử dụng đúng mục đích, dư luận sẽ là phương pháp phản biện xã hội rất tốt, có tác dụng làm trong sạch xã hội. Nhưng nếu dư luận trở nên mất kiểm soát, bị lợi dụng thì trở thành thứ áp lực có thể giết chết một ai đó

    Trả lờiXóa
  10. Sức mạnh của báo chí sẽ rất có lợi nếu nó được dùng vào những mục đích tốt và đúng đắn. Nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi, nó đem lại những điều tốt thế nào thì nó cũng mang lại những tai hại tương tự. Một khi những gì mà báo chí bênh vực, hay lên án bị sai lầm thì khi đó nó trở thành lưỡi dao con lại, và gây tổn thương đến lẽ phải, hậu quả sẽ rất khôn lường. Vì thế ngành báo chí phải có trách nhiệm đối với tính đúng đắn của những điều họ viết. Còn độc giả cũng phải có cái nhìn tổng quát hơn, không để những sai lầm của báo chí làm ảnh hưởng tư tưởng của mình.

    Trả lờiXóa
  11. Mỗi người trong chúng ta là một phần của dư luận mà để xảy ra những chuyện tương tự thì quả thật đáng buồn. Thiết nghĩ nếu mỗi chúng ta khi tiếp nhận thông tin mà tỉnh táo hơn một chút, đánh giá khách quan hơn một chút thì chắc sẽ không có chuyện lợi dụng này kia và cũng không gây ra những câu chuyện bất công như chuyện của Tùng Dương năm xưa hay chuyện anh công an vật ngã kẻ bán hàng rong phạm pháp gây xôn xao dư luận mấy ngày trước. Sức mạnh của dư luận nếu phát huy đúng lúc đúng chỗ sẽ tạo ra được những thăng hoa nhưng trái lại nếu nó bị lợi dụng vào những mục đích không đúng nó có thể tạo ra nỗi đau khó khỏa lấp

    Trả lờiXóa
  12. cứ cái đà này , thì bao nhiêu chiến sĩ công an còn đủ dũng cảm để đối đầu với tội phạm nữa? cái họ sợ không phải là tội phạm, mà cái họ sợ chính là dư luận như ở đây. hãy nhìn sang mỹ, và nhìn vào cảnh tương tự ở việt nam mới thấy người cảnh sát đó còn nhẹ tay như thế nào. vậy mà giờ đây một người làm đúng phận sự, thực thi pháp luật lại bị dồn đến như vậy. thật cay đắng cho cái ngành công an.

    Trả lờiXóa
  13. nhiều khi dư luận, mà đặc biệt là những bài báo mạng luôn tạo ra áp lực vô cùng lớn cho những người công an. khi cái tít công an bắt cướp hay công an khống chế kẻ chống đối không nổi bằng cái tít công an đánh người, công an hành hung thì chẳng cần biết như thế nào, đầu tiên cứ chửi "thằng công an" đã.

    Trả lờiXóa
  14. Anh Lương Việt Hà đúng. Nhưng trelang đừng so sánh vụ này với vụ Tùng Dương. Chứng cứ vụ Tùng Dương giết người, cướp của quá rõ. Mọi so sánh đều khập khiễng. Biên bài này tôi chê. Trình kém.

    Trả lờiXóa
  15. Anh Công an, không gục ngã, không lung lay trước họng súng của những kẻ buôn ma túy hay những kẻ giang hồ, mà lại phải quỵ lụy trước dư luận và báo chí. Sao lại có chuyện lạ đời như vậy. Chính báo chí cùng dư luận đã đẩy anh công an trở thành người có tội

    Trả lờiXóa
  16. thù báo chí cũng đúng thôi, bởi vì chính cái sự giật tít câu view thiếu hiểu biết không tôn trọng sự thật của họ đã đẩy những người chiến sĩ vào còn đường chết chỉ vì một lý do...trấn an dư luận! nhân văn là cái gì, nước mắt là cái gì khi nó sai sự thật, không tôn trọng sự thật, đơm đặt dựng chuyện để câu nước mắt, câu tình thương, câu dư luận và từ đó hại chết một sinh mạng khác, cho dù họ vô tội????
    vậy nên, hãy tìm hiểu kĩ trước khi viết bài đi các ông phóng viên, hãy tìm ra sự thật trước khi vội phán xét về người khác! chính những lời phán xét của các vị đã buộc tội, kết án cho những người vô tội!

    Trả lờiXóa
  17. có vẻ như dư luận giờ hay ghét công an hay sao ý, cái gì có công an cũng đổi lỗi cho họ được, mình thấy thế là không hợp lí, công bằng cho họ, họ đã hi sinh rất nhiều cho chúng ta, vậy mà thái độ của chúng ta với họ thì sao

    Trả lờiXóa
  18. Bangtuyetnhietdoi17:25 3/5/16

    Thực sự báo chí có một sức mạnh quá khủng khiếp. Nếu là người có tâmthì là một sự may mắn, gặp phải những tay nhà báo chuyên môn đã kém mà đạo đức cũng tồi thì đúng là thảm họa. Không những vậy, nền báo chí nước ta lại đang trong cái tình trạng adua chạy theo phong trào và lợi nhuận, bất chấp sự thật sẽ bị bẻ cong thế nào. Thế mới thấy được cần có một bộ luật mới, chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn cho ngành báo chí, để báo chí trở thành cơ quan ngôn luận chân chính

    Trả lờiXóa
  19. Có những con người đặc biệt là những chiến sỹ công an không phải chết do bom đạn mà chết do chính dư luận, dư luận đã làm nên những cái chết thương tâm, rất nhiều bài viết có nội dung sai sự thật đã đẩy con người ta vào bức tường cùng các phóng viên viết ra những bài viết có nội dung như thế tôi xin là hãy chấm rứt ngay và hãy làm việc có lương tâm nghề nghiệp.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog