Chia sẻ

Tre Làng

BÀN VỀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ NHÂN SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN


Bàn về Đạo Đức báo chí nhân sự cố môi trường biển!

Đạo đức nhà báo không chỉ là sự dũng cảm, dám xông vào những nơi nguy hiểm nhất để phanh phui những mặt trái của đời sống mà còn góp phần trong việc “định hướng” dư luận, ngòi bút của nhà báo phải là nguồn sáng dẫn đường để mọi người hướng thiện.

Không cứ gì phải nghề báo mới đặt vấn đề về đạo đức mà bất cứ một nghề nào khác, chuyện đạo đức nghề nghiệp cũng phải được đặt lên hàng đầu rồi mới đến chuyên môn nghiệp vụ.

Vì rằng, không có đạo đức thì khoảng cách giữa việc hành nghề chính đáng với việc lợi dụng “nghề” để trục lợi hoặc làm những việc bất chính chỉ là tơ tóc. Với nghề báo, do đặc thù của công việc, câu chuyện về đạo đức lại càng được chú trọng và đặt lên hàng đầu.

Một thông tin bị hiểu sai lệch hoặc bị nhà báo làm cho méo mó đi thì hệ quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân mà còn gây hệ lụy cho cả một cộng đồng!

Ngược lại, một thông tin kịp thời, chính xác và trung thực của nhà báo, với sự lan tỏa của nó sẽ có tác dụng tích cực đến cá nhân, tập thể và đời sống toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề đạo đức của nhà báo là câu chuyện luôn được đề cao và coi trọng, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin.

Tại Hà tĩnh, thời gian vừa qua có lẽ là một thời loạn về báo chí và một số báo chí đã trở thành kẻ kền kền lộng ngôn, không coi ai ra gì!

Sự cố fomosa, từ ông chủ tịch đến ông phó chủ tịch tỉnh, đến chủ tịch phó chủ tịch huyện đều bị giới báo chí phơi bày trên mặt báo, phơi bày lên Facebook với đủ thứ chuyện mà trong lúc đó hàng ngày hằng giờ, hàng ngũ lãnh đạo tỉnh đang túc trực 100% cho việc xử ký sự cố. Những việc xoi mói không có trong tiền lệ vô tình một vài báo chí giống như một lũ kền kền rỉa thịt tại Hà tĩnh đã làm giao động long tin của nhân dân.

Vi trong tư tưởng, người dân luôn đặt niềm tin của mình vào sự khách quan, trung thực của nhà báo. Trong suy nghĩ của người dân, nhà báo luôn đứng về phía sự thật, những người luôn bị chịu thiệt trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn. Đó chính là lí do để người dân đến với báo chí như một sự lựa chọn trong hành trình tìm đến công lý của họ. Một khi người dân đã đặt niềm tin vào nhà báo thì không một lý do gì để các nhà báo phản bội kỳ vọng của họ.

Đạo đức của nhà báo chính là góp phần định hướng cho cộng đồng để mỗi người phải sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn, phải biết đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn. Đối mặt với cái xấu, cái phi tiến bộ để đấu tranh, hạn chế, triệt tiêu nó, đó cũng là một khía cạnh về đạo đức của nhà báo vậy!

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã trở thành lực đẩy để các nhà báo “tăng tốc” cho kịp với tốc độ của thông tin thời “số hóa”. sự “sốt ruột” của một số tờ báo, nhất là báo điện tử trong việc cung cấp thông tin đã khiến không ít những sự kiện bị bóp méo hoặc bị đẩy đi quá xa bản chất của sự kiện.

Sự “sốt ruột” này còn bao hàm cả động cơ “câu view”, làm sao đó để hút về mình lượng truy cập nhiều nhất của bạn đọc nhằm khai thác quảng cáo, đó cũng là mặt trái của câu chuyện đạo đức nghề nghiệp. Khi một sự việc “rẻ tiền” được đẩy lên thành chuyện “hot”, tờ báo ấy có thể thu thêm một ít tiền quảng cáo nhờ vào lượng truy cập của người đọc nhưng các chuẩn mực về đạo đức, cái hồn cốt, tinh tuý của thuần phong mỹ tục dân tộc có thể bôi bẩn.

Cái làn ranh mong manh của đạo đức người làm báo ở đây là việc nhà báo ấy với vai trò là chủ thể phản ánh đang đặt mình ở đâu trong sự kiện, sự việc đang diễn ra. Góc nhìn của anh, tâm thế của anh, tính tư tưởng của anh thế nào khi đứng trước sự kiện, sự việc đó. Tiệm cận càng sát sự thật khách quan là ao ước và là trách nhiệm của người cầm bút.

Nhưng trong cuộc đua tranh về thời gian, sự cạnh tranh về thông tin, không ít người cầm bút đã chọn việc hóng hớt, xào tin, mua bán tin “tiểu ngạch” và trở thành anh hùng bàn phím bất chấp hậu quả.

Phản ảnh như thế nào, liều lượng ra sao trước một sự việc có tính nhạy cảm, điều đó đòi hỏi lương tâm và trách nhiệm của mỗi nhà báo chứ không hẳn hễ thấy cái xấu là đưa tất tật lên báo mới là người “có nghề”. Chuyện đạo đức của nghề báo nhiều khi không hẳn là câu chuyện quá to tát mà nó nằm ngay trong cái cách nhà báo đưa tin. Cũng sự việc ấy, nhưng sao có nhà báo chuyển đến bạn đọc thông điệp ấm áp nhân văn. Ngược lại có nhà báo khai thác ở góc độ khiến cho bạn đọc hoang mang, lạc lối trong cảm xúc lẫn định hướng. 

Ở một khía cạnh khác, không phải “sự thật” nào cũng đưa tất tật lên mặt báo, nhất là vấn đề có tính nhạy cảm như fomosa. Cũng vì quá “sốt ruột” với những thông tin có tính “nhạy cảm” ấy nên không ít báo đã “đoán già đoán non”, thậm chí lấy cả tin của những trang mạng của các cá nhân cuar bọn phản động Việt tân, và những kẻ bất mãn chế độ vội vàng đưa lên mặt báo theo lối suy diễn chủ quan kiểu “thầy bói xem voi” và rất phản động, hại dân hại nước để rồi những hậu quả về lợi ích đại cục, công đồng, quốc gia bị xâm hại: khủng hoảng về nghề cá, nghề du lịch, kinh doanh trong một thời gian dài.

Đưa thông tin lên mặt báo có chọn lọc và có liều lượng hoàn toàn khác với chuyện ém nhẹm thông tin, có những chuyện “tày đình” nhưng vẫn không được đưa lên mặt báo. Không được đưa lên mặt báo không phải từ những rào cản của các nhà quản lý mà đôi khi, chuyện giấu nhẹm ấy lại xuất phát từ động cơ của nhà báo nữa. Đây đó đã có sự “mặc cả” giữa nhà báo và đối tượng tiêu cực. Khi đạo đức nghề nghiệp của nhà báo bị đồng tiền lũng đoạn thì việc giấu nhẹm thông tin đã là điều sai trái rồi, thế nhưng, có những “màu đen” tiêu cực lại biến thành sự “trong sáng” đến khó tin. Câu chuyện về đạo đức nghề báo một lần nữa lại đặt lên bàn cân của sự phán xét.

Sẽ có muôn hình vạn trạng về chuyện đạo đức của nghề báo. Trung thực, dũng cảm, dám xông vào chỗ hiểm nguy nhất… đó là những điều cần có của người làm báo. Tuy nhiên, biết khước từ những cám dỗ đầy mê dụ mới là điều để nhà báo đi trọn con đường của nghề nghiệp mà mình đã chọn. Một nhà báo được gọi là “có đạo đức” phải là người đồng hành cùng nhân dân mình, cùng dân tộc và đất nước mình, biết chia sẻ những vui buồn sướng khổ với đồng bào mình trong cuộc trường chinh thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu để đến đích ấm no, hạnh phúc.

Ps: bài báo NVC có sử dụng tư liệu của một vài đồng nghiệp.

Ảnh: Không liên quan, chỉ dùng để câu vìu.

10 nhận xét:

  1. đúng là qua sự cố biển lần này chúng ta mới thấy báo chí xuất hiện nhiều góc khuất trong ngành báo chí này, có rất nhiều vấn đề bê bối mà chúng ta cần phải giải quyết ngay lập tức không thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. đến khi dùng biện pháp mạnh, tước giấy phép nhà báo của mấy người rồi thì ta mới biết báo chí đang loạn như thế nào, cần đưa báo chí vào quy củ rõ ràng hơn

    Trả lờiXóa
  2. Trong kỷ nguyên số, việc nắm bắt được thông tin nhanh, nóng hổi luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự sống còn của mỗi cơ quan báo chí truyền thông. Tuy nhiên, trong cuộc tranh đua quyết liệt đó, một số nhà báo đã bỏ qua vấn đề “trách nhiệm và lương tâm” nghề nghiệp, khiến vấn đề đạo đức báo chí trở thành tâm điểm bức xúc của dư luận xã hội.Trong môi trường truyền thông hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự lớn mạnh của lực lượng báo chí truyền thông, nhưng cũng nhìn thấy sự phân hóa ngày càng rõ rệt giữa các xu hướng làm báo và các nhóm lợi ích khác nhau trong báo chí

    Trả lờiXóa
  3. Trong thời gian tới, rất cần một bộ tiêu chuẩn đạo đức báo chí phù hợp với Luật Báo chí sửa đổi năm 2016. Bộ Quy tắc đạo đức báo chí này có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn hoặc khuyến khích nhà báo tìm tòi để đi đến một hành động đúng đắn, công bằng, trung thực và nhân đạo.Nên thận trọng trong tất cả các bình luận, xã luận và thể hiện ý kiến... Không nên bác bỏ sự thật, hay cố tình làm méo mó tin tức... Tin về những tai nạn liên quan đến sự mất mát cuộc sống, vô luật pháp, đốt phá v.v.. nên được miêu tả, tường thuật và đặt tít trong điều kiện nghiêm khắc, khách quan và không nên thể hiện một cách nặng nề

    Trả lờiXóa
  4. Thông tin chính xác quan trọng hơn là thông tin đi trước... Mọi phóng viên đều muốn được đưa tin đầu tiên, nhưng điều quan trọng hơn là phải đưa được thông tin chính xác, đúng bản chất sự việc, dù có thể chậm hơn. Ngay cả ở Anh người ta cũng không chấp nhận lý do phải cạnh tranh với đối thủ để lý giải cho việc thiếu kiểm chứng thông tin của nhà báo và tờ báo.Nhà báo cố gắng đảm bảo rằng, thông tin cung cấp được truyền tải một cách trung thực, chính xác và công bằng. đạo đức nghề nghiệp của người làm báo không trừu tượng, mà rất cụ thể, nó có thể tác động trực tiếp đến hạnh phúc hay đổ vỡ của một gia đình hoặc hủy hoại cả một doanh nghiệp, đơn vị. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta rất cần có chỉ số rõ ràng để đánh giá, phân biệt được các bài báo, các tờ báo có trách nhiệm xã hội hay là vì lợi ích cá nhân...

    Trả lờiXóa
  5. qua sự cố về biển lần này ta mới thấy được tất cả các bộ mặt của báo chí nước ta, có bao nhiêu cái đẹp, cái xấu xa được lột tả hết trong một giai đoạn ngắn. và có không ít điều mà chúng ta cần phải bàn luận. mà tiêu biểu nhất là về đạo đức của người làm báo . có những người hết tâm hết sức dành cho nghề, nhưng cũng có những người dùng nghề báo để chuộc lợi bản thân, bán đi cái linh hồn của mình, những trường hợp đó cần phải bị tước bỏ thẻ nhà báo để chúng không còn có tiếng nói gì nữa

    Trả lờiXóa
  6. Thaibinhquetoi23421:06 12/8/16

    Một nhà báo chân chính là phải có trách nhiệm với bài viết, thông tin truyền tải, phải định hướng cho cộng đồng để mọi người phải sống tốt hơn, tuân thủ pháp luật, đối với cái xấu thì phải dũng cảm đấu tranh để triệt tiêu nó. Đáng tiếc thời nay một bộ phận báo chí đã bị tha hóa, biến chất nghiêm trọng, những tên này đã và đang làm xấu đi bộ mặt báo chí nước nhà

    Trả lờiXóa
  7. Hagiang83621:14 12/8/16

    Hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường thì một số nhà báo đã bị tha hóa, biến chất, vì đồng tiền mà sẵn sàng bán rẻ lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, xuyên tạc, đưa tin sai sự thật nhằm mục đích trục lợi. Sau khi xảy ra vụ Formosa, một số tên lều báo cũng đã lợi dụng tình hình để đưa tin xuyên tạc, bịa đặt làm cho tình hình thêm rối ren, phức tạp, những hành vi này đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp và phải bị lên án quyết liệt

    Trả lờiXóa
  8. Hoabinh03020021:18 12/8/16

    Đối với những vấn đề có tính nhạy cảm như vụ việc Formosa, một số nhà báo đã vội vàng đưa tin, không cần xác minh đúng sai, tính chính xác của thông tin mà đã vội vã đưa tin để lấy thành tích, đảm bảo tính thời sự, hành vi trên đã vô tình tiếp tay cho lũ phản động Việt Tân để chúng vào xuyên tạc, chửi bới chế độ, kích động quần chúng nhân dân

    Trả lờiXóa
  9. Thaibinh02340021:21 12/8/16

    Thời nay một bộ phận báo chí chỉ quan tâm đến lợi nhuận, đưa tin bài bừa bãi, xuyên tạc nhằm mục đích giật tít, câu kéo người đọc rồi thu lợi nhuận từ việc quảng cáo. Hành vi đăng tin bài bữa bãi trên đã và đang vi phạm nghiêm trọng đạo đức báo chí, làm cho người đọc trở nên hoang mang, không biết tin vào đâu khi tình trạng báo mạng đang nhiễu loạn như hiện nay

    Trả lờiXóa
  10. Bacgiang19021:26 12/8/16

    Đáng buồn cho thực trạng báo chí nước nhà hiện nay, làm báo mà không cần quan tâm đến tính chính xác, khách quan của thông tin mà chỉ lo giật tít, câu view, thậm chí còn bịa đặt, xuyên tạc thông tin, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Đối với những vấn đề thời sự, nhạy cảm, chúng tranh thủ cơ hội để xuyên tạc, bịa đặt thông tin, làm cho người đọc lo lắng, vô hình chung đã tiếp tay cho lũ rận chủ để chúng chửi bới chính quyền, nói xấu chế độ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog