Chia sẻ

Tre Làng

XUA TÀU CÁ VÀO VÙNG TRANH CHẤP: MỘT KIỂU CHIẾN TRANH "NHÂN DÂN TRÊN BIỂN" CỦA TRUNG QUỐC

Khoai@

Lần đầu tiên, một đội tàu đông đảo với 230 tàu cá của Trung Quốc ngang nhiên, ồ ạt tiến vào vùng biển tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Sensaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Dưới con mắt nhiều người, đây là một kiểu "chiến tranh nhân dân trên biển" của Trung Quốc.

Tờ Japan Times thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 6/8/16 loan tin rằng 230 tàu cá Trung Quốc với sự hộ tống của sáu tàu tuần duyên được trang bị vũ khí đã tiến vào vùng biển Sensaku.

Ông Kenji Kanasugi, Cục trưởng Cục Hải dương và châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, nói: "Đây là hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng không thể chấp nhận được".

Sự việc buộc Tokyo phải triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối. 

Trước đó, hôm 5/8/16, tám tàu cá và tàu tuần duyên Trung Quốc chớp nhoáng tiến vào vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama đã nói với Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Cheng Yonghua rằng các tàu tuần duyên Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Nhật Bản và hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Leo thang thêm một bước, Bắc Kinh tiếp tục huy động 230 tàu cá ồ ạt tiến vào vùng tranh chấp này.

Một số chuyên gia cho rằng, đây là một động thái khiêu khích của Trung Quốc, và cũng nhằm thể hiện sức mạnh răn đe với các nước láng giềng, sau khi tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện của Philippines. 

Được biết, hành động xua cùng lúc nhiều tàu cá ồ ạt xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải nước khác không phải bây giờ mới diễn ra. Trước đó Trung Quốc cũng có động thái tương tự khi đưa hàng ngàn tàu cá ồ ạt kéo xuống biển Đông, vào vùng lãnh hải của Việt Nam. 

Đây cũng được coi là một kiểu "chiến tranh nhân dân" - một khái niệm vốn chỉ quen dùng cho các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc - mà một số quan chức phái diều hâu Trung Quốc vẫn ngông nghênh tuyên bố. Ngoài ý nghĩa khiêu khích, động thái này cũng được coi như một chiêu thăm dò phản ứng của các nước, đồng thời cũng là dịp thử nghiệm, "tập dượt" cho một hình thức chiến tranh xâm lược mới của Trung Quốc thời Tập Cận Bình.

18 nhận xét:

  1. sử dụng nhân dân như một công cụ của những kẻ cầm quyền Bắc Kinh! đúng là chỉ có Tàu khựa mới có thể làm được những việc vô liêm sỉ như vậy. Xua dân vào những chỗ tranh chấp nhằm thăm dò phản ứng của các nước, Bắc Kinh xem tính mạng người dân là gì? dân chỉ là những con tốt trên bàn cờ của những kẻ chóp bu thôi sao?

    Trả lờiXóa
  2. Chính phủ Trung Quốc thật hè hạ. Xua tàu cá của nhân dân ra vùng tranh chấp để khiêu khích Nhật Bản đồng thời thăm dò quan điểm của phía Nhật Bản. Thiết nghĩ, Nhật Bản cần phải bình tĩnh trước hành động của Trung Quốc, không để mắc bẫy của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  3. "Lần đầu tiên, một đội tàu đông đảo với 230 tàu cá của Trung Quốc ngang nhiên, ồ ạt tiến vào vùng biển tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Sensaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư". Hành động này của Trug Quốc là một hành động ngang ngược, khiêu khích và làm cho tình hình tranh chấp ở đảo Sensaku trở nên căng thẳng.

    Trả lờiXóa
  4. chỉ có Trung quốc mới có kiểm đưa người dân của mình ra làm lá chắn trên biển đông, không quan tâm đến sự an toàn của nhân dân thì đúng chỉ có Tàu khựa mới làm được như vậy. một hành động ngang ngược của Trung quốc . chính trung quốc cũng không tôn trọng người dân của mình thì mong sao được sự tôn trọng của trung quốc với nước khác được cơ chứ. trung quốc đang tung ra con bài lừa để Nhật có thể mắc bẫy, nhưng Nhật bản cũng rất tỉnh trong tình huống này

    Trả lờiXóa
  5. Hành động xua tàu cá vào vùng biển đang có tranh chấp của Trung Quốc là một điều không thể chấp nhận được. Nó không khác nào hành độngđơn phương làm leo thang căng thẳng, hành động khiêu khích từ phía chính quyền Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền vùng biển. Chúng ta cật lực lên án và phản đối hành động này.

    Trả lờiXóa
  6. Mang 230 tàu cá của ngư dân vào vùng biển đang xảy ra tranh chấp là một kiểu "chiến tranh nhân dân trên biển" của Trung Quốc. Đây là hành động khiêu khích của Trung Quốc trước phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện của Philippin. Ngoài ý nghĩa khiêu khích, động thái này cũng được coi như một chiêu thăm dò phản ứng của các nước, đồng thời cũng là dịp thử nghiệm, "tập dượt" cho một hình thức chiến tranh xâm lược mới của Trung Quốc thời Tập Cận Bình.

    Trả lờiXóa
  7. Bangtuyetnhietdoi22:16 7/8/16

    Lấy nhân dân ra lam bình phong, làm bia đỡ đạn là một hành động không thể hèn hạ hơn của phía Trung Quốc. Đây là một động thái khiêu khích của Trung Quốc, và cũng nhằm thể hiện sức mạnh răn đe với các nước láng giềng. Và hành động này không phải lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng. Cộng đồng quốc tế cần len án mạnh mẽ hành động bất hopự pháp này của phía Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  8. Hungyen363622:22 7/8/16

    Hành động xua 230 tàu cá vào vùng biển tranh chấp của Trung Quốc là một hành động ngang ngược, khiêu khích và làm cho tình hình ở khu vực đảo Sensaku trở nên căng thẳng. Bên cạnh đó, hành vi này cũng là một nước cờ thăm dò của phía Trung Quốc với thái độ của các nước về tình hình biển Đông. Vì vậy chúng ta cần bày tỏ rõ quan điểm phản đối hành động này của Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  9. Hoabinh023422:31 7/8/16

    Điều động tàu cá của nhân dân ra làm lá chắn để xâm phạm vùng biển đang có tranh chấp là hành động bỉ ổi của Trung Quốc. Người dân thì bị lợi dụng để phục vụ cho mục đích chính trị quân sự mà không hề được quan tâm tới an toàn tính mạng. Đang thương cho một đất nước mà người dân bị chính phủ che mắt lợi dụng

    Trả lờiXóa
  10. Hành động xua cùng lúc nhiều tàu cá ồ ạt xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải nước khác không phải bây giờ mới diễn ra. Trước đó Trung Quốc cũng có động thái tương tự khi đưa hàng ngàn tàu cá ồ ạt kéo xuống biển Đông, vào vùng lãnh hải của Việt Nam. Đây cũng được coi là một kiểu "chiến tranh nhân dân" - một khái niệm vốn chỉ quen dùng cho các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc - mà một số quan chức phái diều hâu Trung Quốc vẫn ngông nghênh tuyên bố. Một hành động rất ngang ngược và vần bị lên án của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  11. Trung quốc ngày càng mạnh động và leo thang trong cuộc chiến bênển đảo cả mình. Vẫn là chiêu trò "chiến tranh nhân dân" khi huy động hàng loạt tàu cá tiến vào vùng biển tranh chấp. Ngoài ý nghĩa khiêu khích, động thái này cũng được coi như một chiêu thăm dò phản ứng của các nước, đồng thời cũng là dịp thử nghiệm, "tập dượt" cho một hình thức chiến tranh xâm lược mới của Trung Quốc thời Tập Cận Bình.

    Trả lờiXóa
  12. Hành động ngang ngược không xem luật pháp quốc tế ra gì của lũ Tàu khựa. Đây là một động thái thăm dò phản ứng của các nước làng giềng đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc khi chúng thực hiện "chiến tranh nhân dân trên biển" bằng cách huy động nhiều tàu cá vào vùng biển tranh chấp để đánh bắt.

    Trả lờiXóa
  13. Một đội tàu đông đảo với 230 tàu cá của Trung Quốc ngang nhiên, ồ ạt tiến vào vùng biển tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Sensaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đây là một kiểu "chiến tranh nhân dân trên biển" của Trung Quốc, một hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với Nhật Bản, đây cũng không phải là lần đầu Trung Quốc có những động thái kiểu này, chúng muốn xem phản ứng của các nước tranh chấp như thế nào cũng như là một bước tập dượt cho một hình thức chiến tranh xâm lược mới của Trung Quốc thời Tập Cận Bình.

    Trả lờiXóa
  14. cái kiểu xua tàu cá của ngu dân vào vùng tranh chấp là cách làm mà lâu nay trung quốc vẫn hay sử dụng, trung quốc muốn sử dụng chiêu bài chiến tranh nhân dân hòng lấy được những gì mình mong muốn, nhưng cái cách hèn mọn này sẽ chẳng được như ý của chúng đâu, cái cách giải quyết vấn đề chủ quyền bằng lấn áp thế này sẽ càng làm cho tình hình thêm căng thẳng mà thôi, rồi mọi chuyện sẽ không thể kiểm soát được. chiêu bài của trung quốc sẽ bị vô hiệu hóa nếu như Nhật Bản vẫn giữ được sự kiên định của mình. một bài thử khôn ngoan nhưng Trung quốc chỉ nhận được ánh mắt khinh thường từ những người khác

    Trả lờiXóa
  15. Sự ngông cuồng này chỉ làm cho chính trị không chỉ 2 nước Nhật Bản và Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn mà nó còn cho thấy được sự coi thường luật pháp quốc tế của họ. Tập Cận Bình ngày càng làm xấu đi Trung Hoa với Thế giới chỉ vì cái gọi là kế hoạch bá chủ thế giới của mình. Điều đó sẽ không bao giờ thành công mà nó sẽ gây ra hậu quả là Trung Quốc tự bị cô lập và thiêu trụi mình mà thôi.

    Trả lờiXóa
  16. Chắc chắn Trung Quốc sẽ áp dụng chiến thuật này đối với vùng biển Việt Nam, Trung Quốc sẽ điều đội quân nhân dân ra biển để hoạt động để tranh gianh biển đông vì thế chúng ta cũng cần phải có biện pháp để xua đuổi các tàu cá của Trung Quốc và bảo vệ vững chắc chủ quyền của chúng ta.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog