Chia sẻ

Tre Làng

Nhà máy Đạm Ninh Bình: 5 NĂM KHỐN KHỔ VỚI PHÍA ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC

Nhà máy Đạm Ninh Bình: 5 năm khốn khổ với phía Trung Quốc

Dù đã hoàn thành từ năm 2012, nhưng dự án đạm Ninh Bình 12.000 tỷ sử dụng nhà thầu Trung Quốc vẫn tiếp tục gánh chịu nhiều rắc rối và hậu quả từ đối tác Trung Quốc.

5 năm 11 lần đàm phán

Tập đoàn hóa chất Việt Nam (VinaChem) báo cáo tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về xây dựng kế hoạch năm 2017. Trong đó, có đề cập đến những vướng mắc đang tồn tại ở dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình 12.000 tỷ.

Theo VinaChem, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2012. Chủ đầu tư nhận bàn giao quyền vận hành từ nhà thầu EPC vào ngày 24/9/2012 nhưng đến nay chưa quyết toán được gói thầu EPC (thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công) dẫn đến chưa quyết toán dự án hoàn thành.

Từ đầu năm 2014 đến nay, tập đoàn hóa chất Việt Nam và nhà thầu HQC Trung Quốc đã tiến hành đàm phán 11 đợt để giải quyết các tồn tại của Hợp đồng EPC và bồi thường thiệt hại của nhà thầu do không đạt yêu cầu trong hợp đồng EPC.

Dự án đạm Ninh Bình 12.000 tỷ vẫn chưa giải quyết xong rắc rối với nhà thầu Trung Quốc.

Kết thúc đợt đàm phán cấp cao tổ chức từ ngày 14/6/2016 đến ngày 17/6/2016 về cơ bản phương án giải quyết các tồn tại của dự án được hai bên đề xuất và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền của mỗi bên để đưa ra quyết định cuối cùng.

Một số tồn tại vẫn chưa được giải quyết dứt điểm bao gồm: Thời gian chậm tiến độ thực hiện hợp đồng. Các thay đổi trong quá trình thi công liên quan đến thay đổi kết cấu, vật liệu cấu kiện sử dụng trong thi công, thiết bị của dự án, hồ sơ thiết bị… Nhà thầu cam kết sẽ cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan cho chủ đầu tư trước ngày 25/6/2016 nhưng tính đến thời điểm 5/9/2016 nhà thầu vẫn chưa cấp đủ.

Hồ sơ dự án, tài liệu hoàn công, báo cáo cuối cùng, nhà thầu cam kết sẽ cung cấp cho chủ đầu tư trước ngày 25/6/2016 tuy nhiên đến nay chủ đầu tư vẫn chưa nhận được.

Theo quy định về quyết toán dự án hoàn thành, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã có văn bản yêu cầu nhà thầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tài liệu quyết toán gói thầu EPC dự án đạm Ninh Bình đến nay chưa nhận được văn bản trả lời của nhà thầu.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết, sẽ tiếp tục rà soát các nội dung còn tồn tại để thanh quyết toán hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc về dự án Đạm Ninh Bình, đồng thời chuẩn bị các nội dung sau đàm phán cấp Tổng giám đốc để trình cấp có thẩm quyền Việt Nam xin ý kiến chỉ đạo.

Thua lỗ lại xin ưu đãi

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình - đơn vị vận hành nhà máy, năm 2013 công ty thua lỗ 906 tỷ đồng, năm 2014 lỗ 738 tỷ đồng, năm 2015 số lỗ là 592 tỷ đồng. Đến năm 2016, nhà máy này cũng không khá khẩm hơn khi nửa đầu năm đã lỗ tới 456 tỷ đồng.

Như vậy, từ 2013 đến nay, nhà máy này đã lỗ tổng cộng 2.700 tỷ đồng. Công ty này thừa nhận tình hình tài chính đang lâm cảnh rất khó khăn, dòng tiền phục vụ sản xuất và trả nợ luôn trong tình trạng thiếu hụt.

Trong báo cáo mới nhất, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng đã đưa ra hàng loạt kiến nghị như đưa phân bón Ure vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất là 0%, giảm giá bán than cho sản xuất phân bón bằng 80% giá hiện nay…

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình của Ngân hàng phát triển Việt Nam thành vốn góp Nhà nước tại Tập đoàn để giảm hệ số lãi vay. Số tiền là hơn 2.700 tỷ đồng.

“Trong trường hợp không được chuyển nợ vốn vay thành vốn nhà nước đầu tư nêu trên, đề nghị cho phép khoanh nợ khoản vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian 5 năm, từ 2016-2020”, Vinachem kiến nghị và ra thêm điều kiện là “không trả nợ gốc và không tính lãi vay phát sinh trong 5 năm.

Với khoản vay Trung Quốc, Vinachem cũng kiến nghị tương tự, tức được khoanh nợ khoản vay trong thời gian 5 năm từ 2016-2020 và không trả nợ gốc, không tính lãi vay phát sinh trong 5 năm.

Đáng chú ý, Vinachem kiến nghị thêm, trước mắt trong thời gian xem xét thì cho phép được giảm lãi suất đối với toàn bộ dư nợ gốc vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho dự án đạm Ninh Bình (hơn 371 tỷ đồng). Đồng thời Vinachem cũng mong muốn Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện vốn tại các ngân hàng thương mại như BIDV, Vietcombank, VietinBank… tiếp tục cho đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Mới đây, trong chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành vào ngày 13/9.

Tại buổi hội đàm, dự án đạm Ninh Bình cũng là 1 trong 3 dự án được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề cập vì các vướng mắc với nhà thầu Trung Quốc. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Bộ Thương mại Trung Quốc tích cực phối hợp, chỉ đạo các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang là tổng thầu EPC một số dự án như Nhà máy đạm từ than cám Ninh Bình, Dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 và Dự án Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư Việt Nam giải quyết các vướng mắc, tồn tại các dự án nêu trên.

Lương Bằng

9 nhận xét:

  1. Việc Doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm Doanh nghiệp Việt có thể nhận thấy một điều, bên cạnh một Doanh nghiệp Trung Quốc với tiềm lực lớn, và thừa “thủ đoạn” trên thương trường là một DN Việt non nớt, thiếu kinh nghiệm… Đặc biệt, có một nguyên nhân khiến nhiều thương hiệu Việt dễ bị DN nước ngoài thâu tóm, chiếm lĩnh ngay tại thị trường trong nước là do năng lực cạnh tranh thấp. Khi nói đến khả năng cạnh tranh chính là nói đến việc đầu tư nguồn lực kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường và các hoạt động marketing. Tuy nhiên, dường như việc nghiên cứu thị trường vẫn là điều xa xỉ với Doanh nghiệp Việt nam.

    Trả lờiXóa
  2. Có cái hay là cứ cái gì liên quan đến Trung Quốc là y rằng cứ lằng nhằng mãi không xong, lỗ như thế thì đến bao giờ mới thoát ra khỏi khó khăn đây

    Trả lờiXóa
  3. Hiện nay, số lượng nhà máy, doanh nghiệp của nước ta có liên quan đến nhà đầu tư Trung Quốc còn quá nhiều. Mà đã liên quan dến Trung Quốc thì có việc gì là suôn sẻ. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu thật kĩ càng, xem xét thị trường thật chuẩn xác để tránh rơi vào bẫy kinh tế của Trung Quốc. Các doanh nghiệp cứ đội vốn lên đến cả chục nghìn tỷ rồi là quay ra cầu cứ Nhà nước. Chơi với TQ chả khác nào đùa với lửa

    Trả lờiXóa
  4. Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam phải nhận những quả đắng từ những gói thầu giá rẻ do Trung Quốc làm rồi. Giá họ đưa ra rẻ thật đấy, nhưng họ làm ăn gian dối, bán công nghệ lạc hậu, rồi làm chậm chạp, đội vốn còn hơn khi làm với Nhật, Hàn ...

    Trả lờiXóa
  5. Đây chứng minh một điều là sự nhu nhược tinh thần và kém cỏi về nhận thức của người làm chính sách,dân ta có câu chọn bạn mà chơi...chọn nơi mà gửi. Đằng này vì "16 chữ vàng,tinh thần 4 tốt" mà ưu tiên cho"đồng chí" hậu họa thì dân chịu kêu ai??? Này mách nhỏ mang "16 chữ vàng và 4 tốt" ra mà khấn...bùa hộ mệnh đấy. Ngu thì chết chứ kêu nỗi gì.

    Trả lờiXóa
  6. Đây chứng minh một điều là sự nhu nhược tinh thần và kém cỏi về nhận thức của người làm chính sách,dân ta có câu chọn bạn mà chơi...chọn nơi mà gửi. Đằng này vì "16 chữ vàng,tinh thần 4 tốt" mà ưu tiên cho"đồng chí" hậu họa thì dân chịu kêu ai??? Này mách nhỏ mang "16 chữ vàng và 4 tốt" ra mà khấn...bùa hộ mệnh đấy. Ngu thì chết chứ kêu nỗi gì.

    Trả lờiXóa
  7. Trong các cuộc đàm phán, làm ăn tại sao Việt Nam luôn bị Trung Quốc bắt nõn, bắt chẹt. Chẳng phải là chúng ta đã hiểu rõ quy định nhưng vì lợi ích nhỏ nhoi trước mắt mà chúng ta tự chuốc rắc rối cho một chuối dài sau này sao. Chúng ta vẫn chưa có được ý thức phát triển bền vững, vẫn tư tưởng tiểu nông ăn xổi nên đành phải chấp nhận chịu thiệt trước đối tác lâu năm Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  8. Nhà máy đạm Ninh Bình trong vài năm gần đây liên tục rơi vào tình trạng khó khăn nguyên nhân một phàn là do hợp tác với nhà đầu tư Trung Quốc, việc vướng vào các vấn đề trong thòa thuận hợp tác đầu tư làm cho hoạt động của Nhà máy gặp khó khắn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog