Chia sẻ

Tre Làng

Thủ Tướng: ĐÓNG CỬA SIÊU THỊ NẾU TIÊU THỤ SẢN PHẨM KHÔNG AN TOÀN

Thủ Tướng: "Đóng cửa siêu thị nếu tiêu thụ các sản phẩm không an toàn"

(PL+) - Sáng 27/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về kết quả thực hiện Chỉ thị 13 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong an toàn thực phẩm (ATTP).

Sau hơn 3 tháng triển khai Chỉ thị 13 của Thủ tướng, Hà Nội đã kiểm tra đột xuất gần 700 cơ sở, phát hiện 176 cơ sở vi phạm và xử lý 170 cơ sở, phạt tiền trên 1 tỷ 438 triệu đồng.

Báo cáo với Thủ tướng, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, vào đầu tháng 12 năm nay, 5 xe chuyên dụng nhập khẩu từ Mỹ sẽ về đến Việt Nam, có thể test nhanh tất cả các rau củ quả, thực phẩm. Khi đó, Hà Nội sẽ thành lập các đội phản ứng nhanh để thực hiện công tác quản lý ATTP hiệu quả.

Hà Nội cũng sẽ phối hợp với các đơn vị tư nhân, sử dụng các phòng xét nghiệm thực phẩm nhanh, kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng mất ATTP trên địa bàn.

Nghe báo cáo của Hà Nội về việc giao phó chủ tịch cấp quận, huyện kiểm tra ATTP một lần/2 tuần, chủ tịch xã, phường, thị trấn kiểm tra một lần/tuần, còn phó chủ tịch thì kiểm tra hai lần/tuần, Thủ tướng đánh giá cao công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát của Hà Nội và cho rằng đây là kinh nghiệm tốt cần nhân rộng ra cả nước.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, những kết quả Hà Nội đạt được mới chỉ là bước đầu. Về tổng thể thì người dân thành phố vẫn chưa hoàn toàn yên tâm với chất lượng thực phẩm hiện nay.

Do đó, Thủ tướng đề nghị Hà Nội cần tiếp tục phân công, phân nhiệm các đầu mối trực thuộc để thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị 13 theo hướng làm rõ trách nhiệm các cá nhân, đơn vị; kiên quyết không để tình trạng “cha chung không ai khóc” trong quản lý ATTP. “Lò mổ nhỏ lẻ mất vệ sinh trên địa bàn phường thì ông chủ tịch phường có biết không? Chắc chắn là biết nhưng ông có xử lý không? Vì sao không xử lý?”, Thủ tướng nêu ví dụ và cho rằng phải làm rõ trách nhiệm của chủ tịch phường về vấn đề này.

“Phải chỉ đạo quyết liệt việc quản lý thức ăn đường phố, phân cấp và giao trách nhiệm cho UBND phường để quản lý thức ăn đường phố tốt hơn… Một số cửa hàng bánh mì cũng phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo ATTP cho nhân dân. Nếu người dân ăn bánh mì của cửa hàng A, hiệu B mà đau bụng gây ngộ độc thì phải điều tra xử lý chủ cửa hàng bánh mì đó. Phải làm rõ trách nhiệm như vậy, không để tình trạng vô trách nhiệm với dân”, Thủ tướng chỉ đạo.

Cùng với việc làm tốt công tác thanh, kiểm tra, Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo Hà Nội cần thông tin kịp thời đến người tiêu dùng các cơ sở cung cấp thực phẩm an toàn và mất an toàn; tiếp tục xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm sạch cho thành phố. Cùng với đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở “nóng” về ATTP. “Các đồng chí phải mở các đợt kiểm tra ATTP cao điểm ở các chợ, siêu thị trong thời gian tới. Cần thiết có thể đóng cửa siêu thị nếu siêu thị tiêu thụ các sản phẩm không an toàn, làm rõ trách nhiệm của các chủ siêu thị”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đồng ý giao thành phố nghiên cứu, thành lập mô hình lực lượng phản ứng nhanh để xử lý ATTP; giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hà Nội xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGap để cung cấp cho người dân Thủ đô.

Trước đó, vào sáng sớm cùng ngày, Thủ tướng đã kiểm tra đột xuất công tác quản lý ATTP tại chợ đầu mối Long Biên và xã chuyên canh rau Văn Đức. Thủ tướng lưu ý bà con tiểu thương tại chợ đầu mối Long Biên cần quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng, sức khỏe của thế hệ tương lai con cháu chúng ta, chủ động nói không với thực phẩm, rau củ quả không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc

Khánh Chi

10 nhận xét:

  1. Lê Huy Vũ21:52 28/9/16

    vấn đề an toàn thực phẩm giờ đây luôn là đề tài nóng hủi, chỉ vì lợi nhuận, chỉ vì tiền mà con người sẵn sàng hạ độc chính đồng loại của mình bằng những loại thực phẩm bẩn. cái bản chất làm mọi cách để kiếm tiền của giai cấp tư sản lại len lỏi trong một chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta. chính quyền cần siết chặt hơn quản lý hàng tiêu dùng, để người dân Việt Nam được hưởng một cuộc sống sạch thật sự, không để những tên hám tiền này kiếm lợi bằng cách làm hại người khác được

    Trả lờiXóa
  2. Nếu siêu thị nào mà còn bán sản phẩm của URC, hay bất cứ một sản phẩm không rõ nguồn gốc, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng thì coi như tự sát.vì tất cả người tiêu dùng hiện nay đều tẩy cháy các sản phẩm của bọn này,vậy cửa hàng nào đồng lõa không những không bán được sản phẩm mà còn bị tẩy chay luôn.bây giờ có nhiều siêu thị chứ không còn độc quyền như ngày xưa.nếu không coi "khách hàng là thượng đế" thì sập tiệm là điều không tránh khỏi

    Trả lờiXóa
  3. Những lời khuyên của thủ tướng chính phủ: Các đồng chí phải mở các đợt kiểm tra ATTP cao điểm ở các chợ, siêu thị trong thời gian tới. Cần thiết có thể đóng cửa siêu thị nếu siêu thị tiêu thụ các sản phẩm không an toàn, làm rõ trách nhiệm của các chủ siêu thị. Thủ tướng lưu ý bà con tiểu thương tại chợ đầu mối Long Biên cần quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng, sức khỏe của thế hệ tương lai con cháu chúng ta, chủ động nói không với thực phẩm, rau củ quả không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc

    Trả lờiXóa
  4. Qua rồi cái thời kỳ làm ăn chụp giật,dối trá. Bây giờ làm ăn càng thật càng tồn tại, đặc biệt trong ngành bán lẻ. Khách hàng chấp nhận anh đi buôn là có lãi, nhưng nếu anh bịp bợm, buôn bán gian dối thì coi như anh tự giết mình. BigC cũng đã một thời lao đao vì sự cố rau hay nho có dán tem trung quốc. Càng ngày việc kiểm soát an toàn thực phẩm càng chặt chẽ, nên các siêu thị cũng cần phải cân nhắc nhiều hơn. Đừng vì cái lợi trước mắt mà mất đi cả danh tiếng bao năm gây dựng.

    Trả lờiXóa
  5. Xem ra chúng ta đang đấu tranh thực sự cho công cuộc chống mất an toàn vệ sinh thực phẩm, không chỉ có thông báo trên mà sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kiểm tra đột xuất công tác quản lý an toàn thực phẩm tại Chợ đầu mối Long Biên và xã chuyên canh rau Văn Đức. Thủ tướng lưu ý bà con tiểu thương tại Chợ đầu mối Long Biên cần quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng, sức khỏe của thế hệ tương lai con cháu chúng ta, chủ động nói không với thực phẩm, rau củ quả không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc. Chỉ cần chính quyền và nhân dân đồng lòng, không gì là không thể

    Trả lờiXóa
  6. Không chỉ vậy mà chúng ta còn phải phải làm rõ trách nhiệm của chính quyền cơ sở; các cơ sở kinh doanh phải nêu rõ nguồn gốc sản phẩm, có địa chỉ, điện thoại cụ thể để thuận lợi cho việc giám sát; các chủ sản xuất phải có đủ phương tiện theo đúng tiêu chuẩn để vận chuyển, bảo quản thực phẩm; bảo đảm an toàn lao động; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người buôn bán, nuôi trồng có kiến thức, chứng chỉ về VSATTP mới được kinh doanh; đầu tư cho trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra ATTP; cần ban hành những chế tài mạnh để bảo đảm tính răn đe, nếu cơ sở vi phạm nhiều lần sẽ bị cấm kinh doanh thực phẩm vĩnh viễn; đổi mới công tác tuyên truyền VSATTP nhằm tạo chuyển biến rõ rệt về ý thức của người sản xuất, kinh doanh; đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác quản lý ATTP; xây dựng hệ thống cung cấp thực phẩm sạch. Như vậy thì mới mong giải quyết triệt để được vấn nạn này.

    Trả lờiXóa
  7. Đã đến lúc chúng ta cần giải quyết triệt để vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, tuy nhiên để bảo đảm ATTP đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đất nước và sự quyết tâm của nhân dân. Chúng ta cần làm rõ trách nhiệm của các chủ thể, nhất là trách nhiệm của người sản xuất, trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương… Đặc biệt là trách nhiệm giám sát của các cấp, ngành, cơ quan dân cử để tạo ra sự chuyển biến đồng bộ trong bảo đảm VSATTP. Chứ không phải cứ cái gì cũng cấm. Có cầu thì ắt có cung thôi

    Trả lờiXóa
  8. Nay nhà nước đã có một hệ thống chế tài đủ mạnh, truyền thông và các cơ quan, đoàn thể, người tiêu dùng,... cần chung tay đấu tranh với thực phẩm bẩn mới mong tạo được hiệu ứng, đạt được một hiệu quả mong muốn nhất định. Đây là giải pháp trước mắt. Về lâu dài, khi nhận thức của cộng đồng được nâng lên, cùng với sự thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung hóa, thị trường hóa, sẽ đẩy lùi dần những thói quen, nếp nghĩ, lối hành xử kiểu tiểu nông thiếu lành mạnh trong sản xuất nông nghiệp, giúp nâng cao khả năng kiểm soát vấn đề ATVSTP một cách hiệu quả và bền vững hơn.

    Trả lờiXóa
  9. Cần lắm những lần kiểm tra đột xuất của các lãnh đạo như lần bác Nguyễn Xuân Phúc làm ở Long Biên vừa rồi. Sức khỏe là vấn đề sống còn của mỗi dân tộc, bản thân mỗi người dân chúng ta phải ý thức được điều đó, đặc biệt là những người tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra thực phẩm. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được sự trẻ hóa của căn bệnh ung thư.

    Trả lờiXóa
  10. Ôi xời! Trên đường từ nhà đến cơ quan! Sáng nào cũng thấy các bà cong mông lên rửa rau bằng nước chết! Hỏi các bà " rau này chắc chị đem về cho heo ăn? Mấy bà nói " bán cho mấy siêu thị chứ heo nào ăn". Đến rau có 1-2 đồng thui mà siêu thị đã ko màng gì đến tính mạng người tiêu dùng thì nói gì đến các thứ khác! May mà nhà mình có vac tự cung tự cấp chứ không thì die lâu :'(

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog