Chia sẻ

Tre Làng

Hãy là chính mình

Nhà báo ơi, ta về ta tắm ao ta!

Chưa khi nào có nhiều nhà báo bị xử lý như hiện nay. Google thì ngập thông tin như Hai nhà báo viết về vụ PMU18 bị bắt, Vụ khủng hoảng báo chí hậu PMU18 , Hai nhà báo chuyên viết đấu tranh chống tham nhũng bị bắt , Một nhà báo bị khởi tố, Vụ phóng viên Hoàng Linh,Khởi tố và bắt tạm giam nhà báo tống tiền…Họ thậm chí là những cái tên vô cùng nổi tiếng trong làng báo như Kim Quốc Hoa, Đỗ Hùng, Lê Bình, Nguyễn Như Phong... Đáng lo hơn xuất hiện ngày càng nhiều nhà báo sau khi bị xử lý hình sự, bị xử phạt hành chính, bị tước thẻ hành nghề ngả hẳn sang thành “zận chủ”, hành nghề xin phân (fund) từ nước ngoài chống Nhà nước chuyên nghiệp như, Nguyễn Vũ Bình, Cô gái Đồ Long,Trương Duy Nhất, Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Thị Đoan Trang, Mai Phan Lợi…. Vì đâu nên nỗi?

Phải chăng Nhà nước đang có chiến dịch đàn áp báo chí?

Phần lớn nhà báo bị xử lý là lợi dụng nghề nghiệp mà vi phạm pháp luật. Chưa kể những thông tin bên lề về vô khối nhà báo bất lương lợi dụng vị trí để tống tiền doanh nghiệp, vụ lợi, bẻ cong ngòi bút…chưa bị công an xử lý nhưng gây nhức nhối dư luận.

Thực ra chỉ một số ít trường hợp bị xử lý hình sự, mất nghề chuyển hẳn sang lề trái, chống chính quyền như Trương Duy Nhất, Huỳnh Ngọc Chênh, Đoan Trang… giờ không khác gì đám nói nhảm trên mạng mà dân mạng gọi là zận chủ, cách hoạt động của họ bây giờ khiến chính đồng nghiệp cũng phải ủng hộ đáng bị xử lý và gây phản cảm về thời họ “bị” gọi là nhà báo, hoen ố danh xưng “nhà báo”. Còn phần lớn nhà báo sau khi bị xử lý đều không kêu ca được vào đâu. Nói như ngôn ngữ vô học, hằn học, khiêu khích, châm chọc của đám zận chủ trên mạng là “không ẳng lên được” tiếng nào.

Thậm chí dư luận đang lo ngại, đã đến lúc Nhà nước nên gấp rút “quy hoạch” lại báo chí, không thể để bùng nổ, mất kiểm soát, tự do kiểu vô chính phủ, không theo thứ tiêu chuẩn “dân chủ, văn minh” nào như hiện nay. Nghề báo đang trở thành “nghề khủng bố” doanh nghiệp, chính trị gia, xã hội với những thông tin thương mại, rẻ tiền, cướp-giết-hiếp, giật tít bóp méo sự thật, câu view, đưa tin dễ dãi từ nguồn lá cải phương Tây, đưa tin không cần kiểm chứng nên cứ lộn tung phèo, sau lại đính chính như cái chợ trời… Chưa khi nào báo chí mất uy tín và người dân xem thường “chất lượng tin tức” từ báo chí như hiện nay. Chưa bao giờ ngành quản lý báo chí là Bộ 4T vừa thấy tất bật, vừa thấy bất lực…trong thực hiện chức trách của mình như hiện nay. Chưa khi nào người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức…lại nơm nớp sợ báo chí phản ánh đến mình (dù khen, dù chê, dù đưa tin) như hiện nay.

Phải chăng báo chí xứ Việt đang gần tiến tới đích là báo mạng thời facebook?. Nhân loại đang lo sợ các giá trị “dân chủ, nhân quyền” mà Phương Tây khai hóa cho các nước mang văn hóa phương Đông như thế nào thì cũng lo ngại, bất lực trước khuynh hướng tự do báo chí phương tây kiểu …chợ trời như thế ấy.

Nước Việt Nam thuần văn hóa phương Đông với cơ sở hạ tầng “văn minh lúa nước”, dù có điều kiện thuận lợi tiếp xúc, giao thoa với văn hóa, giá trị Tây phương, nhưng nếu để bị đánh mất mình, chạy theo giá trị “dân chủ, nhân quyền” không phù hợp với xã hội mình, trình độ phát triển (cơ sở hạ tầng) thì sự khủng hoảng, loạn, mất phương hướng…tất yếu sẽ xảy ra.

Các nhà báo ơi, đã đến lúc hãy trở về với các giá trị dân tộc truyền thông, dù chưa thật “văn minh”, “cao quý”, “tự do”…nhưng là chân chất, là sỹ phu Bắc Hà, là thâm thúy sâu cay. Cần khẩn cấp định hình lại mình nếu không muốn đánh mất mình, đánh mất dân tộc mình bởi các anh, các chị là đại diện cho thứ quyền lực “định hình giá trị xã hội” cần hướng tới của nước Việt đấy.

8 nhận xét:

  1. Con mẹ võ khánh linh hãy đi làm nhà báo chân chính đi .lúc đó tui mới tin,chém gió tào lao trên mạng này thì quá dễ. Chưa kể bài viết của con mẹ này là nói xấu đảng,phỉ báng chính quyền một cách tệ hại rẻ tiền. Khánh linh nói rằng bộ 4T vừa tất bật vừa bất lực ư?ngủ mơ à?khánh linh nên nhớ cho rằng báo chí đều thuộc cơ quan chủ quản của đảng cả, muốn rút thẻ hay đóng cửa đều thuộc quyền của đảng cả. Tòa án không có phận sự trong việc này. Cỡ như nguyễn như phong cũng không dám ẳng một tiếng nữa là. Nhà báo báo chỉ là phận tôi đòi không hơn không kém. Cũng đừng nên kêu gọi các nhà báo ơi các nhà báo hỡi.điều đó quá sức đối với họ

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết chân tình,rất hay

    Trả lờiXóa
  3. Quá đúng. Cần nhấn mạnh thêm mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó điều đáng buồn là báo chí bị tác động nhiều nhất, mới làm cho báo chí ngày nay mất uy tín và người dân xem thường “chất lượng tin tức” từ báo chí. Chưa kể có cả nhà báo đã tiếp tay cho các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa
  4. Cần thiết có một cuộc cải cách về báo chí hiện nay để báo chí trở lại với bản chất cách mạng của nó. Định hướng nhân dân theo lẽ phải, sự thật, nhân văn,... chứ không phải chỉ a dua đưa những tin lá cải nhằm ăn sổi của không ít nhà báo và trang báo đang diễn ra trong thời gian qua.

    Trả lờiXóa
  5. Bacgiang19015:41 7/10/16

    Mong rằng thời gian tới Bộ Thông tin và truyền thông sẽ vào cuộc để chấn chỉnh và quy hoạch lại nền báo chí nước nhà, đặc biệt là các trang báo mạng, không thể để tình trạng báo chí xuyên tạc sự thật, đưa tin bài một cách thiếu trách nhiệm, chạy theo lợi nhuận mà quên đi nhiệm vụ chính của báo chí là truyền tải thông tin chính xác, khách quan đến cho người đọc

    Trả lờiXóa
  6. Những nhà báo như Mai Phan Lợi, Lê Bình, Trần Quang Thế ... đang làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của những nhà báo, phóng viên chân chính cống hiến cho nghề nghiệp. Những nhà báo này vừa kém về đạo đức, vừa kém về chuyên môn nhưng lại rất biết phô diễn hình ảnh

    Trả lờiXóa
  7. Đúng là chưa bao giờ lại có nhiều nhà báo bị xử lí nhiều như thời gian gần đây. Bạn dễ thấy là gần đây không hề hiếm để bắt gặp các nhà báo bị xử lí thậm chí là tước bằng. Phải chăng là nhà nước đang đàn áp báo chí? Câu trả lời là không đời nào. Việc các nhà báo bị xử lí liên tục gần đây là do các nhà báo không có trách nhiệm với bài viết của mình, thiếu đạo đức trong khi tác nghiệp làm sai lệch sự thật. Hô biến chuyện nhỏ hóa to, biến không thành có, đủ chuyện lùm xùm không hề hay ho gì cả. Thì bị xử lí là quá chính xác rồi còn gì nữa. Việc các nhà báo bị xử lí hàng loạt không phải là đàn áp báo chí, mà đây là điều đáng khuyến khích của một nhà nước pháp quyền, không dung thứ cho những hành động sai trái

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog