Chia sẻ

Tre Làng

THIẾN DÂM TẶC

Cuteo@

Dâm tặc là nỗi lo chung của toàn xã hội chứ không riêng của chị em phụ nữ. Đây là lời cảnh báo về sự xuống cấp của đạo đức xã hội, đặc biệt là tình trạng hiếp dâm kiểu súc vật - Hiếp nhiều lần đối với người đã chết. 

Phản ứng với những vụ việc báo chí nêu, thái độ căm phẫn, giận dữ là âm hưởng chủ đạo. Đã có nhiều ý kiến khác nhau nhằm trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng hiếp dâm? 

Theo BBC, mới đây nhất, Indonesia cũng đã phải ban hành luật hoạn dâm tặc, cho phép dùng hóa chất để hoạn người phạm tội ấu dâm; cho phép thẩm phán kết án tử hình đối với tội phạm ấu dâm, giám sát điện tử đối với dâm tặc, tuyên phạt người phạm tội tình dục trẻ em mức án tối thiểu 10 năm tù.

Trước đó, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đề xuất sửa đổi luật sau khi một bé gái 14 tuổi bị hiếp dâm tập thể và bị sát hại. Những đối tượng bị kết án ấu dâm sẽ bị tiêm hormone nữ. Xem link:

http://www.tienphong.vn/the-gioi/indonesia-ra-luat-hoan-dam-tac-1061566.tpo

Còn nhớ, trên mạng đã từng xuất hiện bài viết với tựa đề: “Thiến” những kẻ hiếp dâm mới là nhân văn. Link dưới:

baodatviet.vn/.../dB-Tu-phapThien-nhung-ke-hiep-dam-moi-la-nhan-van-2...

Trong bài viết, ĐBQH Đỗ Văn Đương khóa cũ, tán thành việc thiến, nhằm “Ngăn ngừa không để tái phạm tội và cũng không để sinh ra một đứa trẻ có “gien” phạm tội bẩm sinh, tức là đời cha đã hiếp dâm thì đời con cũng không loại trừ”. Trong bài, ông Đương nói đến một “ngày xưa”, khi “Pháp luật phong kiến người ta có hình phạt rất hay, người ăn trộm thì bị chặt tay, anh nào hiếp dâm người ta đem thiến”. Ông đề xuất:

Cùng với tuyên hình phạt tù, cần tuyên “thiến hóa chất” như một hình phạt bổ sung. Tức là cùng với việc đi tù, thì đồng thời tiêm loại thuốc đó để mất khả năng tình dục…Khi tiêm vào rồi phải tính đến khả năng không lấy lại được như cũ nữa, tức là làm suy giảm triệt để thì có dùng loại thuốc nào cũng không kích lên được nữa. Theo ông Đương, việc thiến “Khiến cho người khác thấy nhục nhã, run sợ mà từ bỏ hành vi phạm tội”. Ông cũng nói thẳng:

Giả sử trong trường hợp bản thân lâm vào tình trạng này tôi cũng đồng ý chịu hình phạt đó. Kể cả con cái mình, tôi cũng đề nghị như thế bởi vì không cần thiết tố chất dục vọng trái pháp luật, gây hại cho người khác, gây hấn cho xã hội, nhục nhã cho dòng họ, cho gia đình như vậy.

Được biết, hình phạt “thiến hóa chất” đang được áp dụng ở cả Mỹ (dù không phổ biến), cả Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan… cả ở một đất nước được coi là văn minh như Hàn Quốc. Và nếu phải kể thêm thì đó là Argentina, Úc, Israel, New Zealand. Nhưng nói gì thì nói, “thiến (bằng) hóa chất” có khác gì “cung hình”, một trong những hình phạt “tàn khốc” nhất trong lịch sử phong kiến. 

Nói đến thiến, không thể không nhắc đến Tư Mã Thiên. Sử gia nổi tiếng đã viết những dòng cay đắng khi nghĩ lại giây phút bị cung hình: “Mỗi khi nghĩ đến nỗi nhục đó thì mồ hôi ướt đầm áo, nghĩ mình chỉ đáng canh cửa cho đàn bà hay tốt hơn là nên ẩn thân vào nơi sơn cùng thuỷ tận”. Những người chưa từng bị thiến, có lẽ, sẽ không bao giờ hình dung sự hiểm độc của hình phạt. Một hình phạt vừa dã man, vừa tàn bạo khiến tội phạm, bắt đầu trở thành nạn nhân, sẽ sống cả đời trong sự hoảng loạn, sợ hãi, nhục nhã.

Trong khi còn đang cố tìm cách chống lại nạn hiếp dâm, chúng ta vẫn còn phân vân, liệu rằng thiến có phải là hình phạt tốt nhất hay vẫn chỉ là một hình thức xóa bỏ sự man rợ này bằng một hình thức man rợ khác?

15 nhận xét:

  1. Đấy là điều mà các nhà làm Luật của Việt Nam nên học hỏi nước bạn khẩn cấp! Ủng hộ luật này nhưng không cần phải tốn kém như vậy. Cứ hoạn như thời phong kiến là được. Cần nhân rộng mô hình này để răn đe. Nên nhớ hành vi này có thể không trực tiếp giết người nhưng cũng làm con người ta tổn thương và có những nỗi đau kéo dài cả đời người con gái và cả gia đình của họ.

    Trả lờiXóa
  2. hoạn bằng hóa chất là quá nhẹ, hằng năm cần đánh giá lại tính hiệu quả của hình phạt này. Chưa kể việc tiêm hormone nữ rất tốn kém, nên tiết kiệm tiền để giúp đỡ nạn nhân thì tốt hơn. Với những kẻ cướp hiếp giết thì để lại xã hội cũng chẳng làm được tích sự gì mà còn gây thêm tội nữa. Tốt nhất cứ hoạn luôn, việt nam mà ra đạo luật này tôi tin chắc chắn sẽ được người dân ủng hộ

    Trả lờiXóa
  3. Nghe các vị phát biểu và ủng hộ luật này mà rủn cả người.Nếu luật này được ra đời liệu chị em có ủng hộ không?Giá như ghép vào tội tử chị em còn tính nhảy bước nữa.Làm thế này thì có cũng như không.Xã hội sắp thêm nghề hoạn...nữa rồi.Ai thất nghiệp thì nên tìm thầy học nghề đi là vừa.Hái ra của đấy.

    Trả lờiXóa
  4. Những người chưa từng bị thiến, có lẽ, sẽ không bao giờ hình dung sự hiểm độc của hình phạt. Một hình phạt vừa dã man, vừa tàn bạo khiến tội phạm, bắt đầu trở thành nạn nhân, sẽ sống cả đời trong sự hoảng loạn, sợ hãi, nhục nhã. Vậy những kẻ đi cưỡng bức có hiểu được Sự hoảng loạn, đau đớn, nhục nhã của người bị hiếp dâm không? ăn miếng trả miếng, giết người thì phải đền mạng, làm điều trái pháp luật thì phải trả giá, tôi thấy việc xử phạt này chẳng có gì mà quá đáng cả.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi ủng hộ việc này, mà nói thẳng với cái tội hiếp dâm đặc biệt là hiếp dâm trẻ con thì là cái tội mạt hạng nhất, pháp luật chưa có luật răn đe đủ, chứ thực trạng ở trong tù, lũ tội phạm này luôn bị đối xử tương xứng với cái tội mà chúng phạm phải. Cứ nghĩ đời người con gái bị chúng lấy mất, sống ê chề nhục nhã suốt thời gian còn lại, thậm chí còn bị cướp, giết, cái lũ tội phạm đấy mà để nhởn nhơ ngoài pháp luật thì còn nguy hại hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  6. Thiến bằng hoá chất có khả năng làm giảm ham muốn tình dục, nhưng có thể sẽ không có tác dụng giảm khả năng tái phạm, vì dâm tặc có thể dùng cách khác để đạt được mục đích nếu tâm lý của chúng không thay đổi. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng khá tốn kém, với chi phí trên dưới 2.000 euro (khoảng 50 triệu đồng) mỗi năm. Để tiền đấy mà lo cho người bị hại có phải hơn không? Nhân quyền nhưng cũng chỉ trong khuôn khổ. Nhân quyền nhưng không công bằng với người bị hại, làm thêm gánh nặng cho xã hội thì nhân quyền làm gì?

    Trả lờiXóa
  7. Nếu tất cả xã hội đều vào cuộc, lên án mạnh mẽ hành vi xâm phạm tình dục trẻ em, hiếp dâm...các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý thật nghiêm những hành vi phạm tội xâm phạm tình dục như thiến hóa học, cơ học, sự khinh bỉ của xã hội dành cho những tên phạm nhân này thì chắc chắn nạn xâm phạm tình dục sẽ giảm. Đây gọi là bảo vệ cho chính chúng ta chứ đừng nói đến chữ nhân quyền ở đây.

    Trả lờiXóa
  8. Hoabinh03020020:55 13/10/16

    Dâm tặc hiện nay là nỗi lo của toàn xã hội, là một cái ung nhọt nhức nhối với xã hội văn minh. Hành vi hiếp dâm là một hành động thú tính, chưa kể nếu hành động đó được diễn ra nhiều lần thì đó là một tội ác, một sự bệnh hoạn. cả xã hội cần vào cuộc, chung tay đẩy lùi tệ nạn này, để xây dựng một xã hội an toàn và ổn định hơn

    Trả lờiXóa
  9. Thaibinh02340020:59 13/10/16

    Vì một xã hội phát triển, chúng ta cần chung tay lên án và đẩy lùi hành vi xâm phạm tình dục trẻ em, hành vi hiếp dâm,... Pháp luật cũng cần nghiêm minh hơn nữa trong vấn đề xử lý người có tội chứ không chỉ là cho đi tù vài năm. Chúng ta càng hành động quyết liệt thì loại tội phạm này càng sớm bị đẩy lùi

    Trả lờiXóa
  10. Thaibinhquetoi23421:04 13/10/16

    Nói thật là tôi ủng hộ điều luật vừa ban hành của Tổng thống Indonesia về hình thức xử lý đối với tội phạm tình dục. Những kẻ này có lẽ là những tên tội phạm mạt hạng nhất vf những hành vi bẩn thỉu mà chúng gây ra với cộng đồng. hành vi hiếp dâm chẳng khác nào hành động giết người, chỉ có điều là tên tội phạm không giết ngay nạn nhân mà tra tấn tinh thần và thể xác người đó. Với hành vi man rợ này thì thiến những kẻ phạm tội hay tiêm hóa chất có lẽ vẫn còn là nhân đạo

    Trả lờiXóa
  11. Bacgiang19021:09 13/10/16

    Hoạn bằng hóa chất là hình thức vừa nhẹ vừa tốn kém mà mỗi năm đều cần kiểm tra lại hiệu quả của hình phạt. vậy thì tại sao không để số tiền đó vào một quỹ nhằm giúp đỡ những nạn nhân của tội phạm tình dục. Còn những kẻ tội phạm, cứ hoạn luôn chúng đi, để chúng hiểu rõ thế nào là sự đau đớn, sự nhục nhã. Chẳng việc gì phải xót thương cho những kẻ tội phạm này cả, bởi một lẽ, nếu chúng để cho phần con lấn át đi phần người, để phần thú tính nổi lên mà đi phạm tội thì sẽ gây hậu quả khôn lường

    Trả lờiXóa
  12. Hagiang83621:14 13/10/16

    Cả xã hội cần chung tay vào lên án và tìm ra giải pháp cho vấn đề tội phạm tình dục chứ không chỉ là ngồi đó và nghĩ ra hình phạt cho những kẻ tội phạm. Bởi bao giờ phòng bệnh cũng vẫn là phương án tối ưu và cần làm hơn chữa bệnh. Vì một xã hội phát triển, vì chính sự an toàn của con em chúng ta thì đừng ngại ngần mà chung tay đẩy lùi tệ nạn này

    Trả lờiXóa
  13. Với những kẻ một sâu của xã hội thì không việc gì phải nương tay với chúng. Cái lúc chúng gây nên những tội ác man rợ xói mòn đạo đức, những việc làm mà đáng lẽ ra chỉ dành cho súc vật, (mà súc vật cũng không tàn ác như vậy) thế mà con người lại làm. Đề nghị các nhà làm luật nên suy nghĩ cho thật kĩ việc "hoạn" bọn dâm tặc đi. đây là một hình phạt rất hay mà ông cha ta đã làm từ ngàn xưa. Nếu nó thành hiện thực để xem bọn "dâm tặc" có còn dám hung hăng man rợ được nữa không

    Trả lờiXóa
  14. Bảo thật mà cái bọn mọt sâu này phải làm thật cứng tay, làm thật nặng thì chúng nó mới sợ, mới "sun vòi" vào, chúng nó mới không dám làm. Xuất phát từ tâm lí hình phạt này rất nhục nhã, rất xấu hổ, cực kì mất thể diện, mất danh dự, ô nhục cực kì,.. Như thế này nó mới đủ sức răn đe. Chứ mấy cái kiểu hình phạt đề ra, mà khi phạm tội, tội phạm mỉm cười sung sướng nhận hình phạt nhẹ như tơ hồng thì nói cái chuyện đếch gì. Hình phạt quá nhẹ mới không đủ răn đe, không đủ làm gương nên tệ nạn mãi là nỗi nhức nhối của xã hội

    Trả lờiXóa
  15. Việc gì mà phải tốn kém tiền của của nhà nước, lãng phí những đồng thuế- cái mà người dân lương thiện phải kiếm bằng mồ hôi, nước mắt thậm chí là cả xương máu, để chi trả cho cái bọn mọt sâu của xã hộ.Cái bọn sống trên đời để người ta nguyền rủa, sống mà làm hại tới người khác. Vậy thì làm gì mà phải đi tiêm hooc môn nữ đắt đỏ cho cái bọn nghiệt sức đấy. Cho chúng nó lên bàn và "hoạn" cái là xong, nhanh gọn. Có đau đớn thì chúng nó mới chừa, lấy kẻ làm tấm gương chói lọi để không bao giờ giẫm vào vết xe đổ của kẻ đi trước

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog