Chia sẻ

Tre Làng

"ÙN' KHÁC ĐÉO GÌ "TẮC"

Khoai@

Sáng ra đọc báo thấy anh Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm "Giải pháp nào giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội?" hôm 6/10/2016 thấy nản. Anh cho biết: “Trước tiên, nói về ùn tắc giao thông, chúng tôi trong nghề gọi là “cơm bữa”. Hôm nay mưa một ít là lại xuất hiện tắc đường. Rồi các sự kiện, va chạm, xây dựng khánh thành... đều gây ùn tắc giao thông...và "ùn" khác với "tắc" bla bla.

Link đây: 
http://infonet.vn/pho-giam-doc-so-gtvt-ha-noi-un-tac-giao-thong-chung-toi-goi-la-com-bua-post210842.info

Hazz,

Nói thẳng, để Hà Nội ùn tắc kéo dài là lỗi của các ông quản lý chuyên môn, bao hàm cả lãnh đạo thành phố và một phần do người dân.

Người dân không cần biết ùn và tắc khác nhau thế nào đâu thưa ông. Họ chị cần biết là di chuyển không được, tiến không được, lùi không xong và họ có quyền đòi hỏi được lưu thông thuận tiện.

Nguyên nhân tắc à?

Do chính các ông quan liêu phòng lạnh. Nếu như lãnh đạo thành phố và lãnh đạo Sở chỉ cần vi hành đến vài nơi, chắc hẳn tình hình sẽ khác. Hãy xem anh Thăng đi đến đâu, dân kêu chỗ nào thì ở đó hết tắc ngay. Hãy xem, chỉ cần ý kiến của lãnh đạo thành phố thì đoạn tắc 9 tháng trên tuyến Hà Đông - Hà Nội, đoạn Phùng Khoang chỉ trong một ngày hết tắc. Đấy, cái quan tâm của lãnh đạo đến giao thông nói hiệu lực và quan trọng thế đấy.

Do các anh quy hoạch, thiết kế thi công qúa kém. Hãy xem bản đồ rồi tham gia giao thông ở Hà Nội thì rõ, nó như ma trận. Tắc mọi nơi, mọi thời điểm. Hình hài thì loang lổ vặn vẹo, cong mềm mại và cụt lủn tắt ngấm. Hãy xem cách mở lối quay xe và cách thức sử dụng khai thác ngã ba ngã tư đi, Hà Nội liệu giống ai? Hãy xem đoạn đường lớn từ Ngã Tư Sở về Hà Đông đi, có vạch kẻ đường cho các làn xe không?

Do ý thức người tham gia giao thông quá kém. Hãy xem người tham gia giao thông chen lẫn xô đẩy, leo vỉa hè, sang trái đường, đi ngược chiều, phóng như điên thì biết ý thức của họ như thế nào. Hãy xem mỗi khi bị tuýt còi người dân nhảy xuống, quay clip, hổ báo cáo chồn với CSGT như thế nào để biết. Hãy đọc báo để biết báo chí cổ vũ cho hành vi phạm luật, đối đầu với CSGT như thế nào để biết.

Giải pháp ư? Phải dựa trên những nguyên nhân kia mà tìm giải pháp. Chứ không phải nhận xét nguyên nhân một đằng mà giải pháp lại một nẻo. Hãy thay đổi tư duy cũ, phá bỏ cách làm cũ, mạnh dạn làm lại từ đầu, giao thông Hà Nội sẽ khác.

Suy cho cùng là do chính chúng ta, chứ không phải nguyên nhân trên trời hay nằm trong đống thuật ngữ khoa học "ùn" và "tắc" kia đâu. 

Vậy thôi. 

24 nhận xét:

  1. đường ùn tắc ít thì còn có thể chấp nhận được, chứ để ùn tắc kéo dài là lỗi của các cấp ban ngành, lỗi của người dân, chứ không thể đổ lỗi cho thời tiết được. vì vậy ý thức của người dân khi tham gia giao thông đã kém rồi thì trách nhiệm của người lãnh đạo, người điều hành giao thông cần được nâng cao hơn, để giảm thiểu tình trạng ùn tắc. có như vậy thì mới mong ùn tắc từ 1-2 tiếng giảm xuống còn từ 0 đến 30 thôi. như vậy là thành công lắm rồi

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là nguyên nhân chính là do con người chứ chẳng phải là do ông trời đâu. Ý thức con người tham gia giao thông rất kém, chẳng biết nhường nhịn nhau đâu, cứ thấy tắc là tìm mọi cách lao về phía trước, lao lên vỉa hè, lao sang đường ngược chiều, làm sao cũng được, miễn là tiến được lên phía trước. Và ai cũng như vậy, ai cũng như thế, nên tắc vẫn cứ tắc.

    Trả lờiXóa
  3. Do ý thức người tham gia giao thông quá kém. Hãy xem người tham gia giao thông chen lẫn xô đẩy, leo vỉa hè, sang trái đường, đi ngược chiều, phóng như điên thì biết ý thức của họ như thế nào. Hãy xem mỗi khi bị tuýt còi người dân nhảy xuống, quay clip, hổ báo cáo chồn với CSGT như thế nào để biết. Hãy đọc báo để biết báo chí cổ vũ cho hành vi phạm luật, đối đầu với CSGT như thế nào để biết.

    Trả lờiXóa
  4. Giải pháp ư? Phải dựa trên những nguyên nhân kia mà tìm giải pháp. Chứ không phải nhận xét nguyên nhân một đằng mà giải pháp lại một nẻo. Hãy thay đổi tư duy cũ, phá bỏ cách làm cũ, mạnh dạn làm lại từ đầu, giao thông Hà Nội sẽ khác.

    Suy cho cùng là do chính chúng ta, chứ không phải nguyên nhân trên trời hay nằm trong đống thuật ngữ khoa học "ùn" và "tắc" kia đâu.

    Trả lờiXóa
  5. Giao thông Hà Nội cần có những đội ngũ chuyên môn cao, tiến hành quy hoạch, điều chỉnh lại các tuyến, dẹp bớt các điểm tắc, đồng thời cần sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của công an giao thông, thanh tra giao thông thì mới mong hết ùn tắc được

    Trả lờiXóa
  6. Hôm nay ngày gì mà tắc đường ghê thế? Em đi làm 5km mất hết 60 phút. Đường Trường Chinh nút thắt bé xíu, ô tô đi dạng 2 hàng, xe máy tạt lên vỉa hè. 6h45 đi vẫn dính tắc, 7h vẫn cứ tắc, 7h15 thì đừng nhúc nhích.Nhưng tắc mãi như thế nhà nước ta không tìm biện pháp nhỉ? Kế hoạch mở đường mới có hơn chục năm thôi mà.

    Trả lờiXóa
  7. Chả hiểu sao mà cứ cố chen lên cho được, xong đứng nhìn nhau, ông này nhìn ông kia, ông này chờ ông kia đi để giãn tắc chứ không phải mình. Mình đi đường lúc tắc không bao giờ lấn sang làn ngược chiều mà cứ dóng thẳng hàng mà đi, mỗi người ý thức 1 chút là tự tạo thành làn cho dù không có vạch kẻ làn

    Trả lờiXóa
  8. Cũng trong tình trạng bức xúc khi đường đông mà người điều khiển phương tiện cố tình chen lấn khiến đường tắc càng tắc, bạn Hoàng Tùng viết: "Đặc sản là chen lấn. Nói mỏi mồm các bác xe máy vẫn cứ chen lên. Chắc toàn người có việc quan trọng cả. Xong rồi họ gặp nhau, nhìn nhau, rồi đường lại tắc dài hơn.

    Trả lờiXóa
  9. Trước trẻ, em cũng hay thế này, coi đó là bình thường. Nhưng sau lấy vợ, có con, dạy con Luật giao thông, từ đó chấp hành giao thông tốt hơn, và cực ghét kiểu chen lấn này và vượt đèn đỏ.Nhà cao tầng ùn ùn mọc lên, đường vẫn thế. Xe cộ tăng lên, đường vẫn thế. Ý thức kém đi, đường vẫn thế. Ùn tắc, tai nạn sẽ ngày càng tăng lên là tất yếu. Chờ một động thái mới cho giao thông thủ đô.

    Trả lờiXóa
  10. Nhiều ngõ nhỏ đường chật nhưng rất nhiều ô tô đỗ dài chiếm hết lối đi lại, đôi lúc họ còn đỗ hai hàng nữa, họ còn chiếm hết chỗ sân tập thể dục nữa như ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng Đống Đa vì vậy hầu như sáng nào cũng tắc đường. Tôi nghĩ chính quyền phải có biên pháp mạnh chứ treo bảng cấm đỗ hoặc thỉnh thoảng đuổi không ăn thua, sáng đuổi chiều lại đỗ, nên phạt thật mạnh may ra mới giải quyết được, xe nào đõ sai cẩu về phường và phạt thật nặng

    Trả lờiXóa
  11. Quan trọng là ý thức người dân miền Bắc mà cụ thể là Hà Nội vô cùng kém, tắc đường thì không ai chịu nhường ai. Người nào cũng nhoai lên giành đường lấn làn,vượt đèn đến nản với người dân. Thật ra nếu ko lấn làn thì chỉ ùn thôi, các phương tiện vẫn lưu thông được. Bây giờ có lẽ các cơ quan chức năng nên đẩy mức tiền phạt lấn làn của xe máy, ô tô trong giờ cao điểm lên đến vài triệu một lần cho người dân sợ hãi mà ko dám nữa

    Trả lờiXóa
  12. Giá xe ôto chưa rẻ đấy! Phí BOT. Xăng dầu vẫn đắt. Nếu giá không cao thì sao nhỉ???. Tất cả các ngả đường sẽ là bãi đỗ xe. Và chúng ta đi lại trong bầu không khí tuyệt vời... một viễn cảnh đẹp. Không còn ô nhiễm môi trường vì khói xăng. Và chắc chắn 1 điều không còn tai nạn giao thông do xe máy và oto nữa .Đừng đổ lỗi tại đường nhỏ người đông, lỗi do ý thức mà ra cả. Chịu nhường nhau, xếp hàng thì rồi từ từ là trôi, cứ len lên chen nhau thì đứng im thôi, cái gì cũng thế.

    Trả lờiXóa
  13. Cái tình trạng mạnh ai người nấy đi, đường như kiểu đường của nhà thì đương nhiên ùn tắc sẽ xảy ra. Và cũng đứng mất công đi phân biệt xem "ùn" nó khác với "tắc" ở điểm nào bởi suy cho cùng thì cũng là không di chuyên được, tiến không được mà lùi cũng chẳng xong. Và lỗi do ai? Do bản thân người tham iga giao thông chứ do ai nữa mà phải đi tìm

    Trả lờiXóa
  14. Thay vì mất công đi phân biệt ra xem "ùn" với "tắc" nó khác gì nhau thì tại sao người ta không bỏ công tìm hiểu nguyên nhân ùn tắc ở đâu để tìm ra phương án giải quyết? Các vị lãnh đạo cứ ngồi phòng lạnh mà đưa ra phương án thì muôn đời không hết tắc đâu, bởi lẽ các vị có biết thực tế và nguyên nhân tắc nghẽn ở đâu đâu. Vậy mới nói muốn giải quyết vấn đề thì cần giải quyết tận gốc chứ đùng hời hợt trên ngọn

    Trả lờiXóa
  15. Bangtuyetnhietdoi16:03 7/10/16

    Ý thức người dân kém cộng thêm việc quy hoạch cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và bất hợp lý là nguyên nhân chính gây ra hiện tường ùn tắc giao thông. Dân thì cứ được việc của mình là được, không cần biết các vấn đề khác, ý thức chấp hành luật thì kém, lại thích chống đối CSGT, lấy phương tiện truyền thông ra để uy hiếp cảnh sát. Báo chí thì cổ vũ, dung túng cho những hành động như vậy mà bất chấp đúng sai. Tình hình vậy hỏi tại sao mà ùn tắc vẫn cứ xảy ra dù có điều chỉnh thế nào đi nữa

    Trả lờiXóa
  16. Hungyen363616:07 7/10/16

    Nguyên nhân ùn tắc là do ý thức của người tham gia giao thông mà thôi. Ai cũng viện cớ mình bận công việc, thấy đường đông vẫn cố chen lên, còn khoảng trống nào là phải phi xe cho bằng được, bất chấp rằng có lao lên xong cũng chẳng nhanh hơn là bao, lao lên xong lại đứng một chỗ nhìn nhau nhưng vẫn cứ phải cố mà chen, bất chấp hiệu lệnh và sự điều khiển của CSGT. Ý thức vậy hỏi tại sao không tắc?

    Trả lờiXóa
  17. Hoabinh023416:17 7/10/16

    Hệ thống đường xá của ta đã không được hiện đại như nước ngoài rồi, nó như một ma trận mà chỉ khi tham gia giao thông trực tiếp ta mới hiểu được hết sự phức tạp của nó. Bên cạnh đó là ý thức của người tham gia giao thông cũng quá tồi, mạnh ai người nấy đi, không cần biết người khác ra sao, dưới lòng đường hết chỗ thì lao lên vỉa hè mà đi, miễn sao ở đó vẫn còn chỗ trống để lao. Chỉ vậy thôi cũng đủ giải thích nguyên nhân tại sao đường Việt Nam luôn tắc. Nguyên nhân từ những điều cơ bản vậy thôi chứ đâu cần phải tìm nguyên nhân sâu xa hay to tát gì

    Trả lờiXóa
  18. vấn đề ùn tắc không phải cứ ngồi mà nói được mà ta phải đi thực tế xem tắc ở đâu vì sao lại tắc... Từ đó tìm ra giải pháp giải quyết nguyên nhân tắc đó. Điều cần làm bây giờ là các lãnh đạo phải quan tâm dân hơn, gần dân hơn, lắng nghe hơn và nghe rồi thì hành động luôn. Việt Nam chúng ta phải thay đổi cái nhìn xa và tránh sự trì trệ đi. Hãy đổi mới từ trên cho tới tận người dân và chỉ có thế đất nước ta mới vươn lên tầm được.

    Trả lờiXóa
  19. Lượng người sinh sống và làm việc tại thủ đo hà nội ngày càng tang cao. Điều đó thúc dục thủ đô cần hành động và đổi mới hơn nữa, tầm nhìn quy hoạch phải trông xa nhìn rộng hơn. Các lãnh đạo cần phải hành động mãnh mẽ hơn, thiết thực với dân hơn, quan tâm nghe ý kiến dân hơn. Quan trọng hơn là hành động từ lãnh đạo phải nói là làm, đừng đá bóng rồi đưa đẩy ngồi phán đoán vì những điều đó không thay đổi được thực tại nếu vẫn không hành động.

    Trả lờiXóa
  20. Chúng tôi cóc biết "ùn " là gì, "tắc" là gì? Hai chữ đó nó giống và khác nhau như thế nào? Chẳng hiểu và cũng cóc muốn hiểu nó là cái giống gì hết. Cái mà chúng tôi muốn biết đến bao giờ thì giao thông thủ đô được cải thiện đáng kể, đến bao giờ thì "ùn tắc" mới giảm đi đáng kể. Điều quan trọng là chúng tôi muốn nhìn thấy kết quả cơ. Kết quả, kết quả chứ không phải là những thuật ngữ loằng ngoằng, nghe mà "nổ óc"

    Trả lờiXóa
  21. Việc Hà Nội mỗi ngày tổn thất hàng tỉ đồng vì ùn tắc giao thông làm một thực trạng ai cũng có thế đẽ dàng biết được. Những lúc giờ cao điểm, hay đơn giản ông trời chỉ chút nhẹ cho cơn mưa thì ôi thôi giao thông không còn gì mà nói ngoài "ùn" và "tắc". Nguyên nhân là vì sao? Do chính quyền có sự quy hoạch và quản lí yếu kém. Nhìn cái bản đồ giao thông như cái mớ bòng bong. Nhưng không quên đó là do ý thức của người dân thì ôi thôi là kém, làm cho tình hình trầm trọng thêm

    Trả lờiXóa
  22. Đường thì vẫn thế nhưng dân số Hà Nội đang càng ngày càng tăng và không có xu hướng giảm. Thử hỏi hằng năm có biết bao nhiêu là sinh viên từ các làng quê, các tỉnh thành lẻ đến Hà Nội để học đại học, cứ mỗi năm biết bao nhiêu lao động từ nông thôn ra thành thị để lao động tự do. Mật độ dân số quá đông, sự quản lí đầu tư, quy hoạch của thành phố thì còn rất yếu kém, ý thức tham gia người dân thì vô cùng chán và nó dẫn tới một HÀ Nội "ùn" vẫn là "ùn", "tắc" vẫn hoàn "tắc"

    Trả lờiXóa
  23. Thực ra thời tiết cũng ảnh hưởng đến giao thông nhưng nếu nói thời tiết làm đường phố Hà Nội tắc thành ra nông nỗi này thì hoàn toàn không đúng. Chúng ta đều biết lúc thời tiết đẹp Hà Nội vẫn tắc đường đó thôi. Chẳng qua do quy hoạch không khoa học, quản lý chưa thực sự hiệu quả, ý thức tham gia giao thông của người dân không cao mà thôi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog