Chia sẻ

Tre Làng

LẠI LÀ NHẤT LÁC

Ong Bắp Cày

Vẫn lại là Trương Duy Nhất, tức Nhất Lác.

Vẫn giọng điệu đểu cáng ấy, vẫn cái thói hợm mình ấy, nạn nhân tiếp theo của Nhất Lác lần này là Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Nhất viết bài "Cái l… (lờ), thưa Bộ trưởng! 

Hãy xem Nhất Lác viết gì: 

"Nắng nghe nhân dân, nắng nghe phụ huynh”. Chỉ một đoạn ngắn. Không khó để phát hiện ngay, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói ngọng. Là cái l… (lờ), chữ l, thưa Bộ trưởng!

Phó giáo sư, tiến sĩ, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo mà vẫn lẫn lộn vậy (lẫn lộn, không phải nẫn nộn ông nhé).

“Nành mạnh, dừng nại, nắng nghe, nà tốt…”.

Ôi chao! Đến cái âm lờ ấy cũng không phân biệt được, sao đi dạy dỗ, giáo dục học trò"?

Các cụ có câu "chửi cha không bằng pha tiếng". Nhất Lác là thằng nào mà dám xúc phạm?

Với người Việt, việc ai đó lôi tên bố mẹ mình ra để chửi rủa là xúc phạm ghê gớm. Nhưng việc "chửi cha mắng mẹ" đó vẫn không là gì khi bị kẻ khác đem giọng nói của họ ra để xúc phạm, mạ lị.

Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người. Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về cách phát âm, chính tả, và văn phạm cũng là một phần rất quan trọng của văn hoá. Trong văn hóa Việt, nhại giọng người khác để chế giễu, dè bỉu, bỡn cợt, hạ nhục người khác hoặc thậm chí mượn chuyện giọng nói vùng miền để tấn công vào hệ thống giáo dục nước nhà... là hành vi phản văn hóa, và nó tuyệt nhiên không phải là hành động của kẻ trượng phu.

Cách nay ít lâu, ca sĩ Ánh Tuyết, một người Quảng Nam chính cống, phát hành một album do chính chị hát bằng giọng Quảng Nam, coi như một thể nghiệm mà cũng là một cách tự trào về giọng nói quê hương. Sau khi phát hành, trên YouTube, đã có nhiều ý kiến - chủ yếu của đồng hương - khen ngợi một cách hát mới nhưng cũng có nhiều lời “còm” phê phán là Ánh Tuyết bôi bác giọng nói quê nhà. Đến nỗi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh phải viết một bài trên báo Thanh Niên “Ở một nơi không có xe đạp” - như một cách tự trào khác để ủng hộ Ánh Tuyết (theo bài viết của nhà văn gốc Quảng này thì ở Quảng Nam chỉ có xe “độp” chứ không có xe đạp). Nhà văn người Quảng Nam này còn kể cả chuyện ở quán Đo Đo chuyên bán món Quảng của ông, có lần một nhân viên người Quảng Nam nhờ một cô phụ việc mới người miền Nam đi lấy cho chị một cái túi nylon để đựng thức ăn cho khách; chị bảo “Đi lấy cho tau cái bô ” (cái bao) và cô nhân viên mới bèn vào toilet mang ra một cái… bô đi vệ sinh! Chuyện ông nhà văn gốc Quảng Nam kể người nghe cười ra nước mắt nhưng rất cảm thông cho trường hợp nói trên. Trong khi có một sô diễn của một ca sĩ nổi tiếng cũng gốc Quảng Nam nhưng đem chuyện cái “bô” ra giễu khá lố bịch đã làm nhiều khán thính giả gốc Quảng Nam nhăn mặt khó chịu.

Đó chính là câu chuyện nhại giọng của ngay đất Quảng Nam, nơi sinh ra Trưng Dy Nhức (Trương Duy Nhất). 

Nhại âm "L" nhằm hạ nhục Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có thể làm cho Nhất thỏa mãn cái tôi của mình, nhưng bằng hành vi này, Nhất đang gây chiến với cả cộng đồng người Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng...Với chiêu trò hèn hạ này, Trương Duy Nhất không thể là Nhất mà suốt đời chỉ là Nhức.

15 nhận xét:

  1. Những kẻ tưởng rằng có chút tài nhưng vì những đồng tiền bẩn thỉu mà bán rẻ lương tâm hành động thiếu suy nghĩ để nghe lời của các thế lực thù địch chống phá nước ta thì cần phải lên án mạnh mẽ hơn. Bởi Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người. Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về cách phát âm, chính tả, và văn phạm cũng là một phần rất quan trọng của văn hoá. Trong văn hóa Việt, nhại giọng người khác để chế giễu, dè bỉu, bỡn cợt, hạ nhục người khác hoặc thậm chí mượn chuyện giọng nói vùng miền để tấn công vào hệ thống giáo dục nước nhà... là hành vi phản văn hóa, và nó tuyệt nhiên không phải là hành động của kẻ trượng phu.

    Trả lờiXóa
  2. Lại là cái thằng điên Trương Duy Nhất. Cái thằng đầu toàn rác với mồm toàn sít đây mà. Cái thằng bẩn thỉu đê tiện, điên rồ hâm ngộ đấy. Thằng đấy câm mồm lúc nào là lúc thiên hạ được nhờ. Chứ thằng Trương Duy Nhất đã không nói thì thôi, mà đã nói ra là toàn bốc mùi hôi thối. Cái đầu óc đần độn của hắn không làm được cái gì nên hồn cả. Thế nhưng hỡi ôi, cái loại đã ngu nhưng lại thích tỏ ra nguy hiểm, đã không biết gì lại cứ thích nói nhiều, cứ tỏ ra là bố thiên hạ

    Trả lờiXóa
  3. rất hay và ý nghĩa, tôi chỉ kết nhất câu này: "...nhại giọng người khác để chế giễu, dè bỉu, bỡn cợt, hạ nhục người khác hoặc thậm chí mượn chuyện giọng nói vùng miền để tấn công vào hệ thống giáo dục nước nhà... là hành vi phản văn hóa, và nó tuyệt nhiên không phải là hành động của kẻ trượng phu", rất thâm thúy, phải cho những người thế này biết bản chất của họ.

    Trả lờiXóa
  4. Các cụ ta có câu "Chửi cha không bằng pha tiếng". "Chửi cha" là một hành động không thể chấp nhận được trong văn hóa người Việt Nam đây được xem là hành động cực kì súc phạm đối phương, một hành vi cực kì kiếm nhã và bất lịch sự. Thậm chí nó còn thể hiện sự vô văn hóa, hay các cụ thường nói là "đồ mất dạy". Thế mà 'pha tiếng' còn nặng hơn cả "chửi cha" thì biết được mức độ tội lỗi của cái thằng Trương Duy Nhất đó rồi. Mà ông Phùng Xuân Nhạ ông ý chỉ nói giọng địa phương thôi, chứ đâu phải nói những câu "tởm đời " đâu, có nói không hợp lí hợp tình đâu mà thằng này lại "pha tiếng" ông ấy. Cái thằng này phải cho ăn gạch đá liên tục thì mới chừa

    Trả lờiXóa
  5. Trong văn hóa Việt, nhại giọng người khác để chế giễu, dè bỉu, bỡn cợt, hạ nhục người khác hoặc thậm chí mượn chuyện giọng nói vùng miền để tấn công vào hệ thống giáo dục nước nhà... là hành vi phản văn hóa, và nó tuyệt nhiên không phải là hành động của kẻ trượng phu.

    Trả lờiXóa
  6. Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế, văn hóa sẽ khác nhau. Người ở những vùng miền khác nhau, sống ở những địa phương khác nhau thì có cách phát âm và dùng từ khác nhau đặc trưng cho địa phương đó là chuyện hết sức bình thường. Cái ngọng chứ "l và n" là chuyện không phải là hiếm và xảy ra không phải ít các địa phương và nó thuộc về môt phần của văn hóa địa phương. Cái thằng Trương Duy Nhất nó là cái qué gì mà phán này nọ, hắ tưởng hắn là ai, chỉ đơn giản là thằng Nhất Lác vô danh tiểu tốt thích phán chuyện thiên hạ với bộ não đáng vứt vào sọt rác

    Trả lờiXóa
  7. nói thật chứ mình rất ghét những người nào có cái kiểu chê bai, soi mói người khác, đối với ngôn ngữ thì mỗi vùng miền. mỗi nơi một cách nói khác nhau, mỗi miền đều có những phong tục khác nhau, mỗi người một khác, do cơ địa của từng người, cái kiểu mà hay soi mói xong rồi quy cho tất cả mọi người đều là những người đã không có hiểu biết rộng lại còn hay đi phán người khác.

    Trả lờiXóa
  8. t khinh những bọn trẻ trâu như Nhất lác, đéo có việc gì làm đi soi mói người khác, chỉ có những thằng trẻ trâu mới hay đi soi những thứ nhỏ nhặt như vậy, và tôi khuyên các bạn đừng có những cách nhìn thiển cận như hắn, điều đó chỉ chứng tỏ bạn là người kém hiểu biết mà thôi.

    Trả lờiXóa
  9. đúng rồi, mình chúa ghét cái kiểu hay đi nhại giọng người khác, thấy người, rồi chê bai, thấy người ta có nói sai hay nói ngọng từ nào đấy rồi nói đi nói lại, chê bai, cười đùa, giỡn cợt, rồi còn cái kiểu ùa theo trêu chọc, mình coi những người đó là những người chẳng hiểu biết gì, hãy xem xét lại mình là người như thế nào, có thực sự tốt chưa rồi hãy phán xét người khác.

    Trả lờiXóa
  10. Mỗi địa phương ở Việt Nam đều có những từ ngữ địa phương, giọng điệu địa phương mà không thể lẫn nào được. Sự khác biệt này chính là một điểm đặc biệt trong văn hóa Việt Nam ta, nhưng không một ai lại lấy sự khác biệt này để đi chế giễu người khác cả. Cha sinh mẹ đẻ ra thế, địa phương chúng ta sinh ra thế thì phải giữ gìn lấy nó, còn khi ra ngoài đời thì mỗi người cố gắng hòa nhập bằng các cách phù hợp.
    Còn cái kiểu của rận chủ Việt thì chỉ chực soi mói khuyết điểm của người khác mà thôi, mà nhắc mới nhớ chúng có còn gốc gác gì với Việt Nam nữa đâu, chúng bán rẻ cả đất nước để làm tay sai cho giặc rồi

    Trả lờiXóa
  11. Nói ngọng là một điều nên sửa chữa, thực ra ở nhiều vùng miền họ vẫn thường hay nói ngọng N,L. Nhưng việc người ta nói ngọng chút ít như vậy mà đem họ ra nói xấu là không nên. Ai thì cũng có khuyết điểm của cá nhân nhưng họ cần phải biết tự sửa chữa để hoàn thiện hơn. Trương Nhất Duy thì miệng lưỡi cáo già, chuyên soi mói, nói xấu các vị lãnh đạo. Càng viết láo, anh càng nổi tiếng hơn.

    Trả lờiXóa
  12. Không hiểu sao chỉ có việc Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo phát âm theo tiếng địa phương mà Nhất lác cũng tìm tòi, bới móc ra để mà nói xấu được. Ngôn ngữ được hình thành trong đời sống hằng ngày và mỗi một vùng miền khác nhau thì ngôn ngữ lại mang những nét sai khác riêng. Việc cố tình nhạo báng như vậy không khác gì một sự phân biệt vùng miền cả Nhất lác ạ.

    Trả lờiXóa
  13. nói về từ ngữ, đặc biệt là tiếng việt thì phong phú vô cùng, không có ai là hiểu hết ngôn ngữ Việt Nam cả, bởi nó quá phong phú, đa dạng, với vốn từ lớn, mỗi từ lại có những nghĩa riêng trong những hoàn cảnh cụ thể, xác định, mỗi vùng miền đều có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, chúng ta nên tìm hiểu kĩ các đặc điểm ngôn ngữ của từng vùng miền để có cái nhìn tổng quát trước khi nhận xét.

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh07:42 17/11/16

    L hay N phải sửa là đương nhiên rồi. Khi có ý thức sửa mà chưa sửa được thì không đáng trách. Miền nào cũng nói ngọng so với âm chuẩn (phổ biến) Ví dụ Nhất thig đọc là Nhức hoắc Nhấc, sao không bàn đến ?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog