Chia sẻ

Tre Làng

Thư gửi ông Bộ trưởng 4T

Kính thưa ông

Nhận thông tin ông xử 50 tờ báo vì đưa thông tin sai trong vụ "nước mắm" tôi muốn viết thư cho ông. 

Báo chí đã thể hiện sự xuống cấp về văn hóa và đạo đức nghề nghiệp tệ hại nhất trong 10 năm trở lại đây (kể từ khi có Nghị quyết TW5 khóa X về tư tưởng, lý luận và báo chí).

Mười năm trước, Nghị quyết Trung ương 5, khóa X (2007) đã chỉ rõ những yếu kém của báo chí:

"Trong hoạt động báo chí, một số yếu kém, khuyết điểm được nhắc nhở nhiều lần nhưng chậm khắc phục, có mặt, có lúc, có nơi còn trầm trọng hơn. Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng tăng. Các cơ quan báo chí quan trọng của Đảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền không cao, chưa chi phối, làm chủ thông tin và định hướng được dư luận xã hội. Công tác chỉ đạo, quản lí báo chí còn nhiều hạn chế. Hệ thống đài phát thanh, truyền hình phát triển thiếu quy hoạch, gây lãng phí, tốn kém lớn".

Về phương diện quản lý nhà nước, từ ngày làm Bộ trưởng, ông cũng đã phạt tiền, tước thẻ nhà báo, cách chức, thuyên chuyển Tổng biên tập, đình chỉ tờ báo rất ráo, nhưng như muối bỏ bể. Mới hôm qua đây thôi, sau vụ ông Liên bóp méo sự thật về vụ "điều giáo viên đi tiếp khách" thì báo Người đưa tin lại viết bài về "Thuyết phục chồng ngủ với cô bạn thân". Vì sao vậy?

Tôi cho rằng, những biện pháp vừa rồi chỉ là những biện pháp trị bệnh theo triệu chứng chứ chưa phải là từ căn nguyên. Mới đây ông Bộ trưởng cũng đã có bài viết rất hay chẩn bệnh về "diễn biến và tự diễn biến" của báo chí song bốc thuốc vẫn chưa đủ liều.

Vậy căn nguyên trọng bệnh của báo chí là gì:

Thứ nhất,

Một sản phẩm báo chí đến tay bạn đọc bao giờ cũng phải đi qua quy trình: Thu thập thông tin; viết bài; biên tập; in ấn; phát hành. Trong dây chuyền vận hành đó có 2 khâu cốt tử là biên tập và viết bài. Bài vở kém cũng không qua được nếu biên tập giỏi. Vậy biên tập, đến lượt nó lại quan trọng hơn.

Mỗi tờ báo đều có đội ngũ Biên tập viên, đứng đầu là Tổng biên tập. Khi tờ báo đã lên khuôn, khâu kiểm duyệt cuối cùng là của Tổng biên tập.

Rào dậu kín mít vậy, sao vẫn có những sản phẩm báo "lá cải", thậm chí là "lá ngón" bày bán cho đọc giả? Có 2 căn nguyên cần xét lại: Điều kiện bổ nhiệm TBT và động cơ TBT.

Điều kiện bổ nhiệm TBT hiện nay có 2 tiêu chí quyết định là phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, được cụ thể hóa là đảng viên, cao cấp chính trị. Và về chuyên môn nghề nghiệp 3 năm làm báo, bằng đại học chuyên ngành.

Chúng ta có hơn 17 vạn nhà báo được cấp thẻ, nhiều người tài lắm, nên xem lại tiêu chuẩn bổ nhiệm TBT, BTV đã đúng chưa. Nếu chỗ nào chưa đúng thì thay thế đi cho đúng tiêu chí người tài. TBT không tài thì vẫn bị những nhà báo là "nhà cáo" qua mặt, chết oan.

Động cơ làm báo lá cải, lá ngón là do áp lực tồn tại và tham lam. Trong bối cảnh cạnh tranh thị phần, tự trang trải kinh phí, nuôi đội ngũ lao động, một số TBT đã "nhắm mắt đưa chân". Họ bỏ qua tôn chỉ, mục đích mà chạy theo lợi nhuận. Cốt làm sao để bán được nhiều báo, đăng được nhiều quảng cáo nên tiêu chí câu khách, giật gân được đẩy lên hàng đầu từ lựa chon thông tin đến giật tít, đặt chỗ cho bài. Ăn khách trở nên ưu tiên hạng nhất mà bất chấp những húy kị, những hệ lụy về sau.

Thứ hai, 

Báo hay, nhiều bạn đọc thì phải có phóng viên giỏi, đội ngũ đông đảo. Nhiều tờ báo đã trả lương hậu hĩnh để "chiêu hiền đãi sỹ", xây dựng đội ngũ cộng tác viên hùng hậu. Tuy nhiên, do quản lý kém, do bị đưa đẩy theo dòng lợi ích nên đã tạo nên những "kiêu binh", những "cáo già", những "con sâu" trong hàng ngũ phóng viên, cộng tác viên.

Chưa bao giờ "quyền lực thứ tư" được lạm dụng như bây giờ. Doanh nghiệp sợ nhà báo như sợ cọp, tiền đi đêm như lũ ngầm mỗi khi sơ suất phạm lỗi. Nguy cơ mất thương hiệu, mất thị phần, thậm chí là vỡ nợ, ngồi tù chỉ vì một bài báo là có thật. Nhà báo đi lại nghênh ngang, ăn nói rổn rảng, lộng ngôn.

Chưa bao giờ nhà báo "nhà cáo" giàu như bây giờ, rủng rỉnh tiền trong tài khoản, nhà lầu, xe hơi, ăn chơi mút mùa mà chẳng nhọc lòng, khổ công. Khối nhà báo đã vào tù, bị tước thẻ, bị phạt nhưng xem ra đấy mới chỉ là phường "trộm vặt". Các "nhà cáo" vẫn ngồi đâu đó trong bóng tối để tổ chức những trận hợp chiến như kiểu "nước mắm", "con ruồi" hạ bệ một thương hiệu để ngoạm những miếng lớn đã manh nha. Báo chí trở thành Báo hại.

Thứ ba,

Do thả nổi báo chí theo kiểu "trăm hoa đua nở" nên chỉ trong 10 năm báo chí mọc ra như nấm, trang chính, phụ trương, báo mạng rồi báo hình trở thành những "Tập đoàn" đa phương tiện. Rồi người người làm báo, nhà nhà làm báo trên mạng xã hội. Cạnh tranh thông tin quyết liệt đã làm bức tranh báo chí nham nhở. Đôi khi cảm thấy cơ quan quản lý bất lực.

Nguy hiểm hơn, những luận điệu "tự do báo chí" vô chính phủ, "phi tuyên huấn hóa báo chí" được bơm thổi vào từ thế giới tự do đã làm một số tờ báo xa rời mục đích, tôn chỉ, xa rời lợi ích dân tộc, góp phần nhân bản cái xấu, cái ác.

Thông tin chồng thông tin, bình luận vô căn cứ, vơ bèo vạt tép đã làm rối thông tin mất chức năng định hướng dư luận. Người đọc hoang mang không biết tìm tin chính thống ở đâu. Mạng xã hội lên ngôi lấn át chức năng báo chí.

Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ 4T

Tôi sẽ quyết liệt triển khai "Đề án quy hoạch báo chí". Đấy là một bản quy hoạch tốt, có giá trị cho quản lý nhà nước về báo chí (xem thêm), cho cơ quan chủ quản và cho cả báo chí. Sẽ không còn việc phải chạy theo sự kiện, giương thượng phương bảo kiếm để trảm như vụ "nước mắm" vừa công bố. Không mủi lòng vì một số nhà báo kém cỏi phải chuyển nghề.

Tôi sẽ xây dựng ngay bộ quy tắc ứng xử của nhà báo với mạng xã hội. Sẽ chẳng còn nhà báo 2 mặt. Sẽ chẳng còn nhà báo hù dọa người khác bằng mạng xã hội. Muốn nhanh thì cứ copy nguyên văn của BBC, CNN... sửa sang đôi chút cho phù hợp với Việt Nam.

Chém gió vậy thôi vì tôi không đủ tài để làm bộ trưởng, mong ông bỏ qua. Nhưng tôi tin ông làm được.

Nguồn: Mõ Làng

38 nhận xét:

  1. 50 tờ báo bị xử lý vi phạm vì đưa thông tin sai sự thật trong vụ "nước mắm", một con số quá lớn. Phương tiện truyền thông, trong đó có báo chí, là phương tiện nhằm truyền tải thông tin tới người dân, vậy mà chỉ vì lợi ích trước mắt, đến 50 tờ báo viết sai thông tin, viết bậy như vậy thì người dân biết tin vào đâu? Viết sai, viết bậy, lấy thông tin cũ để uy hiếp các công ty, phải chăng bây giờ ngành báo chí đang bị suy thoái về đạo đức rồi sao?

    Trả lờiXóa
  2. Tôi nghĩ phải có biện pháp nào đó thì mới giải quyết tận gốc, triệt để vấn đề suy thoái đạo đức trong ngành báo chí bây giờ. Chứ chỉ phạt để giải quyết thì chưa ổn. Có thể là đưa vào văn bản các điều trong pháp luật, đưa ra các khung hình phạt, thậm chí là tước quyền hành nghề báo chí, phóng viên. Chứ để tình trạng nhốn nháo trong báo chí bây giờ thấy không ổn tí nào.

    Trả lờiXóa
  3. Bây giờ vấn nạn về sai lệch thông tin ngày càng nhiều. Nhiều vụ nhà báo phanh phui, đài truyền hình phanh phui ra là viết báo sai, phóng viên uy hiếp các công ty, cơ quan, ..., phóng viên dàn dựng cảnh để quay, để chạy theo độ nóng của thông tin để giật tít, câu người đọc. Thực ra những người phóng viên này đa số là trẻ, chưa có kinh nghiệm, chưa có trình độ, kiến thức, lại lười lao động, muốn ăn sẵn, nên thay vì nghĩ thế nào để trau dồi kiến thức thì lại ngồi nghĩ xem làm thế nào để nổi tiếng nhanh. Cho nên tôi nghĩ, phải có các điều luật, phạt những phóng viên vi phạm mới được

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là báo chí bây giờ còn nhiều yếu kém quá.
    "Trong hoạt động báo chí, một số yếu kém, khuyết điểm được nhắc nhở nhiều lần nhưng chậm khắc phục, có mặt, có lúc, có nơi còn trầm trọng hơn. Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng tăng. Các cơ quan báo chí quan trọng của Đảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền không cao, chưa chi phối, làm chủ thông tin và định hướng được dư luận xã hội. Công tác chỉ đạo, quản lí báo chí còn nhiều hạn chế. Hệ thống đài phát thanh, truyền hình phát triển thiếu quy hoạch, gây lãng phí, tốn kém lớn".

    Trả lờiXóa
  5. Nói tóm lai ban doc ( rông ra là nhân dân ) tin tuöng vào bô truōng Tuân . Dã dên lúc xü dung bàn tay såt . Nhân dân Viêt nam yêu nuóc Đông hành cùng dōng chí

    Trả lờiXóa
  6. Cần có biện pháp cụ thể giải quyết tận gốc của vấn đề chứ không chỉ đơn thuần là làm sai, xử phạt và hôm sau lại sai tiếp như vậy được. Ở đâu ra có chuyện phạt cùng lúc 50 tờ báo đăng tin sai của cùng một sự việc nhưng chẳng thấy ai bị kỷ luật hay cách chức như vậy? nếu chỉ đơn thuần xử phạt hành chính thì chẳng bao giờ tạo ra được tính răn đe đâu

    Trả lờiXóa
  7. Càng ngày báo chí càng xuống cấp trầm trọng mà điển hình là những bê bối gần đây trong việc đưa tin bài sai sự thật. Nguyên nhân một phân do sự phát triển quá nhanh của truyền thông dẫn tới sự cạnh tranh lợi nhuận trong ngành báo. Bên cạnh đó thì nghiệp vụ cũng như đạo đức của phóng viên ngày càng xuống cấp dẫn tới chuyện có những phóng viên vì tiền mà bất chấp sẵn sáng đăng bài sai sự thật. Vậy nên nếu muốn cải thiện tình trạng này thì cần trị tận gốc vấn đề chứ không phải chỉ xử phạt phần ngọn phía trên

    Trả lờiXóa
  8. Bangtuyetnhietdoi10:49 22/11/16

    Những yếu kém của báo chí không phải bây giờ mới được chỉ ra nhưng tại sao rất lâu rồi vẫn không có được biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình? Cứ sai rồi phạt rồi lại tiếp tục sai, hình như báo chí giờ đâu có sợ cái hình phạt hành chính như vậy? Bởi số tiền nọpp phạt thực sự không thám vào đâu so với con số lợi nhuận mà họ thu được khi làm việc sai nguyên tắc. Thiết nghĩ đã tới lúc chúng ta mạnh tay hơn trong công tác quản lý báo chí rồi

    Trả lờiXóa
  9. Cho dù những tờ báo này bị xử lý mức phạt bao nhiêu, các cá nhân có liên đới bị cách chức thu thẻ thế nào, thì hình phạt nặng nề nhất đối với một tờ báo chính là sự tẩy chay của độc giả. Những nhà báo cam tâm chuyển đi những thông tin gây hại cho chính đồng bào của mình, mà lại lờ đi những đau khổ đang diễn ra ngay trước mắt, họ chưa khi nào xứng đáng với chức nghiệp nhà báo đầy cao đẹp.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh15:00 22/11/16

    khó đăng

    Trả lờiXóa
  11. Doanh nghiệp và người dân bây giờ gọi báo chí là con ngáo ộp, họ sợ đến mức ví nhà báo như con ngáo ộp mà người xưa hay dung để dọa trẻ con. Nh\ưng cay đắng nhất là nghe khái niệm “truyền thông bất lương”. Xét cho cùng, sự “bất lương” cũng mọc lên từ đồng tiền bất nghĩa mà thôi. Để góp phần chấn chỉnh đạo đức nghề nghiệp của nhà báo hiện nay để bảo vệ người đọc trước những thông tin sai lệch, Cục Báo chí, Bộ Thông Tin & Truyền Thông đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 14 cơ quan báo chí do có thông tin sai sự thật trong vụ “Học sinh lớp 6 ở Gia Lai tự tử vì không có áo mới đến trường”, vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Cùng với việc bị phạt tiền, các cơ quan báo chí này phải cải chính và xin lỗi theo quy định.




    Trong số này có xuất hiện những tờ báo có tên tuổi như Báo điện tử VOV, Báo điện tử Tiền phong, Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô.




    Tùy theo mức độ nghiêm trọng, các tờ báo đã bị xử phạt hành chính theo 3 mức độ khác nhau, mức phạt cao nhất là 15 triệu dành cho 6 tờ báo có bài viết giật tít làm ảnh hưởng nghiêm trọng nhất...

    Trả lờiXóa
  12. Tường Minh15:48 22/11/16

    Sau vụ nước mắm bị đưa tin sai, 50 cơ quan báo chí đã bị phạt vì đưa tin sai sự thật, mà hơn thế còn có cả sự toan tính và sắp đặt từ trước.Thế mới thấy rang Báo chí liều lĩnh và bất chấp để "kiếm chác" hoặc "vì lợi ích nhóm" để câu kết mà hãm hại đối thủ hay ngành, nghề cạnh tranh khác;Truyền thông bẩn, tức nhà báo thiếu phẩm chất, còn rất nhiều và những luồng tin như thế sẽ biến xã hội trở nên dối trá, lệch lạc và bất chấp luật pháp. Báo chí tự khiến mình mất đi giá trị trong mắt dân chúng; Sự làm ăn bất chính trong một môi trường truyền thông và luật pháp không nghiêm khiến họ không ngần ngại làm những điều tồi tệ, mà đó cũng có thể gọi tên chính xác là tàn ác, để đạt mục đích kinh doanh hay làm ăn của mình.Nếu đã cầm bút, hãy tôn trọng sự thật, nếu đã viết ra, đừng bao giờ dối trá. Hãy xứng đáng là người của con chữ và ngôn luận trung thực, chỉ điều đó mới đem lại giá trị thực sự cho người làm báo mà không tiền bạc hay lợi ích nào có thể sánh được.

    Trả lờiXóa
  13. Bộ Thông tin Truyền thông và đặc biệt là vai trò của bộ trưởng trương minh tuấn đã thực hiện vai trò của một cơ quan nhà nước trong việc quản lý báo chí và lần này có vẻ họ nhận được sự đồng tình của dư luận. Dù vậy, trong một môi trường tự do thì việc đưa ra toà các tờ báo làm phương hại đến lợi ích quốc gia nên là việc của bất kỳ cá nhân hoặc hội đoàn độc lập. Toà án sẽ xét xử theo các quy định pháp luật đối với những sai phạm, nếu có, của 50 tờ báo lá cải này.

    Trả lờiXóa
  14. Phải truy xem ai đứng sau vụ này. Nếu vụ này Nhà nước không kịp thời ra tay, nhóm lợi ích sẽ thao túng thị trường nước mắm truyền thống (Phú Quốc, Cát Bà ... ) bằng nước mắm công nghiệp. Xử phạt 200 triệu là quá thấp.
    Mà tại sao không nêu rõ nhận tiền tài trợ từ ai. Đó mới là điều quan trọng mà mọi người muốn biết nhất.

    Trả lờiXóa
  15. Còn những thiệt hại của những cơ sở sản xuất và kinh doanh nước mắm truyền thống thời gian qua ai bù đắp? Vinastas thì xử lý như thế nào? Qua vụ việc này mong các báo dung ngòi bút của mình: có tâm, có tầm hơn. Đừng vì lợi ích nhỏ mà bẻ cong ngòi viết, làm ảnh hưởng đến người khác. Chúc các báo và bộ trưởng bộ thông tin khỏe!

    Trả lờiXóa
  16. "Cạnh tranh bẩn" kết hợp với "Bàn tay bẩn" của Vinatas và "Báo lá cải" đã làm cho một mảng sản xuất truyền thống của người Việt lao đao. Đề nghị xử lý nghiêm vụ này. Người tiêu dùng hãy sáng suốt và dạy cho "đám chơi bẩn" một bài học, bằng cách nói không với nhãn hàng "chơi bẩn".

    Trả lờiXóa
  17. Xử báo là một chuyện mà còn cần phải xử thật nặng Vinastas. Cái này chắc chắn có kẻ xấu đứng sau điều khiển. Vì với số lượng mẫu như vậy thì số tiền kiểm nghiệm rất lớn, thời gian kiểm nghiệm cũng lâu . Trung bình 1 mẫu kiểm cũng mất cả tuần nếu thực hiện dịch vụ nhanh. Với số lượng mẫu lớn như vậy thì thời gian lấy mẫu và ra kết quả bao lâu? Nếu Vinastas đã không nắm được luật, lại làm càng bậy bạ như vậy thì cần phải xử thật nặng .

    Trả lờiXóa
  18. Hiện nay nhiều cơ quan báo chí chạy theo xu hướng thị trường, xa rời mục đích tôn chỉ của mình để đổi lấy lợi nhuận, doanh thù và trên hết là lợi ích cả nhân. Trong thời gian qua, báo chí nước ta có quá nhiều vấn đề và trên hết nó thể hiện nhiều cơ quan báo chí đang xa rời đi mục đích tôn chỉ của họ, muốn tách khỏi sự quản lý của Nhà nước với mục tiêu là kiếm tiền.
    Đây chính là mầm mống vô cùng nguy hiểm để các thế lực thù địch có thể lợi dụng để biến báo chí thành công cụ chống phá Đảng và Nhà nước.
    Hơn bao giờ hết, báo chí cần phải có sự vào cuộc và xử lý mạnh tay hơn nữa của Bộ 4T và Bộ trưởng Trương Minh Tuấn

    Trả lờiXóa
  19. Trong hoạt động báo chí, một số yếu kém, khuyết điểm được nhắc nhở nhiều lần nhưng chậm khắc phục, có mặt, có lúc, có nơi còn trầm trọng hơn. Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng tăng.

    Trả lờiXóa
  20. phải nói rằng, một bộ phận không nhỏ nhà báo bây giờ không đủ tư cách để làm nhà báo, trước hết, phải nói rằng họ không có phẩm chất đạo đức xã hội, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn, làm báo không chỉ văn hay mà viết thế nào có ý nghĩa, phản ánh đúng thực chất, phản ánh đúng sự thật chứ không phải viết văn, làm thơ.

    Trả lờiXóa
  21. Xử phạt công khai là một chuyện, nhưng quan trọng hơn là các bác bên Bộ 4T phải làm sao cho ra được giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề này. Xuất phát từ thực tiễn tình hình của nền báo chí hiện nay, trước tiên theo tôi phải khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật để các cơ quan chuyên trách có công cụ pháp lý để xử lý các bác nhà báo "giỏi nói" này, tiếp đến là việc quán triệt pháp luật trong nội bộ các cơ quan báo chí đồng thời tổ chức các khóa đào tạo huấn luyện, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức nghề nghiệp cho các anh í.
    Chém gió vậy thôi chứ mình có phải bộ trưởng đâu. Nhưng mình tin các bác 4T làm được bác Mõ nhể ^^

    Trả lờiXóa
  22. Việc mạnh tay xử lí một loạt những sai phạm liên quan đến lĩnh vực báo chí trong thời gian vừa qua chứng tỏ Bộ thông tin truyền thông đang tích cực trong việc làm trong sạch nền báo chí nước nhà. Cần phải mạnh tay như vậy thì mới mong loại bỏ được những thứ ung nhọt đang tồn tại trong báo chí.

    Trả lờiXóa
  23. bacgiang19009:28 23/11/16

    Hiện nay, quyền lực thứ tư đang bị lạm dụng theo chiều hướng xấu, ỷ thế vào quyền lực ấy, một số nhà báo xịn thiếu đạo đức nghề nghiệp đã lợi dụng để gây ra những phi vụ đen, trong đó có cả những nhà báo từng giữ những cương vị quan trọng. Thêm vào đó, lại xuất hiện thêm các nhà báo rởm, mượn danh báo chí để kiếm chác theo kiểu đe dọa, bắt tay tổ chức những trận hợp chiến như kiểu "nước mắm", "con ruồi" hạ bệ các thương hiệu để ngoạm những miếng lớn đã manh nha. Báo chí đôi khi đã trở thành Báo hại mất rồi.

    Trả lờiXóa
  24. hagiang83609:30 23/11/16

    Vấn đề đạo đức truyền thông cần trở thành một phần quan trọng của chương trình đào tạo báo chí và cần phải thường xuyên được đề cập trong các báo và tạp chí, đặc biệt là tạp chí chuyên ngành. Hiện nay những ý kiến bất tín nhiệm đối với các cơ quan truyền thông, sự nghi ngờ về đạo đức của các phóng viên và sự bất bình đối với quyền lực của cơ quan truyền thông ngày càng dâng cao. Thiết nghĩ, Bộ thông tin truyền thông cần suy nghĩ, giáo dục lại về các nguyên tắc đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp báo chí đối với các nhà báo, đừng để báo chí đi sai hướng như hiện nay.

    Trả lờiXóa
  25. hoabinh03020009:37 23/11/16

    Thế mạnh vượt trội của quyền lực báo chí chính là tạo lập và định hướng dư luận, tuy vô hình nhưng có sức công phá rất ghê gớm. Chính vì vậy, có khá nhiều nhà báo, đặc biệt là các phóng viên trẻ, luôn ý thức tầm quan trọng của mình nên trong phong cách làm báo đã có biểu hiện ngáo nghênh, hợm hĩnh, dương oai. Họ cho mình cái thể được hỏi người khác một cách... vô tư, có thể phỏng vấn bằng chất giọng điều tra viên hỏi cung nghi can, lợi dụng báo chí để trục lợi cá nhân. Những người lợi dụng hay lạm dụng báo chí như trên, thực sự không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, mà còn không xứng đáng với đạo làm người.

    Trả lờiXóa
  26. thaibinh02340009:47 23/11/16

    Theo nhà báo Hữu Thọ các hành vi lạm dụng thế lực của một số nhà báo hòng trục lợi như: Ép buộc, van nài, đe dọa các doanh nghiệp để xin quảng cáo, ăn hoa hồng; Viết bài tâng bốc theo lối quảng cáo để nhận thù lao các kiểu; Mang thư bạn đọc đi đe dọa các đơn vị và người bị "tố cáo" để đòi tiền; Hùa nhau đánh thuê, đánh lên cao theo kiểu "Erostat đốt đền"; Viết bài bảo vệ tội phạm theo kiểu "dùng chữ nghĩa, hình ảnh để bảo kê"; Lợi dụng sự quen biết rộng rãi để tham gia đường dây chạy các thứ, kể cả chạy chức, chạy quyền.. Như thế này thì có khác gì xã hội đen đâu, cần lắm các biện pháp siết chặt quản lý báo chí.

    Trả lờiXóa
  27. Báo trí VN:
    Báo trí VN thời gian qua có rất nhiều vấn đề phải chấn chỉnh. Tôi đã đọc hơn 20 bài viết của Hoàng Hữu Phước và hàng trăm bài khác ở các trang TRE LÀNG, MÕ LÀNG, các bạn nên đọc thêm các bài của ông Hoàng Hữu Phước để chúng ta hiểu rõ đóng góp của TRE LÀNG, MÕ LÀNG cho nền báo chí nước nhà.
    Ví dụ tôi trích 1 đoạn trong các bài của Hoàng Hữu Phước: “ở Việt Nam, toàn bộ những gì là cơ quan ngôn luận chính thống đều là của Nhà Nước Việt Nam”; rằng “nguồn lực về tài chính, cơ sở hạ tầng và nhân lực do đó đều là của Nhà Nước ban cho, tức là từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách có từ Tam Quốc: tiền kinh doanh sinh lợi của quốc gia, tiền thuế thu của quốc dân, và tiền vay của quốc tế, mà tiền vay của quốc tế cũng được hoàn trả bằng tiền kinh doanh sinh lợi của quốc gia, tiền thuế thu của quốc dân, và tiền vay của quốc tế…khác”; rằng “nhà báo chính thống chính quy chính đạo chính danh chính nghĩa của Việt Nam phải nói về những sự thật có tác dụng làm đẹp đời sống, đẹp môi trường sống, vinh danh đạo đức – danh dự – trách nhiệm, phổ biến phổ quát phổ cập nhân rộng nhân bản nhân văn nhân đạo để xã hội tốt hơn nhờ con người tốt hơn giúp đất nước mạnh hơn chống chọi lại tất cả các thế lực thù địch một cách hiệu quả hơn bất kể nó đến từ đâu, từ quân thù xâm lược, từ bọn phá hoại từ hải ngoại, từ kẻ chống lại chế độ của đất nước này, từ bọn bá láp bêu xấu đất nước này, từ đám tham nhũng hối lộ làm ô danh đất nước này, từ lũ lưu manh đội lốt tôn giáo – nhân sĩ – trí thức – nhân quyền – tự do – dân chủ – lương tâm để bôi nhọ đất nước này; và rằng “nhà báo Việt Nam đương nhiên phải là những nhà báo chính thống chính quy chính đạo chính danh chính nghĩa, …không phải là những chuyên gia sales giúp tòa soạn mở rộng phụ trang quảng cáo, gia tăng doanh thu quảng cáo, gia tăng 3D tức chiều rộng chiều sâu và chiều cao của duy chỉ tòa nhà tòa soạn chứ không gia tăng chiều rộng chiều sâu và chiều cao của tầm vóc uy thế uy danh của tờ báo đối với toàn dân và toàn cầu.”
    Tôi nghì dẹp ngay cái “diễn đàn nhà báo trẻ” cho xã hội được yên!

    Trả lờiXóa
  28. thaibinhquetoi23410:04 23/11/16

    Lâu nay, người ta hay nói về "quyền lực thứ 4" của báo chí (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp), tôi không thích thú với khái niệm này vì tôi nghĩ là không chính xác, đồng thời dễ gây ảo tưởng với những người làm báo. Trong chế độ ta, báo chí chỉ là công cụ để tuyền truyền chủ trương chính sách của Đảng. Hoạt động báo chí là để phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Hy vọng các nhà báo hãy luôn giữ được phẩm chất đạo đức nghề báo của mình, đừng vì lợi ích cá nhân mà làm hỏng đi cả một ngày báo, hỏng đi hình ảnh của những nhà báo chân chính. Đã có rất nhiều nhà báo có lương tâm, có trách nhiệm với nghề, với cộng đồng từng đưa thông tin trung thực, từng dũng cảm phanh phui nhiều vụ việc tiêu cực, từng đưa đến cho bạn đọc nhiều tấm gương tốt, nhiều cảnh đời bất hạnh cần phải giúp đỡ... hãy nêu gương họ.

    Trả lờiXóa
  29. Hải Triều15:53 23/11/16

    Một số doanh nghiệp thay vì cạnh tranh trên thị trường, lại có hành vi bất chính, bất lương là sử dụng báo chí như một công cụ hiệu quả để "triệt" đối thủ cạnh tranh. Họ lên kế hoạch huy động một nhóm nhà báo, thậm chí một nhóm báo chí đăng loạt bài đưa tin tiêu cực về đối thủ, dưới dạng này hay dạng khác! Mọi đòn bẩn đều được đưa ra! Buồn thay, nhiều đại gia Việt đã sử dụng những ngón đòn "bẩn" này để triệt hạ đối thủ. Với kinh nghiệm luật sư, tôi chỉ khuyên các đại gia rằng," đi đêm có ngày gặp ma". Và mong các đại gia Việt, hãy cạnh tranh trên thị trường, "đừng ném đá giấu tay"! Và báo chí Việt, đừng trở thành "kẻ đánh thuê", có ngày chính họ sẽ "bị đánh vỡ mặt", "hối không kịp"! Nếu muốn tăng doanh thu quảng cáo, họ cần vừa bắt tay vừa "đấu" với các ông lớn Google, Facebook, vì có doanh thu quảng cáo trên đất Việt và từ doanh nghiệp Việt, mà không chịu nộp thuế cho nhà nước Việt!

    Trả lờiXóa
  30. Người dân trao cho truyền thông, báo chí cái gọi là quyền lực thứ tư thì người dân cũng có quyền đòi hỏi báo chí phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với độc giả. Không thể để tình trạng báo chí mập mờ lòe dân như hiện nay được. Đã tới lúc mạnh tay hơn nữa với báo chí rồi

    Trả lờiXóa
  31. Việc mạnh tay xử lý hàng loạt sai phạm của báo chí trong thời gian qua đã chứng tỏ sự quyết tâm của các cấp ngành trong việc làm trong sạch lại nền báo chí. Hy vọng qua sự việc lần này, những nhà báo phóng viên sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của mình, độc giả sẽ được tiếp cận với một nền báo chí lành mạnh hơn

    Trả lờiXóa
  32. Bangtuyetnhietdoi19:06 23/11/16

    Không phải hình phạt tước thẻ nhà báo, đình chỉ công tác phóng viên hay phạt hành chính cả một tờ báo đã là cách làm hiệu quả trong việc làm trong sạch nền báo chí nước ta. Chính thái độ của độc giả mới là nhân tố quyết định. Nếu chúng ta quyết tâm hơn nữa, nhất quyết quay lưng lại, tẩy chay tờ báo sai phạm thì mới là cách răn đe hiệu quả. Mọi người cần chung sức lại, vì một nền báo chí lành mạnh

    Trả lờiXóa
  33. Hungyen363619:09 23/11/16

    Nói thật một điều, trước đây chúng ta cứ bảo rằng "cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan" nhưng bây giờ thì những kẻ cướp ngày chính là những tay phóng viên nhà báo lá cải, những kẻ sẵn sàng vì tiền mà bán rẻ lương tâm, những kẻ lợi dụng danh nghĩa công việc để đe dọa, vòi vĩnh thậm chí là moi tiền một cách công khai và trắng trợn. Chừng nào nền báo chí vãn tồn tại những con sâu như vậy thì chừng đó chúng ta còn chưa được hưởng một nền báo chí trong sạch đâu

    Trả lờiXóa
  34. Hoabinh023419:14 23/11/16

    Xử phạt là một chuyện nhưng đằng sau chuyện xử phạt chúng ta cần đưa ra được giải pháp để khắc phục, thậm chí là chấm dứt những tồn tại trong ngành truyền thông báo chí hiện nay. Không thể để tình trạng cứ sai xong phạt, phạt xong lại tiếp tục sai, mọi chuyện vẫn đâu vào đấy thì đúng là không thể chấp nhận được. Cần tìm ra một chiến lược lâu dài và thực hiện mạnh tay để đạt kết quả

    Trả lờiXóa
  35. Báo chí giờ ngày càng xuống cấp, đăng tin nhảm nhí. Tin tức cập nhật nhanh nhưng thiếu chính xác. Phẩm chất đạo đức người làm báo thì càng phải cảnh báo vì sự xuống cấp. Báo chí thế này mà nhà nước không có biện pháp quản lý thì cũng loạn sớm thôi. Người dân có đọc thì đọc mấy tờ báo chính thống để có được thông tin chính xác.

    Trả lờiXóa
  36. việc đưa thông tin sai lệch ngày càng nhiều và tràn lan trên báo chí, vì vậy mà cần có những hình phạt nặng hơn để tình trạng này giảm đi, và không còn xảy ra trong tương lai nữa, chứ trước một mạng lưới thông tin dày đặc như nước ta hiện nay thì việc chọn lọc thông tin đã là rất cần rồi, và việc làm sao để những thông tin đó chính xác hơn nữa thì còn quan trọng hơn. chính vì điều này mà sự cần thiết việc nâng hình phạt lên là rất cần thiết

    Trả lờiXóa
  37. Tôi rất ủng hộ việc ông Trương Minh Tuấn mạnh tay xử lý những phóng viên vi phạm khi làm báo nhưng theo tôi đó chỉ là biện pháp tạm thời và chỉ khắc phục được phần ngọn nếu muốn khắc phục được tình trạng này tận gốc phải có đề án kế hoạch cụ thể từ việc giáo dục đạo đức cho phóng viên đến hình thức kỷ luật xử lý.

    Trả lờiXóa
  38. Báo chí đã thể hiện sự xuống cấp về văn hóa và đạo đức nghề nghiệp tệ hại nhất trong 10 năm trở lại đây

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog