Chia sẻ

Tre Làng

Không ‘chúc Tết, phong bì’: THÊM MỘT THÔNG ĐIỆP VỀ CHÍNH PHỦ LIÊM CHÍNH

Không ‘chúc Tết, phong bì’: Thêm một thông điệp về Chính phủ liêm chính

(Chinhphu.vn) – Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không chúc Tết lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo ngay trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì.

“Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành. Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy. Cần thực hiện nghiêm việc này. Chính phủ cần làm gương, từng thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng”, Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ thái độ rất quyết liệt.

Đặt trong bối cảnh hiện nay, có thể coi yêu cầu này của Thủ tướng là một mũi tên trúng nhiều đích.

Trước hết, trong bối cảnh Tết Nguyên đán sắp đến gần, Thủ tướng đã nhấn mạnh yêu cầu phải chủ động, tập trung chăm lo Tết cho nhân dân. Cùng với đó, dồn sức để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn còn lại của năm 2016, sau đó, bắt tay ngay vào công việc của năm 2017 từ những ngày đầu, tháng đầu, không để tình trạng “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.

Yêu cầu không chúc Tết lãnh đạo các cấp cũng là để tập trung thời gian, công sức vào công việc, trước hết là để người dân mọi miền có một cái Tết an vui, tiết kiệm, đồng thời góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Quan trọng hơn, yêu cầu của Thủ tướng đã gửi đi thông điệp về quyết tâm xây dựng một Chính phủ và một hệ thống hành chính liêm chính, phục vụ.

Thực tế, chúc Tết, mừng tuổi vốn là một phong tục của dân tộc, một nét văn hóa truyền thống đặc sắc mỗi dịp Tết đến, xuân về. Trên thế giới, việc biếu tặng cũng là việc thường thấy ở nhiều nơi như một biểu hiện của lòng hào hiệp, hiếu khách, thậm chí còn có hẳn một cuốn sách nổi tiếng về vấn đề này – cuốn “Luận về biếu tặng”.

Thế nhưng lâu nay, việc chúc Tết ở nhiều nơi đã bị biến tướng, là dịp để nhiều người “lấy lòng” cấp trên. Nhiều người không muốn nhưng vì nhiều lý do khác nhau cũng phải vất vả, lao tâm khổ tứ cho quà Tết!

Đối với người dân, việc cán bộ, công chức bỏ thời gian, công sức đi chúc Tết lãnh đạo đã là phản cảm, kèm theo đó là “phong bao, phong bì, biếu xén” thì lại càng không thể chấp nhận. Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra chỉ đạo “không chúc Tết” khi ông đang quyết liệt chỉ đạo các giải pháp phòng chống tham nhũng lãng phí.

Hơn thế nữa, mới đây Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết mới xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó đã thẳng thắn chỉ ra những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Theo Thủ tướng, việc chống những biểu hiện suy thoái phải bắt đầu từ những việc rất bình thường như chúc Tết. Không phải ngẫu nhiên khi cùng một gốc từ nguyên với nghĩa là “cho”, từ “gift” có nghĩa là “quà tặng” trong tiếng Anh, lại có nghĩa là “độc dược” trong nhiều ngôn ngữ châu Âu khác!

Tất nhiên, không phải ai cũng đi chúc Tết vì những động cơ không trong sáng. Nhưng như người xưa đã nói, nơi ruộng dưa thì không nên xỏ giày, dưới cây mận thì không nên sửa nón, việc dứt khoát nói không với chúc Tết như yêu cầu của Thủ tướng sẽ xóa bỏ sự hoài nghi của người dân, của công luận.

Tất nhiên, không chúc Tết chỉ là một việc, còn rất nhiều việc phải làm để thực hiện được mục tiêu nói trên. Nhưng yêu cầu của Thủ tướng cũng chính là một cam kết với người dân và với cam kết này, người dân đang hết sức kỳ vọng vào một Chính phủ, một hệ thống hành chính liêm chính, trong sạch.

Còn nhớ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới nhậm chức, một trong những chỉ đạo đầu tiên của ông là yêu cầu các địa phương, bộ ngành không đến tặng hoa, chúc mừng Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và bộ trưởng. Trên thực tế, việc này đã được chấp hành nghiêm túc và người dân mong đợi chỉ thị mới của Thủ tướng cũng sẽ được thực thi như vậy.

Điều này đòi hỏi sự đồng tâm, hiệp lực của tất cả các thành viên Chính phủ và sự giám sát của các tầng lớp nhân dân; không chỉ góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, mà còn giúp ngày Tết trở về với ý nghĩa nhân văn đích thực, vốn có.

Hà Chính

18 nhận xét:

  1. bacgiang19010:53 2/12/16

    Việc biếu xén quà cáp nhân dịp Tết cho các lãnh đạo bây giờ đa số là để lợi dụng, như một hình thức mua bán đổi chác, đôi khi còn là sự bắt buộc, để mong được yên khi xếp điểm danh mà không có mặt và tránh bị "trù" trong công việc. Nói chung là biến tướng nhiều lắm, người dân rất mong Thủ tướng với vai trò là người đứng đầu nhà nước chỉ đạo quyết liệt vấn đề này, để xây dựng một đất nước trong sạch, không tham nhũng, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chính phủ. Đưa đất nước ngày càng phát triển vững mạnh.

    Trả lờiXóa
  2. hagiang83610:55 2/12/16

    Hoan hô Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sự chỉ đạo của Đồng chí quá đúng, quá trúng, rất mong Thủ tướng triển khai quyết liệt vấn đề này, để xây dựng một Chính phủ liêm chính, phục vụ nhân dân. Thực trạng hàng năm, cứ đến độ tết đến, xuân về xe từ các tỉnh thành, địa phương về Hà Nội chúc tết đông lắm, mà chủ yếu là quan chức và doanh nghiệp, việc chúc tết lãnh đạo trung ương là việc quan trọng không thể thiếu, chỉ riêng việc chúc tết thôi đã chiếm biết bao thời gian, tiền bạc. Thiết nghĩ, các vị nên giành thời gian, tiền bạc đó vào chăm lo cho nhân dân địa phương có một cái tết vui vẻ, ấm no. Dân mình còn nghèo lắm!

    Trả lờiXóa
  3. hoabinh03020011:02 2/12/16

    Lâu nay việc chúc tết Lãnh đạo đã bị biến tướng nhiều lắm, phong bao, phong bì liên tục, kiểu đây là dịp để "lấy lòng" cấp trên. Phong tục chúc tết của dân tộc ta bao đời nay đẹp thế nhưng hiện nay nó biến tướng nhiều quá, làm mất hết vẻ đẹp của phong tục truyền thống. Ở quê tôi, tết đến mọi người phải cố gắng làm lụng nhiều lắm để kiếm được 2, 3 triệu lo cái tết cho con cháu. Số tiền chi ra để đi chúc tết, biếu xén hàng năm của các vị lãnh đạo chắc nhiều lắm, không đoán được bao nhiêu nhưng dám khẳng định là không nhỏ tý nào. Mong các vị dùng tiền đó để lo tết cho dân. Tôi nghĩ các lãnh đạo trung ương nhà mình hoàn toàn ủng hộ việc này.

    Trả lờiXóa
  4. thaibinh02340011:03 2/12/16

    Việc chỉ đạo không chúc tết lãnh đạo, cấp trên không phải là vấn đề mới, đã có văn bản chỉ đạo từ mấy năm nay. Tuy nhiên việc thực hiện lại không phải dễ dàng bởi nhiều lý do, việc xử lý vi phạm lại không hề đơn giản, nhưng thôi không bàn cụ thể, dù sao chúng ta cũng ủng hộ sự chỉ đạo của Thủ tướng. Người dân đang trông mong chờ hành động của các nhà lãnh đạo cấp cao để giải tỏa những bức xúc trong dân về vấn đề chúc tết lãnh đạo hàng năm.

    Trả lờiXóa
  5. thaibinhquetoi23411:04 2/12/16

    Ý tưởng của Thủ tường là đúng đắn, hợp lòng dân, để tăng hiệu quả của chỉ thị này, đề nghị Thủ tướng cứ phát động nhân dân tố giác những Lãnh đạo tiếp khách ngày tết, tố giác những cán bộ đến chào các Xếp những ngày tết, đảm bảo việc này sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Tôi thấy cứ giáp tết việc xếp hàng vào chúc tết Lãnh đạo tấp lập như xếp hàng thời bao cấp, đông vui khôn tả. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng phải có chế tài để kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chỉ thị này để sau tết công khai cho dân chúng biết.

    Trả lờiXóa
  6. Những việc làm như vậy là hết sức cần thiết và thiết thực, nó sẽ đẩy lùi một vấn nạn đã tồn tại trong xã hội trong những năm qua là nạn quà cáp, phong bì. Việc Chính phủ quyết tâm thực hiện như vậy chứng tỏ Chính phủ đang dần kiện toàn và trở thành một Chính phủ liêm chính tron lòng nhân dân.

    Trả lờiXóa
  7. Lê Huy Vũ19:34 2/12/16

    Những hành động như vậy của Chính phủ thể hiện rất rõ quyết tâm đẩy lùi những căn bệnh tiêu cực đang tồn tại trong những cơ quan của Nhà nước trong những năm qua. Chúng ta có quyền hi vọng vào một bộ máy lãnh đạo đất nước trong thời gian tới sẽ là một bộ máy kiện toàn, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ.

    Trả lờiXóa
  8. Khi người ta quý mến tôn trọng nhau thì thiếu gì cách thể hiện tình cảm, sao cứ phải đợi đến tết để lũ lượt kéo đến nhà sếp để lợi dụng việc chúc têt để đút lót và nhờ vả. Do vậy, Thủ tướng quán triệt là rất đúng với tình hình hiện nay. việc dứt khoát nói không với chúc Tết như yêu cầu của Thủ tướng sẽ xóa bỏ sự hoài nghi của người dân, của công luận.Nhưng yêu cầu của Thủ tướng cũng chính là một cam kết với người dân và với cam kết này, người dân đang hết sức kỳ vọng vào một Chính phủ, một hệ thống hành chính liêm chính, trong sạch. Và chắc chắn thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm được và lấy lại được lòng tin của người dân.


    Trả lờiXóa
  9. Xuân Hương22:30 4/12/16

    Cho đến giờ tôi vẫn chưa tìm thấy lý do gì để có thể không ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một cách tuyệt đối.

    Những cố gắng để một bộ máy Chính phủ chuyển động là điều mà Thủ tướng đang hết sức cố gắng. Thậm chí, là những phát biểu xích lại gần thêm với nhân dân.

    Trong khi nhiều lãnh đạo đang mê mải với điều gì đó xa vời vợi, thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn đang từng bước tiến đến sự nhất quán của một Chính phủ kiến tạo và liêm chính.

    Hãy tôn trọng những nỗ lực ấy một cách chân thành, bởi đó là cơ may cho hy vọng.

    Trả lờiXóa
  10. Đây là việc "phải làm", nó giống như việc cấm pháo. Phải cấm vì nó đã bị biến tướng quá mức chứ thực ra chút quà tết biểu lộ tình cảm, biếu quà, cho lại nhau cùng hoan hỷ đón năm mới là một phong tục đáng yêu. Thủ tướng ra lệnh vì cần thiết Chúng ta thì nên buồn vì một phong tục đáng yêu bị biến tướng đến mức phải cấm.

    Trả lờiXóa
  11. Mấy năm gần đây, năm nào chả có văn bản chỉ đạo không chúc tết lãnh đạo, cấp trên. Tuy nhiên việc thực hiện lại không phải dễ dàng bởi nhiều lý do, việc xử lý kỷ luật khi ai đó vi phạm lại không hề đơn giản, nhưng thôi không bàn cụ thể, dù sao chúng ta cũng nên ủng hộ quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng. Vấn đề có lẽ người dân đang trông mong ở các nhà lãnh đạo hiện nay là nói ít làm nhiều, làm kịp thời dù việc đó là nhỏ nhưng bức xúc trong dân thì cần kiên quyết chỉ đạo làm bằng được để lấy lại niềm tin trong dân

    Trả lờiXóa
  12. Nói rất hay. Nhưng chỉ là CỬA TRƯỚC thôi. Còn CỬA SAU thì sao? Với lại bjo nghệ thuật biếu quá nó đã cao siêu lắm rui. Gần Tết là vợ sếp mua về vài cây cảnh nho nhỏ, hôm sau có người đến chơi khen: Ôi cây đẹp thế, rồi ngỏ ý mua lại. Người đó định giá cái cây cảnh tý hon cả tỷ. =

    Trả lờiXóa
  13. Chúc tết là một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc ta . Thủ tướng nói không được chúc tết Thủ tướng tôi nghe không được thuận lắm , vấn đề là chúc tết như thế nào , phải lành mạnh và đúng với phong tục tập quán của ông bà tổ tiên để lại là được , còn nếu như lợi dụng chúc tết để hối lộ , quà cáp biếu xén để nhằm mục đích khác thì cấm là đúng

    Trả lờiXóa
  14. Tin tưởng ở Thủ Tướng và các thành viên chính phủ! Việc biếu quà cáp, chúc tụng chỉ làm cho một bộ phận cán bộ thêm hư hỏng, làm việc kém hiệu quả và gây nên dự luận xấu! Cảm ơn Thủ Tướng đã có chỉ thị kịp thời, chúc Thủ Tướng và các thành viên Chính Phủ luôn luôn mạnh khoẻ, nhân dân rất tin tưởng!

    Trả lờiXóa
  15. Ai cũng biết người Việt xem ngày Tết là đặc biệt trong năm. Đó là dịp để mọi người nghĩ về nhau và thăm hỏi nhau sau một năm bươn chãi vất vả. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng việc thăm viêng lãnh đạo ngày Tết đã bị biến tướng thành công cụ mưu cầu danh lợi phi pháp. Lãnh đạo cấp dưới biếu xén và hối lộ lãnh đạo cấp trên, tạo ra một thứ quyền lực được mua bán trên thị trường. Việc này dẫn đến hậu quả là Chính phủ không minh bạch vì các chức vụ đã bị mua. Ai cũng biết rằng chẳng vị nào bỏ tiền túi ra cả. Tiền đều lấy từ ngân sách Nhà nước. Cụ thể là, tiền lấy từ túi của Nhân dân. Vì thế, tôi thấy việc Thủ tưởng đưa ra đề nghị không thăm, chúc Tết hay biếu xén lãnh đạo ngày Tết là có lý của Thủ tướng.

    Trả lờiXóa
  16. Việc chủ đạo của Thủ Tướng về vấn đề chúc tết là rất cần thiết, chúng ta cần phải bỏ dần những hình thức xấu này, chính những việc làm này đang làm cho xã hội chúng ta chậm phát triển và người tài không được trọng dụng niềm tin của nhân dân mất dần.

    Trả lờiXóa
  17. trong bối cảnh Tết Nguyên đán sắp đến gần, Thủ tướng đã nhấn mạnh yêu cầu phải chủ động, tập trung chăm lo Tết cho nhân dân. Cùng với đó, dồn sức để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn còn lại của năm 2016, sau đó, bắt tay ngay vào công việc của năm 2017 từ những ngày đầu, tháng đầu, không để tình trạng “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.

    Trả lờiXóa
  18. Yêu cầu của thủ tướng chính là thông điệp của một chính phủ liêm chính. Những hành động như vậy của Chính phủ thể hiện rất rõ quyết tâm đẩy lùi những căn bệnh tiêu cực đang tồn tại trong những cơ quan của Nhà nước trong những năm qua.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog