Chia sẻ

Tre Làng

KHÔNG PHẢI CON CHÁU LÃNH ĐẠO, CÒN LÂU MỚI ĐƯỢC ĐỀ BẠT

"Không phải con cháu lãnh đạo, còn lâu mới được đề bạt"

Nếu ông không phải là bí thư, bộ trưởng, chủ tịch, còn lâu người ta mới đề bạt con cháu. Con nông dân học giỏi tại sao không xin việc được?

Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt trao đổi với PV xung quanh chuyện bổ nhiệm cán bộ. 

Mọi thứ đều đúng quy trình

Trong năm nổi lên nhiều vụ bổ nhiệm cán bộ, nhiều ý kiến cho rằng đó là biến tướng của tham nhũng, thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả tham nhũng như ĐB Lê Thanh Vân cảnh báo. Vậy các quy định về phòng chống tham nhũng hiện nay đề cập vấn đề này thế nào?

Tất cả mọi thứ bây giờ đều đúng quy trình cả, không ai nói không đúng quy trình đâu. Người ta cũng bỏ phiếu từ trên xuống dưới đầy đủ, không có gì sai.

Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt. (Ảnh: Thu Hằng)

Nhưng thực tế rất vô lý. Anh không phải bí thư tỉnh ủy, bộ trưởng thì ai dám đề xuất con anh, cháu anh. 

Như tôi là con nông dân thì cấp dưới có dám đề xuất không. Bởi vì mác của ông thế rồi người ta mới đề xuất chứ. Người ta có chú ý đến người tài đâu mà chú ý đến cái mác của người đó để xem xét con cái, người thân của ông đó, bà đó để đề xuất.

Đúng quy trình nhưng quy trình áp với thực tiễn không đi vào cuộc sống, không đúng với thực tế, mục đích của Đảng về việc bổ nhiệm cán bộ có tài có đức thì phải xem lại quy trình đó có đúng không để cải tổ lại.

Quy trình là tập thể nhưng tập thể thì lại xảy ra chuyện tôi vì anh, anh vì tôi chứ không vì cái chung. Như Hải Dương 44/46 người làm lãnh đạo cả không thấy ai nhân viên cũng quy trình đúng cả thì đó là quy trình bậy.

Theo ông, việc bổ nhiệm như vậy có phải là biến tướng của tham nhũng như ĐB Trương Trọng Nghĩa từng nói không?

- Để kết luận có tham nhũng hay không là một vấn đề phức tạp và khó. Bởi vì quá trình bổ nhiệm là do tập thể quyết định, người ta nói chỉ là một cá nhân, chỉ 1 phiếu thôi. 

Ai có thể kết luận được bí thư chỉ định việc bổ nhiệm này, không có. Vì từ dưới cơ sở giới thiệu lên cơ mà.

Thậm chí có ông bí thư bảo bổ nhiệm con tôi thì tôi mang tiếng lắm nhưng bên dưới cứ bảo con ông là việc con ông, chúng tôi giới thiệu người tài. Trong khi bây giờ đánh giá cán bộ tài hay không tài là cả vấn đề.

Nếu làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của những người này thì được nhưng cái này cũng rất khó khăn. Bởi, muốn quy kết có tham nhũng hay không phải chứng minh yếu tố vụ lợi.

Còn nếu không chứng minh được thì không thể nói tham nhũng được. Ở Tây thì chẳng cần chứng minh vụ lợi, tư lợi gì hết, làm cái này sai là sai, tham nhũng là tham nhũng. Còn mình cứ phải chứng minh yếu tố vụ lợi rất khó khăn.

Nếu ông không phải là bí thư, bộ trưởng, chủ tịch còn lâu người ta mới đề bạt con cháu ông. Con nông dân học giỏi đầy ra đấy tại sao không xin việc được. Đấy là vấn đề.

Ông Vũ Huy Hoàng phạm luật Phòng chống tham nhũng

Như trường hợp của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giới thiệu con trai để bổ nhiệm vào vị trí khá nhạy cảm trực thuộc bộ của ông quản lý là quá rõ?

Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng là không bổ nhiệm người thân vào những vị trí mà mình quản lý, phụ trách. Cho nên việc ông Hoàng bổ nhiệm con trai như vậy là vi phạm luật phòng chống tham nhũng.- UB Kiểm tra TƯ có gửi công văn hỏi ý kiến Thanh tra CP là hành vi của ông Vũ Huy Hoàng như vậy có vi phạm luật Phòng chống tham nhũng không. Tôi vừa ký văn bản trả lời là có vi phạm vào quy định của luật Phòng chống tham nhũng.

Tuy ông Hoàng không quyết định bổ nhiệm trực tiếp mà do HĐQT Sabeco bầu nhưng ông Hoàng là thành viên ở đấy nhưng lại giới thiệu con trai cho HĐQT bầu là vi phạm.

Nhưng văn bản giới thiệu con ông Hoàng là do thứ trưởng Bộ Công thương trực tiếp ký, vậy có truy trách nhiệm ông ấy được không?

- Dù văn bản giới thiệu là thứ trưởng ký đi nữa thì ông ấy là Bộ trưởng, là người đứng đầu thì người khác ký ông vẫn phải chịu trách nhiệm. Và cũng bởi vì con ông thì HĐQT mới bầu chứ con ông Đạt sao người ta bầu được. Còn nếu để HĐQT Sabeco tự tìm người lại là chuyện khác.

Đây là trường hợp rất cụ thể. Con ruột của mình, mà mình lại làm quản lý có quyền chỉ đạo cả HĐQT cơ mà. Trường hợp này khác với ông bí thư chỉ được chỉ đạo về mặt chủ trương chứ không có quyền quyết định như ông bộ trưởng. Ở đây ông Hoàng giới thiệu bổ nhiệm con trong lĩnh vực kinh doanh do ông trực tiếp quản lý thì rõ quá rồi.

Trong thực tế có nhiều trường hợp cấp dưới đề nghị bổ nhiệm con cháu của cấp trên vào vị trí này vị trí nọ nhưng họ sẵn sàng bỏ, vì ngại mang tiếng. Như trường hợp con của Tổng bí thư có nhiều chỗ đề bạt nhưng Tổng bí thư có đồng ý đâu.

Theo Thu Hằng (VietNamNet)

22 nhận xét:

  1. Bỏ qua con cháu dân thường, thiên vị con cháu cán bộ tất nhiên là sai. Nhưng "Tài" và "Đức" là cái quái gì mà nói mãi thế? Đây là giọng điệu đãi bôi cơ hội.

    Bác Hồ, Cụ Giáp chưa bao giờ dùng từ "Tài" và "Đức". Bổ nhiệm cán bộ phải căn cứ vào 2 tiêu chí: HỒNG - CHUYÊN. HỒNG VÀ CHUYÊN!!

    HỒNG VÀ CHUYÊN!

    HỒNG VÀ CHUYÊN!

    Một bà già bán rau đầy Đức đấy nhưng có làm được việc nước không? Đức gì, Tài gì ? Hiện đang có thiếu kẻ tài trong lãnh đạo, nhưng đó là tài vặt dùng để thăng quan tiến chức, phát tài, làm giàu, không phải là tài về công việc cụ thể phải làm (chuyên!).

    HỒng và Chuyên là cái cần. Không phải đức và tài chung chung quái gì hết hết con mẹ nó. Còn cứ giọng điệu lời hay ý đẹp bùi tai người nghe thì không ai nghe nổi đâu. Muốn chống tham nhũng tiêu cực, tự diễn biến thì phải cụ thể chi tiết, phải bổ nhiệm người HỒng và Chuyên. Đức và Tài là cái gì? Một người có tư tưởng quan điểm đúng đắn thì tất nhiên người đó là Đức, nhưng đó là đạo đức chính trị đạo đức CM cần có lo việc nước việc dân.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh13:28 16/12/16

    Mặc kệ những lý giải của bạn,bao năm nay giới có tiền có quyền (tài và đức ) vẫn thống trị cả đất nước 90 triệu người. Chỉ có hai lý do:một là họ thật sự có tài có đức,lẫn hồng và chuyên như kiểu ban nói,và hai là 90 triệu con người kia chịu thuần phục vì nhụt chí . Thế đấy,các người chỉ giỏi nói nhưng không dám tỏ thái độ. Thôi thì cam chịu phận hèn đi cho nó lành nhá .

    Trả lờiXóa
  3. Lần đầu tiên mới nghe người nói thẳng như Bác Đạt. Sở dĩ chúng ta chậm phát triển và tham nhũng tràn lan như hiện nay là vấn nạn con ông cháu cha. Nếu có gốc lớn thì yên tâm không cần học không cần phấn đấu, đến ngày là có người đưa lên vị trí ngon lành, tha hồ vơ vét, chẳng ai dám đụng đến.

    Trả lờiXóa
  4. Thời Trần rất mạnh, đánh tan 3 lần quân Nguyên, nhờ nhà Trần trọng dụng nhân tài, Quốc sư Trần thủ Độ rất ghét đề bạt người thân quen , chính Quốc sư sẽ chặt ngón tay những người muốn vào quan trường qua vợ của Quốc Sư để phân biệt quan qua thi cử...Từ đó chẳng ai muốn gửi gắm mà phải qua thi tuyển thật sự, bây giờ thì chẳng còn chuyện như vậy nữa rồi.

    Trả lờiXóa
  5. Nói không chứng minh được là sai. Đầu tiên phải coi cái ông giới thiệu con lãnh đạo có vụ lợi không, việc giới thiệu đó có thể coi là hành vi hối lộ (hối lộ chức vị) và việc chấp nhận đề bạt do cấp dưới đưa lên của lãnh đạo được xem như hành vi nhận hối lộ. Nếu là thời chiến các vị có dám "bổ nhiệm" con, cháu mình là người lính tiên phong?

    Trả lờiXóa
  6. Đây có lẽ là câu nói thật nhất cho công tác cán bộ hiện nay. Đó là lý do vì sao Việt Nam kém cỏi sao bao năm vật lộn trong kinh tế toàn cầu. Cái tài thực thụ không được trọng dụng, mà cái tài lẻo mép lại được phát huy tối đa. Lâu rồi mới có được quan chức như bác, mà dân dã có câu "Bác chỉ được cái nói đúng". Nhưng những người nói đúng như bác chỉ được như bác cũng là cảm ơn rồi. Nhiều người còn . . .

    Trả lờiXóa
  7. Bằng cấp chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng việc anh này đi làm không biết được 6 tháng liệu có thể xác nhận được năng lực thực chất chưa mà đã đề xuất chức mới, lần thứ 2 thì mới có 32 ngày lại được thăng chức.. thật không khỏi làm cho người khác nghi ngờ!

    Trả lờiXóa
  8. Quy định bổ nhiệm cán bộ nhà nước, lãnh đạo cấp cao đã được quy định rõ. Đó là những gì mà quá trình nghiên cứu lâu dài đặt ra để có thể có được đội ngũ cán bộ tốt nhất, mỗi người đều phải chấp hành thôi. Phải có quá trình tuyển chọn kĩ càng thì tình trạng nhóm lợi ích, con ông cháu cha, hay vì bất cứ quyền lợi nào khác mới có thể bị hạn chế đến mức thấp nhất, đó là những điều mà các cơ quan vẫn đang tiến hành.

    Trả lờiXóa
  9. Việc bổ nhiệm đề bạt con cháu lãnh đạo từ lâu đã không còn là chuyện lạ ở nước ta rồi. Việc làm này chẳng khác gì tham nhũng cả, thậm chí còn có nhiều nguy cơ hơn cả nạn tham nhũng, bởi nó sẽ đưa lên một lứa cán bộ tài thì thiếu mà tiền và thế lực chống lưng thì có thừa. Đây là mối nguy hại cho đất nước

    Trả lờiXóa
  10. Quy trình bổ nhiệm cán bộ đã được quy định rõ ràng, bất cứ việc đề bạt, bổ nhiệm nào cũng phải tuân theo. Thế nhưng tình trạng bổ nhiệm con cháu lãnh đạo cấp cao nắm giữ các vị trí quan trọng không pải ít ở nước ta. Tại sao lại có tình trạng này? Đó là vi khâu kiểm tra, kiểm soát quy trình bổ nhiệm chưa được sát sao, chưa chặt chẽ dẫn tới nhiều lỗ hổng để những cá nhân làm sai có thể lách luật

    Trả lờiXóa
  11. Bangtuyetnhietdoi19:27 16/12/16

    Thực trạng nước ta hiện nay là bộ máy nhà nước đang tồn tại một bộ phận lớn những người được gọi là "con ông cháu cha". Đây là những cá nhân thường được bổ nhiệm và thăng tiến rất nhanh nhờ cái mác của họ, bất chấp trình độ và kinh nghiệm công tác ra sao. Không thể phủ nhận những đóng góp cũng như tài năng của một số người trong bộ phận "con ông cháu cha" này được nhưng những tài năng thật sự đi lên bằng năng lực và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình công tác thì phải nói là quá ít, vô cùng ít.

    Trả lờiXóa
  12. Hungyen363619:30 16/12/16

    Rất lâu rồi mới có người dám nói thẳng, nói thật vào sự yếu kém trong công tác bổ nhiệm cán bộ nước ta. Nhưng trước khi lên án những người được gọi là "con ông cháu cha" thì chúng ta cần xem xét lại động cơ của người đề bạt họ, bởi lẽ đây là những người gián tiếp góp phần vào quá trình bổ nhiệm. Nếu những người này không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân thì liệu họ có làm vậy hay không?

    Trả lờiXóa
  13. Hoabinh023419:33 16/12/16

    Việc đề bạt con cháu lãnh đạo vào công tác tại cơ quan nhà nước cũng như năm giữ những vị trí quan trọng đang là một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý cán bộ nước ta. Những người có tài thực sự thường không được trọng dụng bằng những người có cái mác côn ông cháu cha. Đó là lý do tại sao nước ta xảy ra tình trạng chảy máu chất xám, thiếu hụt nhân tài vì những người đó đa phần đề đi tìm cơ hội ở những nơi coi trọng đúng năng lực và khả năng của họ

    Trả lờiXóa
  14. Hoabinh03020020:44 16/12/16

    Mong rằng thời gian tới cơ quan chức năng sớm xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm minh những cá nhân sai phạm, làm sai quy trình trong vụ việc bổ nhiệm vụ phó 26 tuổi để lấy lại niềm tin của nhân dân vào công tác tổ chức cán bộ của Nhà nước ta. Làm sao có chuyện bổ nhiệm vụ phó siêu tốc độ như vậy đối với cán bộ trẻ măng, chưa có kinh nghiệm, chưa trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện được

    Trả lờiXóa
  15. Thaibinh02340020:59 16/12/16

    Vụ việc Vũ Minh Hoàng sinh năm 1990 đang học ở Trung Quốc thì được tuyển dụng làm công chức tập sự, thời gian tập sự 12 tháng. Sau đó dù Hoàng không làm việc tại cơ quan một ngày nào nhưng lại được cử đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Nhật Bản đến tháng 9/2017. Rồi chỉ 5 tháng sau, ngày 15/1/2016, dù vẫn đang học ở nước ngoài nhưng Hoàng vẫn được bổ nhiệm làm phó vụ trưởng Vụ Kinh tế của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Đây là vụ việc bổ nhiệm cán bộ có nhiều dấu hiêu vi phạm, khuất tất và cần phải được xác minh, làm rõ trong thời gian sớm nhất

    Trả lờiXóa
  16. Trong thực tế có nhiều trường hợp cấp dưới đề nghị bổ nhiệm con cháu của cấp trên vào vị trí này vị trí nọ nhưng họ sẵn sàng bỏ, vì ngại mang tiếng. Như trường hợp con của Tổng bí thư có nhiều chỗ đề bạt nhưng Tổng bí thư có đồng ý đâu.

    Trả lờiXóa
  17. Thaibinhquetoi23421:03 16/12/16

    Trong vụ việc Vụ phó 26 tuổi này có rất nhiều điểm bất minh, không hợp lý, chẳng hạn như Hoàng được kết nạp Đảng sau 2 ngày tập sự ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và trước khi làm đơn đi du học nước ngoài 35 ngày. Tuy nhiên, hồ sơ Đảng viên của cán bộ 9X này không có ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Hoàng cũng còn chưa được quy hoạch chức danh nào, thậm chí còn chưa làm việc ở cơ quan được mấy ngày, vậy mà được bổ nhiệm chức vụ cao như vậy, thật không chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  18. Hagiang83621:07 16/12/16

    Theo quy chế làm việc của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ được ban hành năm 2012, các vụ trưởng, phó vụ trưởng, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng thuộc thẩm quyền quyết định của thường trực ban chỉ đạo, nhưng khi ra quyết định bổ nhiệm phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định. Bao nhiêu người tài phấn đấu cả cuộc đời còn chưa mơ đến chức danh Phó Vụ trưởng, vậy mà một cậu thanh niên chưa lao động, cống hiến ngày nào được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng một cách thần tốc, cần phải xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm trong vụ việc này

    Trả lờiXóa
  19. Bacgiang19021:11 16/12/16

    Gần đây nhiều vụ việc sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ xảy ra đã gây ra dư luận xã hội tiêu cực, điển hình như Vụ phó 26 tuổi ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Trong vụ việc này có nhiều dấu hiệu làm trái các quy định của pháp luật về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân cũng như những người tài năng thực sự đang ngày đêm phấn đấu, nỗ lực. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm kiểm tra và đưa ra xử lý những cá nhân làm sai, làm ẩu một cách nghiêm minh trước pháp luật

    Trả lờiXóa
  20. Quy định bổ nhiệm cán bộ nhà nước, lãnh đạo cấp cao đã được quy định rõ. Đó là những gì mà quá trình nghiên cứu lâu dài đặt ra để có thể có được đội ngũ cán bộ tốt nhất, mỗi người đều phải chấp hành thôi. Phải có quá trình tuyển chọn kĩ càng thì tình trạng nhóm lợi ích, con ông cháu cha, hay vì bất cứ quyền lợi nào khác mới có thể bị hạn chế đến mức thấp nhất, đó là những điều mà các cơ quan vẫn đang tiến hành.

    Trả lờiXóa
  21. thực sự đây là câu nói gãi đúng chỗ ngứa mà chúng ta đang quan tâm thời gian qua, khi chúng ta đã chỉ được ta vấn đề rồi thì chúng ta cần làm, cần giải quyết, cần đưa ra những biện pháp để hạn chế việc đó là hoàn toàn có thể làm được. chúng ta mong vào 1 bộ máy trong sạch, không bè phái, bình đẳng và cơ hội dành cho những người tài là như nhau. không ảnh hưởng bởi bất kì 1 lí do nào

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog