Chia sẻ

Tre Làng

THÊM 7 DỰ ÁN LỚN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG THUA LỖ NẶNG, PHẢI XỬ LÝ

Thêm 7 dự án lớn của Bộ Công Thương thua lỗ nặng, phải xử lý

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị cơ quan kiểm toán, thanh tra, điều tra thực hiện thanh tra, kiểm toán toàn diện các dự án, doanh nghiệp nói trên, xác định rõ trách nhiệm và đề xuất xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.

Chiều 20/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo xử lý những tồn tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo.

Tại phiên họp Thường trực Chính phủ hồi tuần trước, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những tồn tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban.

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, nhằm kéo giảm nguy cơ mất vốn đầu tư, tiêu hao nguồn lực nhà nước cũng như của xã hội.

Đáng chú ý, ngoài 5 nhà máy, dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Quốc hội đã nêu lên tại nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 vừa qua (gồm nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình), Ban chỉ đạo cũng bổ sung sơ bộ thêm 7 nhà máy, dự án khác đang có tình trạng tương tự là: Đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai. 

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tinh thần việc xử lý các nhà máy, dự án này phải quán triệt chủ trương, các quan điểm chỉ đạo của Đảng, đó là: “Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo nguyên tắc và cơ chế thị trường”.

Phó Thủ tướng nêu rõ, tinh thần xử lý các dự án, nhà máy này là phải rất quyết liệt, khẩn trương, đồng bộ, đồng lòng, hợp sức, bảo đảm tới hết năm 2017 phải có chuyển biến căn bản về kết quả xử lý, phấn đấu tới hết năm 2018 cơ bản xử lý xong các dự án, doanh nghiệp này.

Nhấn mạnh việc xử lý các hạn chế, yếu kém của các nhà máy, dự án này là vì sự phát triển của đất nước, Phó Thủ tướng nêu rõ các bộ, ngành, doanh nghiệp, ban quản lý dự án phải đồng lòng, đồng sức, báo cáo trung thực để tìm ra phương án xử lý và giải pháp khắc phục.

“Ban chỉ đạo sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, tổ chức, đơn vị, cá nhân với tên tuổi cụ thể, thực hiện nhiệm vụ gì, bao giờ hoàn thành. Kiên quyết không để công việc bị trì hoãn, không tiến triển”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Về phương án xử lý các dự án, nhà máy, Phó Thủ tướng cho rằng song song với việc rà soát quá trình hình thành dự án, Ban chỉ đạo sẽ đánh giá tổng thể thực trạng, mức độ thiệt hại để báo cáo Thủ tướng. Dự án, nhà máy nào không còn khả năng cơ cấu lại sẽ phải xử lý theo các hướng thoái vốn, bán đấu giá, cho giải thể, phá sản... theo quy định của pháp luật. 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị cơ quan kiểm toán, thanh tra, điều tra thực hiện thanh tra, kiểm toán toàn diện các dự án, doanh nghiệp nói trên, xác định rõ trách nhiệm và đề xuất xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.

12 nhận xét:

  1. Phải xử lý những người gây ra hậu quả, không thể quy trách nhiệm một cách chung chung, rồi lại phê bình, cảnh cáo, rút kinh nghiệm... Sự sụp đổ của những dự án này không thể chấp nhận cách xử lý thế bởi vì nếu không xử lý nghiêm thì sẽ gây ra một tiền lệ rất xấu là các doanh nghiệp cứ việc thua lỗ cho cái chung trong khi cá nhân vẫn giàu có như thường.

    Trả lờiXóa
  2. Để cho các dự án này phá sản, chứ dứt khoát là Nhà nước không nên cứu bởi lẽ không thể để cho các doanh nghiệp nhà nước cứ yên tâm là sẽ được Nhà nước cứu mãi. Hơn nữa nếu cứu thì số tiền đưa ra cứu sẽ là cái giá mà xã hội phải trả. Các dự án thua lỗ lớn đã gây mất mát rất lớn cho xã hội rồi, những người đóng góp thuế phải chịu oan, họ đã đóng góp rất nhiều để cho các doanh nghiệp thực thi dự án

    Trả lờiXóa
  3. Phải nhìn nhận thẳng vấn đề, xử lý mạnh tay và chặt chẽ hơn trong việc nghiên cứu khả thi. chứ thua lỗ rõ rành, thiệt hại nặng nề cho đất nước còn nói là kém hiệu quả. thì còn lâu lắm nữa các dự án loại này mới chấm dứt. Thà đau một lần còn hơn đầu tư tiếp vào dự án kéo dài và không hiệu quả!

    Trả lờiXóa
  4. Loại bỏ những Dự án yếu kém, không hiệu quả, làm nghèo cho đất nước là việc làm cần thiết. Như ta cắt bỏ những ung nhọt trên cơ thể, tuy đau nhưng ta sẽ mạnh khỏe lên sau khi loại trừ những thứ "không cần thiết đó". Nhưng sẽ phải quy kết trách nhiệm cho ai? số tiền thất thoát kia đi về đâu? có phải là chi phí thật hay là tham nhũng? Đấy mới là cái chúng ta cần quan tâm.

    Trả lờiXóa
  5. Vốn nhà nước là vốn từ mồ hôi, nước mắt và cả máu của dân. Nhà nước đã chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng đồng vốn đó thì phải có hiệu quả vì tiền vốn đó được bảo hộ bởi một hệ thống an toàn (thế mạnh ưu tiên, nguồn lực và cả hệ thống chuyên gia .. có thể nói là không thể có rủi ro do tính toán - chỉ có tồn tại rủi ro bất khả kháng như thiên tai, địch họa). Do đó không thể nói là 'kinh doanh lỗ lãi là bình thường' như khởi nghiệp tư nhân được. Cần phải phân tích làm rõ những thất thoát, thua lỗ để quy trách nhiệm cho cá nhân, tập thể

    Trả lờiXóa
  6. Nguyên tỉnh Lào cai đã có 2 dự án thua lỗ nặng nề đó là đạm DAP 1 Lào Cai , mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai. Bộ công thương đã phá hoại kinh tế đất nước như thế nào? thật kinh khủng, đề nghị chính phủ, quốc hội sớm đưa những con sâu mọt này ra trước nhân dân, chỗ này vài trăm nghìn tỷ, chỗ kia vài chục ngàn tỷ thì thử hỏi dân làm sao không khổ.

    Trả lờiXóa
  7. Phải xử lý những người gây ra hậu quả, không thể quy trách nhiệm một cách chung chung, rồi lại phê bình, cảnh cáo, rút kinh nghiệm... Sự sụp đổ của những dự án này không thể chấp nhận cách xử lý thế bởi vì nếu không xử lý nghiêm thì sẽ gây ra một tiền lệ rất xấu là các doanh nghiệp cứ việc thua lỗ cho cái chung trong khi cá nhân vẫn giàu có như thường.

    Trả lờiXóa
  8. Tiền của nhà nước cũng chính là mồ hôi nước mắt của người dân. Hy vọng nhà nước sẽ thắt chặt hơn trong vấn đề phê chuẩn các dự án và dám sát chặt chẽ quá trình hoạt động các dự án để giảm thiểu tối đa tổn thất và đặc biệt là xử lý nghiêm minh những kẻ góp phần vào việc gian lận trong các dự án.

    Trả lờiXóa
  9. Tính hiệu quả của nhiều dự án Nhà nước đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội ngày nay. Hy vọng nhà nước song song với việc xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm chuộc lợi trên mồ hôi nước mắt của người dân cũng cần tiến hành kiểm soát sát sao hơn nữa để tránh các tình trạng tiêu cực trong vận hành dự án.

    Trả lờiXóa
  10. Tính hiệu quả của nhiều dự án Nhà nước đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội ngày nay. Hy vọng nhà nước song song với việc xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm chuộc lợi trên mồ hôi nước mắt của người dân cũng cần tiến hành kiểm soát sát sao hơn nữa để tránh các tình trạng tiêu cực trong vận hành dự án.

    Trả lờiXóa
  11. Vì sự phát triển của quốc gia, cần nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng trong việc xử lý các hạn chế, yếu kém của các nhà máy, dự án này. Các bộ ngành, doanh nghiệp, ban quản lý dự án phải đồng lòng, đồng sức, báo cáo trung thực để tìm ra phương án xử lý và giải pháp khắc phục.

    Trả lờiXóa
  12. Quan điểm của Đảng Nhà Nước ta là rất đúng đắn, những dự án xin phép đầu tư nhưng thua lỗ lớn trong quá trình thực hiện cần phải bị xử lý nghiêm, kỷ luật những cán bộ vô trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ để làm gương răn đe không để tái xuất những trường hợp như thế này xảy ra nữa.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog