Chia sẻ

Tre Làng

Thư ngỏ: GIẢI PHÁP CHỐNG ÙN TẮC CHO HÀ NỘI VÀ ĐÂU ĐÓ


THƯ NGỎ
(V/v: Giải pháp chống ùn tắc vào giờ cao điểm cho Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh)

Kính gửi ông: Hoàng Trung Hải – Bí thư Thành phố Hà nội
Đinh La Thăng – Bí thư Thành phố Hồ chí Minh

Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội
Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND Thành phố Hồ chí Minh

Trong bối cảnh câu chuyện tắc đường ở hai Thành phố lớn tương đối trầm trọng đặc biệt vào giờ cao điểm, mặt cắt ngang đường có hạn mà người lưu lượng người tham gia giao thông quá lớn, ảnh hưởng rất đến chất lượng cuộc sống người dân. 

Là một công dân nước Việt Nam. Tôi xin hiến kế một Giải pháp nhằm làm giảm sự tắc đường… của nhân dân 2 thành phố lớn. Tuy nhiên để Giải pháp này đi vào thực tế tôi Đề nghị các Lãnh đạo 2 thành phố lớn và đặc biệt là các nhà Truyền thông giúp tôi truyền thông mạnh mẽ vấn đề này đến người dân, để người dân hiểu và cùng tham gia và đặc biệt tôi nghĩ mọi người dân đều có lợi nhất là dân nghèo và những người có thu nhập hạn chế

Tôi thiết nghĩ Giải pháp này là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện tại khi mà các giải pháp khác như: Biển chẵn đi ngày chẵn, biển lẻ đi ngày lẻ, hay bố lệch giờ làm việc, rồi chuyển các Trường đại học, các bệnh viên lớn ra xa trung tâm thành phố…. Kể cả câu chuyện xe Bus nhanh mà thời gian vừa có khá nhiều ý kiến trên cộng đồng mạng đều không giải quyết được vấn đề. 

Tuy nhiên Giải pháp của tôi mới chỉ là dạng ý tưởng ban đầu để Giải pháp này đi vào thực tế tôi cần mọi người cùng góp ý thêm và trong câu chuyện xây dựng định mức giá cho từng cung đường, chọn tuyến đường cho phù hợp.

Như chúng ta đều thấy hiện tại phương tiên tham gia giao thông ở 2 Thành phố lớn chủ yếu là xe máy… Lực lượng tham gia vận chuyển người dân đi lại trong thành phố chủ yếu là Xe bus, xe taxi, xe ôm…. Đặc biệt số người tham gia đi lại bằng xe ôm không phải là nhỏ. 

Xuất phát từ câu chuyện giao thông của đất nước CuBa mà tôi đã xem trên truyền hình. Tại đất nước CuBa do phương tiện ô tô ít nên Nhà nước ra quy định các xe ô tô không được đi 1 hoặc 2 người trên đường mà phải cho người khác đi nhờ. Trên các trục đường đều có các điểm chờ để người dân có nhu cầu đi đứng ở đó.. và người lái xe ô tô đi qua nếu trên xe ít người thì buộc anh phải dừng lại, để mọi người lên đi nhờ.. nếu không sẽ bị phạt.

Trở lại câu chuyện Giao thông của nước ta. Có một thưc tế tôi thấy thế này: Đa phần người dân tham gia giao thông là bằng xe máy. Đặc biệt các xe máy đa phần đi một người…

Vì vậy Giải pháp của tôi nhà như sau: tạm gọi tên: ĐI NHỜ - TRẢ TIỀN (KIẾM TIỀN MỌI LÚC MỌI NƠI)

Trên các trục đường ta Quy hoạch các điểm chờ, (đặc biệt là đối với các tuyến ko có xe Bus hoặc tần suất xe bus ít, phải chờ lâu) trên vỉa hè tại các vị trí phù hợp ta, dựng cột, vạch sơn chia làm các khoang đi theo các hướng (các hướng có thể càng chi tiết càng tốt). Người dân có nhu cầu đi lại sẽ đứng ở các khoang theo nhu cầu của mình. Người tham gia giao thông bằng xe máy đi qua khu vực đó sẽ dừng lại và đón khách theo hướng đó.. 

Về giá cả nếu như đi từ điểm A đến điểm B. Nếu đi xe ôm hết 50.000đ, đi taxi hết 80.000đ thì ĐI NHỜ - TRẢ TIỀN giá chỉ 10.000đ hoặc 15.000đ. (Việc giá định mức và biểu phí cho từng khu vực sẽ quy định gián công khai tại khu vực chờ). 

Ví dụ cụ thể: Tại khu vực Ngã Tư Sở ta quy hoạch điểm chờ ĐI NHỜ - TRẢ TIỀN (KIẾM TIỀN MỌI LÚC MỌI NƠI) theo các hướng 

1. Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến - Hà Đông: Giá 10.000đ - 15.000đ ( Ai có nhu cầu đi chỗ nào đứng vào đó, người đi xe máy đi qua nhìn khách thấy tuyến mình phù hợp tạt vào…. mời bác lên xe, em chở)

2. Ngã Tư Sở - Láng Hạ - Cầu Giấy – Nhổn: Giá 10.000đ – 15.000đ – 20.000đ 

3. Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng – Mai Động : Giá 10.000đ – 15.000đ

4. Ngã tư Sở - Quốc Tử Giám - Hồ Tây (có thể chi tiết thêm các điểm đến): Giá 10.000đ – 20.000đ.

(Tất nhiên về chi tiết cung đường nào phù hợp, biểu giá quy định như thế nào cho phù hợp.. ngăn bao nhiêu ô trên một khoang chờ… cộng đồng và các nhà Quy hoạch giao thông sẽ cùng chung tay tính toán thêm). 

Các đối tượng có nhu cầu đi, và các đối tượng có nhu cầu chở, sẽ chọn tối tượng khách hàng của mình cho phù hợp. Ví dụ một cô gái sẽ chọn một cô gái, hoặc cụ già để chở... còn anh thanh niên thì chở ai cũng được. 

Việc này nếu hình thành thói quen và văn hóa giao thông tôi nghĩ sẽ thực hiện được..

Nếu tôi có nhu cầu đi từ A đến B và tôi chắc chắn đi bộ ra điểm chờ kiểu gì cũng có người chở mà chỉ hết 15.000đ... trong khi đi Xe ôm hết 50.000đ, taxi 80.00đ, xe Bus thì có tuyến đó không có, hoặc có nhưng đến được điểm A phải đổi nhiều tuyến hoặc chờ lâu, chen chúc… thì chắc chắn tôi sẽ sử dụng phương án ĐI NHỜ - TRẢ TIỀN (KIẾM TIỀN MỌI LÚC MỌI NƠI). Xin thưa là nhân dân ta còn nghèo.. người có nhu cầu đi như vậy là có thật, và nhiều người thu nhập thấp muốn kiếm thêm là có thật.. Nếu cùng tuyến tôi đi làm mà hàng ngày đi về tôi kiếm thêm được 10 đến 50.000đ thì đương nhiên tôi sẽ chở.. ít ra cũng đủ tiền xăng, tiền rau.. hàng ngày. 

Với Giải pháp trên tôi tin tưởng rằng: Lượng xe máy tham gia lưu thông trên đường sẽ giảm đáng kể, cũng như chúng ta tham gia giao thông cũng đỡ lãng phí vì Hiện tại rất nhiều xe máy chỉ đi một người… Một động tác hết sức đơn giản và nhân văn, mà Nhà nước không phải bỏ tiền đầu tư gì nhiều. Người dân nghèo được hưởng lợi… 

Tất nhiên tôi biết đi từ Ý tưởng đến thực tế còn nhiều vấn đề cần chỉnh sửa. Tuy nhiên tôi mong Lãnh đạo thành phố hãy xem xét ý tưởng này… và giao cho các nhà chuyên môn về giao thông đô đi nghiên cứu thêm. Nếu có thể hãy chọn một vài tuyến đương (trước tiên ưu tiên những tuyến lưu lượng xe bus ít và không thuận tiện) để làm thí điểm. Nếu tốt và người dân ủng hộ thì hãy phát triển nhân rộng cho nhiều tuyến đường.

(Với giải pháp này tôi biết sẽ ảnh hưởng một phần đến các bác xe ôm, taixi... Nhưng vì một Thành phố không kẹt xe, bớt ùn tắc.. cũng là vì cái chung. Tôi hết sức xin lỗi các bác…)

Trân trọng cảm ơn.!

Kính thư: Suong themoi./.

P/s: Tất nhiên còn một vài giải pháp nhỏ nữa cũng sẽ góp phần giảm bớt ùn tắc, tôi sẽ biên sau..

4 nhận xét:

  1. Nặc danh20:52 31/12/16

    Ngô Đức Thọ
    2 giờ
    Từ ý tưởng của cụ Sướng về giải pháp gỡ tắc đường cho HN, SG, mình tìm thấy nét tương đồng với ý tưởng của mình về dựng những điểm đi nhờ xe, thậm chí là tương tác đi nhờ xe qua mạng xh như facebook. Có một lần mình đã viết trên fanpage Otofun nhưng nhiều người hoài nghi về tính khả thi. Thực tế thì mình nghĩ nó rất ok, nếu xe mình di chuyển từ A-B mà còn tới 2 ghế trống, mình cũng muốn cho 2 người nữa đi nhờ, vừa đỡ tiền xăng xe, vừa kết nối, tương tác giữa con ngưới nhau.
    Ý tưởng của mình như thế này, tại các trục đường quốc lộ, có thể dựng các điểm như bus stop 🚏để lái xe nhận biết, có 1 tấm bảng trên đó viết mấy chữ bằng phấn như nhu cầu đi Hà Nội, 3 người, giá 200k. Ai đi được, tiện đường thì ghé vào đón. Hiện đại hơn, có thể xây dựng một phần mềm tương tác qua facebook, hay một ứng dụng mới, khi người A đi từ X đến Y, xác định lộ trình, số ghế trống. Người B cũng có nhu cầu đi từ Z-Y trên trục đường thì có thể tìm thấy người A, người A cũng tìm thấy người B, thông tin của nhau là công khai. Nó khá giống uber nhưng ở tầm cao hơn. Sau các chuyến đi, có thể chấm điểm, phản hồi công khai để có thể có các lựa chọn, uy tín.
    Làm được. Hoàn toàn làm được. Có thể từ đây sản sinh một startup tên tuổi :)

    Trả lờiXóa
  2. Trước tình cảnh tắc đường quá mức như hiện nay thì cơ quan chức năng cần nhanh chóng nghiên cứu để tìm ra những biện pháp cải thiện tích cực. Nhiều hôm đi có chưa đến chục km mà mất cả tiếng đồng hồ, thấy quá lãng phí thời gian và tiền bạc ở chuyện tắc đường.

    Trả lờiXóa
  3. Là một công dân Việt Nam hiện đang sống và làm việc tại thủ đô, mình thực sự rất sợ nếu có việc phải đi vào phía trong hướng nội thành vì đi vào đó quá tắc đường. Vừa mệt vừa mất thời gian, đi tầm 5km thì cũng mất cả gần tiếng đồng hồ. Tình trạng này không biết khi nào mới được cải thiện.

    Trả lờiXóa
  4. Muốn tác đường thì phải quy hoacwjh tổng thể khi xây dựng, không phải cứ mạnh ai có quan hệ thì xây dựng.
    đánh giá Honda Civic 2018
    Đánh giá xe Toyota Yaris 2018
    Đánh giá xe

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog