Chia sẻ

Tre Làng

Về người mẹ của chúng ta: NHỮNG CHUYẾN ĐI BỎ MẶC NGƯỜI THÂN

Thích bài viết này của chị Trang Hạ quá. Rất tình. Dù có thể vẫn bị nhiều người trẻ phản đối:

Những chuyến đi bỏ mặc người thân

Tên bài này là một câu trích từ trong status của Nguyễn Ngọc Thạch hôm qua, về chuyện Tết này, ta đi xa hay ta ở nhà đón Tết cùng bố mẹ. Tết hai mươi năm trước, là cái Tết duy nhất trong đời mình đã ra đi!

Năm 1995, tròn hai mươi tuổi, trong tay lại có chút tiền, đã kiếm đủ tiền mua chiếc xe máy đầu đời (hồi đó là cúp 81, đắt ngang một gia tài bây giờ) – mình quyết định chạy xe máy từ Hà Nội về Nam Định ăn Tết ở nhà bạn của một người bạn! Hồi đó còn trẻ, còn không biết nghĩ, chỉ đơn giản là đi chơi. Năm ấy đầu 1996 lại là năm đầu tiên cấm đốt pháo. Không có pháo thì Tết còn gì vui, lớn rồi ở nhà có ai mừng tuổi, năm nào cũng loanh quanh, năm nay vừa lấy được bằng lái xe máy, đi loanh quanh Hà Nội phố xá bé tí…

Hồi ấy Tết chỉ có nghĩa là ăn chơi, rửa bát, rồi lại đi chơi, đi ăn, rồi lại về nằm ngủ cho no mắt, hay nằm đọc báo Tết. Những rặng cây ngoài cửa sổ, gió mùa đông bắc thổi ầm ầm thế kia, buồn nhão cả đôi chân. Thế nên phải đi!

Còn nhớ hồi đó cứ đi ra được khỏi nhà là thấy sướng!

Chạy xe trăm cây số về quê nhà bạn, ăn Tết nhà bạn, vui với bố mẹ bạn, đi chơi chúc Tết nhà người quen bạn bè của bạn, thấy cuộc đời sao tự do rộng rãi. Sống là phải thế này mới là tuổi trẻ!

Lúc đấy không có ai nói cho mình biết rằng, đó là những giây phút ăn Tết cuối cùng trong đời mình còn có mẹ! Cái Tết sau, nhà mình không hề có Tết vì mẹ ốm thập tử nhất sinh, không biết ra đi lúc nào! Có một buổi tối 28 Tết năm ấy, mẹ mình muốn ăn một đĩa rau khoai lang xào, chợ búa cuối năm không có rau lang.

Mình chạy xe máy lòng vòng hàng chục cây số suốt từ các làng, dọc các hàng rào, từ Nghĩa Đô ra Cổ Nhuế rồi lại quành về Vĩnh Phúc.

Lúc đã tuyệt vọng và đi về sau hai tiếng lang thang không tìm được, mình nhìn thấy trong nước mắt và ánh đèn đường đỏ mờ là một vạt rau khoai lang còi ngay ở bờ đê ở dốc bên kia đối diện Tam Đa. Soi đèn xe máy thấy rõ là rau lang, mình mừng rỡ chạy vào nhà chủ nói khó xin hái một nắm về nấu cho mẹ ăn.

Trước lúc qua đời, mẹ mình mất hết hoàn toàn vị giác. Sau này, lần cuối cùng mẹ mình khóc nấc lên khi mình bưng bát phở nhỏ bón cho mẹ. Bát phở mua từ hàng phở gia truyền mẹ mình thích bao nhiêu năm. Mẹ mình khóc và nói, sao nó không hề giống khẩu vị mà mẹ biết, có phải là mẹ đang chết không con?

Tết năm sau nữa, mình đeo trên tay băng tang màu đen, không dám đến nhà ai! Ông chồng mình khi đó còn là người yêu, chở mình đi chơi lang thang quanh ngoại thành. Tết đi chơi mà nghĩ đến những lúc còn mẹ, nước mắt mình chảy giàn giụa, lén lút ngồi sau lau vào lưng người yêu!

Giá như có ai đó nói với mình rằng, cái Tết năm mình đi xa chính là cái Tết cuối cùng mình ở bên mẹ! Mình kiêu hãnh vì 20 tuổi đã tự mua được xe máy, tự mua được nhà tập thể 40 mét vuông cho bố mẹ ở, đã vào Sài Gòn vài lần, đã có giải thưởng, đã đoạt giải Văn học tuổi 20, đã có tập truyện ngắn đầu tay, đã đi đó đây từ Mai Châu, Sông Đà, Nam Định, Thái Nguyên, Hải Phòng, Ninh Thuận, Bình Dương… trong khi bạn bè còn chưa kiếm ra tiền. Nhưng mình không bao giờ biết rằng, niềm kiêu hãnh của những chuyến đi đầy ắp của tuổi trẻ thực ra được đánh đổi bằng những cơ hội hạnh phúc hiếm hoi của cuộc đời.

Chúng ta không bao giờ biết khi nào thì hạnh phúc sẽ rời bỏ chúng ta. Cái Tết vi vu dặm đường xa, cái Tết trào nước mắt đi kiếm một ngọn rau lang, và cái Tết khóc lén lút sau lưng một người bây giờ là bố ba đứa con của mình!

Đó là lý do mình đã nhiều năm ở nước ngoài nhưng đã luôn kéo va li trở về ăn Tết Hà Nội. Dù mẹ mình đã qua đời gần hai mươi năm rồi. Nhưng mình chỉ sau đó mới hiểu được rằng, cần trân trọng mỗi giây phút bên gia đình! Nên mình trở về.

Mình biết, ích kỷ là gọi tên những thứ chỉ có ích cho bản thân, nhưng mang lại tiếc nuối cho người thân. Nên nếu được chọn lại, mình chọn gác lại những cung đường ích kỷ, và trở về nhà, để nhìn thấy mẹ những ngày Tết, dù chẳng làm gì, chỉ là để cảm nhận được ấm áp...

19 nhận xét:

  1. Thực sự đọc những dòng văn của tác giả mà chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động rưng rưng. Rồi mỗi chúng ta cũng đều tự nhìn lại vào đó mà rút ra cho mình những bài học riêng. Có lẽ vật chất kiếm không bao giờ là đủ nhưng tình cảm gia đình mới là những điều thiêng liêng, cao đẹp nhất.

    Trả lờiXóa
  2. Lê Huy Vũ21:41 31/12/16

    Mỗi chúng ta khi đọc câu chuyện này đều ít nhiều có những sự xúc động, nó làm chúng ta phải nghĩ lại về chính bản thân mình cũng đã từng như vậy hay chưa. Có lẽ dù bận bịu đến đâu thì chúng ta cũng nên về với gia đình để ăn những cái Tết đầm ấm bên những người thân yêu.

    Trả lờiXóa
  3. Chuyên cung cấp độc quyền phân bón goldtech đại hưng 668

    Trả lờiXóa
  4. Câu chuyện đem lại nhieeud tính nhân văn sâu sắc dù chúng ta có làm gì đi đâu thì chugns ta cũng nên nhớ về quê hương, gia đình người thân và bạn bè xung quanh chúng ta: chích đoạn này mình thích "Giá như có ai đó nói với mình rằng, cái Tết năm mình đi xa chính là cái Tết cuối cùng mình ở bên mẹ! Mình kiêu hãnh vì 20 tuổi đã tự mua được xe máy, tự mua được nhà tập thể 40 mét vuông cho bố mẹ ở, đã vào Sài Gòn vài lần, đã có giải thưởng, đã đoạt giải Văn học tuổi 20, đã có tập truyện ngắn đầu tay, đã đi đó đây từ Mai Châu, Sông Đà, Nam Định, Thái Nguyên, Hải Phòng, Ninh Thuận, Bình Dương… trong khi bạn bè còn chưa kiếm ra tiền. Nhưng mình không bao giờ biết rằng, niềm kiêu hãnh của những chuyến đi đầy ắp của tuổi trẻ thực ra được đánh đổi bằng những cơ hội hạnh phúc hiếm hoi của cuộc đời."

    Trả lờiXóa
  5. Giờ đây giới trẻ có một thói quen là những dịp lễ tết thường tranh thủ là dịp để du lịch. Đây vô tình cũng trở thành cách sống của một bộ phận người. Chúng ta không lên án chuyện đó bởi đó là sự lựa chọn riêng của từng cá nhân nhưng chúng ta hãy nghĩ xem, hình như mình đang vì cá nhân nhiều quá mà quên mất đi gia đình, quên mất đi những người xung quanh. Nhìn ra được rồi thì liệu những cuộc vui kia có còn vui nữa chăng?

    Trả lờiXóa
  6. Đọc bài viết của tác giả mà thực sự rưng rưng, nhất là trong thời khắc năm cũ sắp qua và năm mới gần đến. Có những lúc chúng ta để guồng quay bộn bề của cuộc sống cuốn đi, để nỗi lo cơm áo gạo tiền cuốn đi mà chúng ta vô tình bỏ quên lại sự quan tâm của mình với gia đình, người thân. Và Tết này, hãy gác lại những lo toan đó, về sum họp với gia đình, bởi nó là điều trân quý nhất bạn có trong cuộc đời này

    Trả lờiXóa
  7. Bangtuyetnhietdoi21:43 2/1/17

    Ích kỷ, đó là một điều đáng sợ với bản thân mỗi con người. Chúng ta thường để cho thói ích kỷ ru ngủ bản thân mình mà bỏ lỡ rất nhiều điều quý giá trong cuộc sống. Bài viết này của tác giả như một tiếng chuông, đánh thức ra bừng tỉnh khỏi vòng xoáy của những thứ phù du, để ta nhận ra đâu mới là điều thực sự có ý nghĩa. Đừng vì những điều nhỏ nhoi ích kỷ trước mắt mà bỏ lỡ những điều quan trọng thực sự, bởi ta không thể biết ta còn những điều đó tới bao giờ, đừng để lúc đánh mất rồi mới giật mình nuối tiếc

    Trả lờiXóa
  8. Hungyen363621:50 2/1/17

    Tình thân, đó là thứ tình cảm thuần khiết nhất, cao quý nhất mà mỗi người chúng ta đều có. Nó là sợi dây vô hình, gắn kết chúng ta với những người thân yêu. Nó tồn tại như một sự tất nhiên, như một chân lý khiến đôi khi ta vô tình lãng quên trong cuộc sống bộn bề. Nhưng vượt qua tất cả những điều đó, tình cảm ấy sẽ chẳng bao giờ mất đi được, nó luôn luôn tồn tại, luôn luôn day dứt ta về lẽ nhân sinh trong cuộc đời

    Trả lờiXóa
  9. Hoabinh023421:53 2/1/17

    Sự day dứt của tác giả cũng chính là nỗi lòng của không ít người trong số chúng ta. Có những lúc ta vì những cuộc vui của bản thân mà quên rằng ở nơi nào đó, vẫn có những người mong ngóng ta trở về, nơi đó gọi là Nhà. Và mỗi chúng ta, ai cũng có cả một năm dài cho những dự định cá nhân rồi thì những ngày tết này, hãy gác lại những điều đó sang một bên, hãy trở về bên những người thân yêu.

    Trả lờiXóa
  10. Tết là thời điểm đoàn viên trong gia đình. Là cơ hội để các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau, ngồi lại chuyện trò, tâm sự về những gì trải qua trong một năm qua. Song, hiện nay nhiều bạn trẻ lại không hiểu được điều đó, họ chạy theo sở thích cá nhân, đi du lịch, đi phượt. Họ không hiểu được giá trị của từ "đoàn viên".

    Trả lờiXóa
  11. Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Một cái Tết vẹn trọn - tràn đầy niềm vui là một cái Tết của sự đoàn viên - sum vầy và không chỉ với tôi mà với tất cả mọi người không có cái Tết nào vui bằng Tết đoàn viên cả.

    Trả lờiXóa
  12. Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng nghìn km vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương - nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.

    Trả lờiXóa
  13. Đừng ngần ngại thể hiện sự quan tâm của mình dành cho gia đình ông bà, ba mẹ và con cháu vì không ai biết trước được điều gì, có thể chỉ còn lần này còn cái Tết đoàn viên. Trở về để giữ lại những điều tốt đẹp, trở về để vun đắp giá trị tinh thần và chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ nâng bước ta trên con đường phía trước. Tết nào vui bằng tết đoàn viên, niềm vui nào bằng gia đình sum họp.

    Trả lờiXóa
  14. Đối với bố mẹ, không gì có thể thể sánh bằng sự hiện diện của đứa con xa nhà. Bạn chính là món quà mà bố mẹ và cả gia đình mong đợi nhất. Do đó, nếu còn đang lưỡng lự giữa các dự định, bạn nên cân nhắc lại, thu xếp công việc và mau chóng về quê trước khoảnh khắc giao thừa. Tết chỉ trọn vẹn ý nghĩa khi cả nhà quây quần bên nhau, chia sẻ những vui buồn trong năm qua và cùng nhau đón một năm mới đoàn viên, sung túc.

    Trả lờiXóa
  15. Dịp Tết Nguyên Đán hàng năm cũng là dịp đáng nhớ để về gửi tình thương đến gia đình. Chút quà nhỏ lại tạo nên nụ cười rạng rỡ của những người thân yêu. Tiền tài, vật chất cũng không bằng tấm lòng luôn hướng về người thân của mình. Gia đình là bến đỗ trên hành trình sóng gió, trở về vào một ngày Tết an lành để hưởng trọn những yêu thương.

    Trả lờiXóa
  16. Sau những tấp nập, xô bồ, chúng ta dần quên đi những giá trị tinh thần xưa cũ. Chúng ta mải đuổi theo kim tiền mà quên mất những kí ức tươi đẹp ngày nào. Trở về bên gia đình, về với những người đã lưu giữ hoài niệm vui vẻ của chúng ta, về bên họ và trao cho trẻ nhỏ cái nồng đượm ngày tết, trao cho người già những ấm áp gia đình.

    Trả lờiXóa
  17. giới trẻ hiện nay càng ngày càng thịnh hành xu hướng đi du lịch dịp tết. Mình thì nghĩ rằng nếu có điều kiện thì cả gia đình đi cũng được, nhưng nếu các con các cháu đi hết để ông bà già ở nhà thì tội nghiệp ông bà lắm. Nói chung là cần phải biết xắp xếp sao cho hợp lý.

    Trả lờiXóa
  18. Đúng là đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Cả cuộc đời lầm lụi vì con, hy sinh đủ mọi thứ vì con, vừa phải chịu cảnh khốn khổ của kẻ đi làm dâu, vừa phải lăn lộn đủ kiểu để nuôi con. Sau này mà có con gái chắn mình thương lắm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog